Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
DN
14 tháng 11 2018 lúc 20:03

này bạn ơi bạn vào vietjack,vào phần lớp 6,chỗ đó có giải vbt lịch sử 6 đấy

https://vietjack.com/giai-vo-bai-tap-lich-su-6/index.jsp

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
LP
29 tháng 9 2016 lúc 21:37

          Như các bạn đã biết, con người được sinh ra trong một quê hương đất nước và điều đó là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam.

           Trong 5 điều Bác Hồ có nhắc đến 3 chữ " khiêm tốn, thật thà và dũng cảm "Một điều dạy của Bác nhắc ta bài học quý. Trước hết là khiêm tốn. Người dạy ta khiêm tốn nghĩa là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy được những mặt non yếu của mình để rèn luyện đồng thời luôn ý thức học hỏi bạn bè và những người xung quanh. Còn thật thà là không gian dối trong những việc mình làm đối với người xung quanh. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng trong giao tiếp với mọi người. Còn bài học thứ 3 “dũng cảm” có nghĩa là gan dạ không sợ sệt khi làm những điều tốt đẹp. Dũng cảm còn có nghĩa là dám làm dám chịu, không ươn hèn, không khuất phục trước quyền uy và bạo lực. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính tốt đẹp của con người.Tại sao mỗi chúng ta cần phải rèn luyện những đức tính ấy? Trước tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đối với thiếu niên, học sinh chúng ta.

     Và một điều nữa, khi đất nước lâm nguy thì Bác đã nói hãy nhớ một điều rằng " Trung với Đảng, trung với Nước, hiếu với Dân bản chất, truyền thống tốt đẹp của dân ta " Trung - hiếu là phẩm chất hàng đầu trong hệ thống phẩm chất của đạo đức mang giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được quân đội ta tiếp thu phát triển trong thời đại mới.Trong thời đại Hồ Chí Minh, “Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân” là giá trị, là chuẩn mực đạo đức cao nhất với những giá trị truyền thống, được phát triển lên một chất lượng mới có ý nghĩa xã hội to lớn và nhân văn cao cả. Dù chết hay sống cũng một lòng một dạ vì nước, không bán đứng nước quê hương của mình.

        Ngoài ra, chúng ta đến trường là để học tập học những điều tốt đẹp, học để làm chủ tương lai làm chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng ta là những mần non đang lớn lên đang được giáo dục theo cách tốt đẹp. Đi theo chiều hướng tốt của nền văn minh xã hội hiện nay. Làm những công việc mà khả năng của mình có thể làm và thực hiện nó cách dễ dàng nhất. 

      Em sẽ cố gắng tu dưỡng rèn luyện bản thân để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của đất nước. Là con người xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước một lòng vì nước vì quê hương.

Chúc bạn học tốt!hihi

 

Bình luận (0)
TP
25 tháng 9 2016 lúc 7:18

KHẲNG ĐỊNH

Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.

Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.

Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vậy để bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước việt nam thân yêu. Mỗi người công dân việt nam ta cần phải có trách nhiệm như thế nào ? Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chúng ta tiến hành việc này bằng sức mạnh tổng hợp. Hiện nay chúng ta bảo vệ chủ quyền trong thời kỳ hòa bình, cần phải giữ ổn định môi trường cho sự phát triển, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cái này là bản lĩnh của chúng ta và cũng chính là bản lĩnh của thế hệ trẻ. Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiềm lực, khả năng của chúng ta. Thanh niên bảo vệ Tổ quốc là tham gia phát triển kinh tế, khai thác khoáng sản, du lịch, dầu khí... Không chỉ có hải quân mới bảo vệ biển, mà còn là dân quân tự vệ biển, trí thức trẻ của các trường ĐH thuộc các ngành nghề phát triển nguồn lực biển, khí tượng thủy văn... Đó cũng là một cách để thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Bên cạnh đó, thanh niên cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Nói túm lại , biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.

Chúng em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc?
- Học sinh sinh viên cần đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
- Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Bình luận (1)
LP
29 tháng 9 2016 lúc 21:23

Câu 3:

+ Học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân

+ Tích cực tham gia các hoạt động của trường

+ Thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy

+ Tuổi họ làm việc nhỏ

+ Chung thành với nước, giúp đỡ mọi người xung quanh.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
2 tháng 12 2018 lúc 15:15

- Sự phân công lao động đã được hình thành.

- Hình thành hàng loạt làng bản (chiềng, chạ).

- Hình thành các cụm giềng, chạ hay làng bản được gọi là bộ lạc.

- Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ.

Bình luận (0)
HQ
2 tháng 12 2018 lúc 15:13

mở loigiaihay.com mà tìm

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PC
8 tháng 9 2021 lúc 16:45
Xâu chuỗi các sự kiện với nhau.Lựa chọn thời gian học bài.Chọn lọc thông tin để học.Liên hệ thực tế để dễ nhớ: các sự kiện, ngày tháng năm.Học và ghi chép: cách này sẽ giúp bạn nhớ bài sâu và lâu hơn so với cách học thường.Học bằng sơ đồ tư duy.Học từng phần và theo các ý chính.Học tốt nhé
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
8 tháng 9 2021 lúc 16:39

Cách học Lịch sử giúp em hứng thú và đạt hiệu quả tốt nhất ?

- Em học Lịch sử qua tranh ảnh , câu đố dân gian , .....

- Học Lịch sử qua việc tham quan di tích , ..... 

  - Hok T - 

( Đây là ý kiến của T ) 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AK
8 tháng 9 2021 lúc 16:40

- Một số hình thức học lịch sử mà em biết:

+ Học Lịch sử thông qua sơ đồ tư duy.

+ Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic (kết hợp thông tin kiến thức với hình ảnh minh họa trực quan, sinh động).

+ Tìm hiểu lịch sử thông qua: 

Phim ảnh đề tài về lịch sử. ví dụ: seri phim hoạt hình lịch sử “Hào khí ngàn năm”.Văn học. Ví dụ: tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán; tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí”; các câu đó/ ca dao/ dân ca; truyện tranh…Âm nhạc. Ví dụ: bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân; “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận….Phim tài liệu.

+ Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn. Ví dụ:

Tham quan địa đạo Củ Chi; Thành cổ Quảng Trị; Hoàng thành Thăng Long; Kinh đô Huế…

- Cách học lịch sử giúp em thấy hứng thú và đạt hiệu quả nhất là:

+ Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic.

+ Tìm hiểu lịch sử qua: phim hoạt hình; truyện tranh; câu đố dân gian; tiểu thuyết đề tài lịch sử…

+ Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KT
Xem chi tiết
TN
4 tháng 10 2021 lúc 18:55

Học thuộc thôi chứ ăn bánh mì trí nhớ của doremon hả :v

Bình luận (0)
AH
Xem chi tiết
AH
18 tháng 2 2022 lúc 8:49

văn lớp 5 á :))

Bình luận (0)
VG
18 tháng 2 2022 lúc 8:51

trc khi ngủ đọc 1 lần  sáng dậy đọc lần thứ 2

Bình luận (3)
NL
Xem chi tiết
VS
2 tháng 10 2017 lúc 0:58

''Đó là cuộc khởi ngĩa nông dân Yên Thế''

Tick nếu bạn thấy đúng nhahaha

Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết
VH
24 tháng 3 2022 lúc 9:50

tham khảo

 

Trong các nhân vật lịch sử đã học ở lớp 7 em ấn tượng vị anh hùng Trần Hưng Đạo nhất vì:

Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, đạo quân nhà Trần vượt qua muôn vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan quan nguyên Mông xâm lược, giành chiến thắng lẫy lùng "Tiếng vang đến phương Bắc, kiến chúng thần gọi ông là AN Nam Hưng ĐẠo Vương mà không dám gọi thẳng tên".Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng" thiên tài wuann sự có tầm chiến lược, và là anh hùng bậc nhất của nhà Trần"

Bình luận (15)
TA
24 tháng 3 2022 lúc 9:51

Tham khảo:

Trong các nhân vật lịch sử đã học ở lớp 7 em ấn tượng vị anh hùng Trần Hưng Đạo nhất vì:

Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, đạo quân nhà Trần vượt qua muôn vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan quan nguyên Mông xâm lược, giành chiến thắng lẫy lùng "Tiếng vang đến phương Bắc, kiến chúng thần gọi ông là AN Nam Hưng ĐẠo Vương mà không dám gọi thẳng tên".Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng" thiên tài wuann sự có tầm chiến lược, và là anh hùng bậc nhất của nhà Trần"

Bình luận (1)
TC
Xem chi tiết
H24
22 tháng 10 2019 lúc 21:07

Lên VietJack hoặc search google nhé, câu này không phải hiếm ai hỏi hay quá khó để không ai trả lời được ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TC
22 tháng 10 2019 lúc 21:08

Thì cứ chép r gửi đi 

tui tích cho :3

Chép đi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HT
22 tháng 10 2019 lúc 21:09

Bài 1 (trang 38 sgk Lịch sử 7): Nhà Lý được thành lập như thế nào ?

 giải:

    - Sau khi Lê Hoàn mất (năm 1005), Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Long Đĩnh là một ông vua tàn bạo khiến cho trong triều, ngoài nội ai ai cũng căm giận.

    - Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các quan lại trong triều tôn tướng Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý được thành lập.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa