Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
23 tháng 1 2022 lúc 9:16

Tham khảo

Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.

Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.

Bình luận (0)
LM
23 tháng 1 2022 lúc 9:17

Refer:

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

Bình luận (0)
NA
23 tháng 1 2022 lúc 9:20

Tham khảo

Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.

Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.

Bình luận (0)
19
Xem chi tiết
LM
22 tháng 1 2022 lúc 22:50

Refer:

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

  
Bình luận (3)
NB
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
ML
30 tháng 1 2022 lúc 8:13

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt (nói và viết) trong từng hoàn cảnh và người diễn đạt nhất định, là những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định.

Sai thì thôi nhé !!

[ HT ]

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
30 tháng 1 2022 lúc 8:17

Thuyết minh là một bài thuyết về chi tiết cuả nó , tác dụng của nó và áp dụng cuộc sống ( - 1 đ )

Đấy là tóm tắt ( - 3 đ )

Và chưa có phong cách ngôn ngữ tứ tuyệt ( - 2,5 đ )

Tổng kết :

10 - ( 1 + 3 + 2,5 ) = 4,5 ( điểm )

Bài này đi thi thì chắc trượt tốt nghiệp đại học

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ML
30 tháng 1 2022 lúc 8:19

Hảo hán

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
TA
5 tháng 3 2023 lúc 1:35

Đề 4: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam

Dàn ý

     Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử - cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo và gần 30 lễ hội du nhập. Ngoài ra, còn những lễ hội nội bộ như ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ... Lễ hội có thể nói chính là một nét đẹp văn hóa dân tộc trong tâm thức người Việt. Hằng năm, nhất là vào những dịp đầu xuân năm mới, người đi trẩy hội rất đông.

(Hình ảnh người tham gia lễ hội ở Việt Nam)

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách “trẩy hội” sao cho “văn minh”, “đúng cách”. Dưới đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam:

- Hiểu rõ văn hóa lịch sử lễ hội bạn muốn tham dự

- Lựa chọn trang phục phù hợp

- Tuân thủ các quy tắc tại nơi tổ chức lễ hội

Bình luận (0)
DC
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
QL
13 tháng 12 2023 lúc 19:53

Những điểm cần chú ý khi tham gia lễ hội Festival hoa đà lạt 2019

Festival Hoa Đà Lạt 2019 với nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo dự kiến diễn ra trong 5 ngày từ 20 – 24/12/2019 tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng.

Những lưu ý khi tham gia lễ hội Festival hoa đà lạt 2019

Rượu Song Long – Nếu là một người yêu thích xứ sở ngàn hoa Đà Lạt, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Festival Hoa Đà Lạt 2019 diễn ra trong 5 ngày từ 20/12 – 24/12 sắp tới. Được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, năm nay Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII sẽ diễn ra tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh Lâm Đồng.

Dưới đây là thông tin cụ thể lịch trình tổ chức Festival hoa Đà Lạt 2019 sắp tới. Chương trình Festival hoa đà lạt 2019 diễn ra trong 5 ngày diễn ra lễ hội sẽ có 15 chương trình đặc sắc dành cho du khách về Đà Lạt như:

1. Lễ khai mạc Festival Hoa Đà Lạt 2019

Thời gian: 20h ngày 20/12/2019

Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP.Đà Lạt

2. Chương trình nghệ thuật và thời trang “Duyên dáng Việt Nam”

Thời gian: 20h ngày 21/12/2019

Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt

3. Đêm hội văn hóa trà và tơ lụa Bảo Lộc

Thời gian: 20h ngày 21/12/2019

Địa điểm: Quảng trường 28/3 – TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

4. Đêm hội rượu Vang Đà Lạt – Chương trình nghệ thuật “Thương Về Miền Đất Lạnh”

Thời gian: 20h ngày 22/12/2019

Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt

5. Đêm hội giới thiệu, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh từ đất lành”.

Du khách có thể tham quan, thưởng thức rau, củ, quả tươi ngon và các tiết mua ca múa nhạc với chủ đề “Màu hoa phiêu sương”.

Thời gian: 19h ngày 22/12/2019

Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt

6. Tuần lễ thời trang Áo dài làm từ lụa

Thời gian: 20h ngày 24/12/2019

Địa điểm: Sân golf Đà Lạt Palace

7. Không gian trưng bày phố hoa, các tiểu cảnh hoa

Thời gian: diễn ra trong 5 ngày, từ 20/12 – 24/12/2019

Địa điểm: Không gian hoa tại các đường hoa, làng hoa, công viên… và những con đường quanh Hồ Xuân Hương, Lê Đại Hành, công viên Trần Hưng Đạo…

8. Triển lãm, trưng bày cây cảnh quốc tế tại Festival hoa đà lạt

Thời gian: diễn ra trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020

Địa điểm: Vườn hoa TP Đà Lạt

9. Chợ rau – hoa Đà Lạt, triển lãm nông nghiệp công nghệ cao Đà Lạt

Thời gian: Diễn ra trong vòng 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020

Địa điểm: Công viên Golf Valley – TP Đà Lạt

10. Triển lãm trưng bày đặc sản Đà Lạt, trà – rượu vang – cà phê

Thời gian: Diễn ra trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020

Địa điểm: Công viên Hồ Xuân Hương – TP Đà Lạt

11. Triển lãm “Hương trà – Sắc tơ”

Thời gian: từ ngày 20/12/2019 – 24/12/2019

Địa điểm: Quảng trường 28/3 – TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

12. Hội chợ thương mại – du lịch Festival Hoa Đà Lạt 2019

Thời gian: Diễn ra xuyên suốt trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020, khai mạc vào 8h ngày 23/12/2019.

Địa điểm: Công viên Hồ Xuân Hương – TP Đà Lạt

13. Hội thảo quy hoạch và phát triển TP Đà Lạt

Thời gian: 8h ngày 21/12/2019

Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy hoặc khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt

14. Hội thảo đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Lâm Đồng

Thời gian: 8h ngày 26/12/2019

Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy hoặc khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt

15. Các chương trình nghệ thuật bế mạc và tổng kết Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2019

Thời gian: 19h ngày 24/12/2019

Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt

Đặc biệt, nội dung tiểu cảnh hoa tươi, lá trang trí ven hồ Xuân Hương (khu vực đối diện chùa Quan Thế Âm) sẽ trưng bày mô hình biệt thự cổ Đà Lạt bằng hoa tươi và lá trang trí cùng công viên giới thiệu các loại hoa, lá trang trí mới lạ có tính thương mại cao, có tiềm năng phát triển tại Đà Lạt – Lâm Đồng.

Đến với Festival Hoa Đà Lạt 2019, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều chương trình đặc sắc được chuẩn bị kỹ lưỡng, mới mẻ và sáng tạo hơn.

Một số lưu ý khi đến Đà Lạt vào dịp Festival Hoa 2019 về dịch vụ ăn nghỉ và khách sạn

Vào dịp Festival thông thường giá các dịch vụ như khách sạn, vé xe… sẽ tăng cao và tình trạng hết phòng, hết vé xe năm nào cũng diễn ra. Do đó, du khách có nhu cầu tham gia lễ hội nên đặt vé xe, vé phòng sớm trước đó.

Với vấn đề ăn uống của du khách, để tránh tình trạng bị ngộ độc, hay chặt chém khách du lịch; bạn nên chọn dịch vụ ở các nhà hàng uy tín.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
LM
20 tháng 1 2022 lúc 21:07

Refer:

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, bản chất của ô nhiễm môi trường là gì? Đó là sự thay đổi tính chất của môi trường, khiến một hoặc nhiều chỉ số vật lí, hóa học vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do các hoạt động thiếu ý thức của con người: không xử lí rác thải đúng cách, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật hay đơn giản hơn là vứt rác bừa bãi… Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn nạn toàn cầu, để lại những hậu quả khôn lường cả trước mắt và lâu dài. Sự can thiệp thô bạo của con người vào tự nhiên đã hủy hoại cân bằng sinh thái, cướp đi môi trường sống và đẩy nhiều loài động, thực vật tới nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, hiệu ứng nhà kính đang xảy ra với cường độ ngày càng mạnh, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức kỉ lục, kéo theo một loạt hệ lụy: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đất đai bị nhấn chìm… Nhưng có lẽ, đối tượng chịu tác động lớn nhất từ hiện tượng này chính là sức khỏe con người với sự gia tăng chóng mặt của các căn bệnh liên quan trực tiếp tới yếu tố môi trường: ung thư, lao phổi, và dị tật ở trẻ sơ sinh. Đã đến lúc, chúng ta cần chung tay chống lại ô nhiễm môi trường bằng các hành động cụ thể: sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, lên án gay gắt những hành vi hủy hoại môi trường… Bảo vệ môi trường không chỉ là công việc của chính phủ hay các nhà khoa học. Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của tất cả chúng ta.

Bình luận (1)
MB
Xem chi tiết