Hãy nêu cảm nghĩ của em về Hưng Đạo Vương từ 3 đến 4 câu
Tham khảo:
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.
Đề bài : Em hãy nêu cảm nghĩ của em về ngày giỗ tổ hùng vương [ khoảng 5 đến 7 câu ]
ae ơi giúp tau vs
cần gấp
hạn từ nay đến bằg giờ chiều mai
nhanh.......
mk kick cho 3 like...................................................!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19.9.1954 và 19.8.1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1.3 đến 10.3 âm lịch).
Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06.11.2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Ngày 02.4.2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10.3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6.12.2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
đúng thì cx đúg ko sai
nhưng bn chú ý tóm gọn ý chính vào cho mk vs
5 đến 7 câu thoy nha
bn vt lại hộ mk vs
em hãy viết 8 đến 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về cây nhãn hưng yên
Tuổi thơ, bước chân chưa đi xa, nhưng "hồn" chân quê được giáo dưỡng từ lời ông bà, từ hương quê – hương nhãn máu thịt. Và đến hôm nay, quê tôi vẫn giữ gìn, vun xới cho nhãn lồng thêm sai quả. Cây nhãn lồng cổ thụ ở Phố Hiến 400 tuổi đã trở thành "bảo tàng sống" của giống nhãn lồng mà từ thời Lê Quý Đôn, ông đã ghi chép vào sách "Phủ biên tạp lục", nhưng "chút chít" của nó có mặt trên khắp xứ Hồng Châu màu mỡ. Từ bao đời nay, mạch sống của đất đai con người vẫn ngầm chảy không ngưng nghỉ như thể để tạo nên sắc thái riêng của quê hương, xứ sở cho chúng ta một "cõi nhớ" không thể quên nơi chốn sinh thành.
Nhìn những chú ong mật cần mẫn lấy phấn hoa nhãn để làm nên mật ong vàng dịu, trong veo, thơm hương nhãn, càng thêm thương người dân quê tôi cũng hệt như đàn ong mật kia, một nắng hai sương làm đẹp cho đời từ cây nhãn. Quả nhãn lồng thơm ngon, long nhãn, mật ong nhãn – những vị thuốc bổ được ưa chuộng, đều là những đặc sản của vùng đất sa bồi vốn được mở mang từ thuở Vua Hùng thứ 18.
Sinh ra trên mảnh đất Hưng Yên, cái chưa đi đã nhớ, chưa về đã thương của người xa quê từ xa xưa đã được ông cha ta khẳng định: “Dù ai buôn Bắc bán Đông/Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên” (Ca dao). Bởi, thông thường người tha hương nhớ về những gì được coi là đặc trưng nhất của vùng quê mình: “Quê ta quê của tình thương/ Quê ta quê của vị hương nhãn lồng”; “Bình minh trên dải sông Hồng/ Sum suê bóng nhãn mượt đồng đay xanh” (Ca dao). Trở về Hưng Yên vào đúng mùa nhãn, chúng ta mới thấy hết được sức sống mạnh mẽ của nhãn và tình cảm sâu nặng của con người nơi đây đã bao đời gắn bó với nhãn.Nhãn ra hoa đúng vào mùa xuân còn quả chín vào tháng sáu âm lịch vì thế, ca dao có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm…”. Đi giữa hai hàng nhãn trĩu nặng trái vào “tháng nhãn” (chữ của Vũ Bằng), hương nhãn thơm mát tỏa ra như đưa ta ngược dòng thời gian trở về những miền ấu thơ. Thuở nhỏ, dưới tán nhãn xòe ra như một cây nấm cổ thụ, ta thường tập tụ nô đùa và nở những nụ cười khoái chí, hồn nhiên, những tiếng reo hò tinh nghịch như pháo rang làm rộn ràng một khoảng trời thơ. Rồi, sau những trận mưa trút, mấy người bạn thân cùng rủ nhau đi nhặt những trái nhãn rụng. Nhặt những trái nhãn chín mọng dưới tán cây nhãn, thỉnh thoảng những giọt mưa còn đọng lại trên lá rơi xuống mà cứ ngỡ nhãn rụng... Nhãn như người bạn cùng ta lớn lên từng ngày. Nhãn gắn bó mật thiết với tuổi thơ tanhư bóng với hình.
Ngày tôi còn bé, ngoại dành hẳn cho tôi một cây nhãn lồng. Buổi trưa, cơm nước cho ngoại xong, tôi thường trèo lên trạc ba, nằm ngắm những mảnh trời xanh qua kẽ lá hoặc ngắt một cành lá kết thành những con chim đang bay.
Giữa xuân, mưa bụi bay lất phất. Cữ này, hoa nhãn vẫn bé tí xíu kết thành chùm hoa trắng ngà như chiếc mâm xôi xinh xắn trên nền lá xanh thẫm. Hương nhãn man mát, dịu ngọt lan toả trong không gian thanh bình, yên ả.
Tuổi thơ của tôi đầy ắp kỷ niệm đẹp đẽ, tươi sáng, chính là bắt đầu từ khu vườn nhà tràn ngập hương hoa, cây trái. Và cây nhãn lồng được tôi coi là "bạn thân" để thả hồn vui buồn thơ ngây. Không những vậy, nhờ có cây nhãn mà người dân quê tôi mới đc cơm no áo ấm.
Tôi rất yêu cây nhãn này bởi nó như chứa chan bao tình yêu thương mà ngoại dành cho tôi.Và dù đi đến đâu, thấy bóng cây nhãn là tôi thấy bóng dáng quê hương mình ở đó.
Câu 4: em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người
Em tham khảo:
Trong cuộc sống, hẳn mỗi lần vấp ngã, thất bại là bạn đều tìm về với gia đình của mình. Vậy gia đình là gì? Đó là nơi chứa đầy tình thương, chứa đầy những người thân yêu của ta. Có lẽ bởi vậy mà gia đình luôn có một vai trò quan trọng đối với bản thân mỗi con người. Trước hết, gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Bên cạnh đó, gia đình còn dìu dắt ta đứng dậy sau mỗi vấp ngã. Họ sẽ chẳng rời bỏ ta mà thay vào đó lại đến bên sưởi ấm trái tim bị vụn vỡ. Thật vậy, gia đình chính là điểm tựa của mỗi con người. Vì vậy hãy nâng niu và trân trọng nó. Đừng chà đạp nó để rồi phải hối tiếc!
Đọc thông tin và các câu chuyện dưới đây, em hãy kể lại một câu chuyện về Địa đạo Củ Chi. Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
Tham khảo!
(*) Kể lại câu chuyện: Đào hầm Địa đạo Củ Chi
- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.
- Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguỵ trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm.
- Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chi đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.hãy viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu cảm nghĩ của em về đôi bàn tay của mẹ
Tham khảo
Mẹ là người đã sinh ra ta, dành trọn tình yêu, tình thương, niềm hi vọng vào chúng ta. Mẹ tôi cũng là một người mẹ như thế. mỗi buổi sáng mẹ thường phải dạy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng và tranh thủ quét lại nhà cửa,.…Vào những ngày đông lạnh giá mẹ phải đi dạy học rất sớm ở dưới xã. Đôi khi đôi bàn tay xạm nắng của mẹ đỏ dần lên trong tiết trời lạnh giá của mảnh đất SAPA này. Đến buổi chiều, khi mẹ đi làm về cũng là lúc mẹ tất tưởi nấu cơm tối để cả nhà được xung họp và cũng là lúc mẹ được nói chuyện với tôi và anh tôi mẹ thường dạy anh em tôi cách sống và cách làm người… Tôi nhớ trước đây khi tôi ốm mẹ thường phải thức suốt đêm để trông tôi và tranh thủ soạn giáo án để ngày mai còn lên lớp.nhìn vẻ mặt mẹ lo lắng tôi thấy thương mẹ nhiều hơn
suy nghĩ của em về vai trò của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên
Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.
- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
Hãy viết 1 đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) nêu cảm nghỉ của em về phong cách - đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Em hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về vai trò của gia đình em đối với việc học của em.
Đối với em và tất cả mọi người, gia đình luôn là một nơi ấm áp, hạnh phúc. Đó là nơi mà em được chung sống hạnh phúc, vui vẻ cùng những người thân yêu của mình. Em sẽ được quan tâm, chia sẻ những buồn vui của cuộc sống. Và chắc chắn, gia đình sẽ luôn là hậu phương vững chắc, ủng hộ em trên mỗi bước đường đời. Chỉ cần biết rằng, dù thành công hay thất bại, vui sướng hay khổ đau, thì vẫn có gia đình ở bên cạnh, là em như được tiếp thêm muôn ngàn sức mạnh vậy. Thực sự, gia đình có sức mạnh và vai trò to lớn không thể nào thay thế được. Mỗi ngày, em luôn hạnh phúc khi được sống trong tổ ấm nhỏ của mình. Em luôn yêu thương, quan tâm mọi người, chia sẻ dù là những điều nhỏ nhặt nhất. Để gia đình này luôn là nơi ấm áp để mọi người trở về.
Tham khảo