Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
SH
Xem chi tiết
ND
24 tháng 1 2024 lúc 21:09

Văn học chữ Nôm ra đời vào thế kỷ X, trên cơ sở tiếp thu chữ Hán. Văn học chữ Nôm phát triển qua nhiều giai đoạn, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, góp phần quan trọng vào nền văn học Việt Nam. Văn học chữ Nôm có nhiều thể loại phong phú, đa dạng, thể hiện sâu sắc tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam. Một số tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu như: "Bình Ngô đại cáo", "Truyện Kiều", "Chinh phụ ngâm khúc",... Sự phát triển của văn học chữ Nôm đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
AF
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
LS
12 tháng 2 2022 lúc 21:01

Tham khảo

 

- Trong các thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ đại, em ấn tượng nhất với “Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng”.

- Giới thiệu về: Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng

Năm 1974, người ta đã tìm thấy ở lăng Ly Sơn (Thiểm Tây, Trung Quốc) khoảng 8000 bức tượng binh lính bằng đất nung. 

Kết quả khai quật cho thấy chủ yếu tượng được đúc kết hợp giữa mô hình thật với phương pháp nặn tượng. Người ta lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu nặn tượng. Trước hết làm phần đầu, phần thân và chân tay, bên trong tượng đúc rỗng, sau đó lắp ghép từng bộ phận lại với nhau, đợi đến sắp khô mới bắt đầu chạm khắc các chi tiết như tai, mũi, mắt, miệng, tóc, trang phục... Sau khi tượng hoàn thành, phải đợi tượng khô hoàn toàn mới cho vào lò nung. 

=> Việc khai quật binh mã rỗng vào năm 1974 một lần nữa đánh thức nền văn minh thời cổ Trung Quốc, mở ra cánh cửa để người đương đại tìm hiểu kho tàng lịch sử bị vùi trong hàng ngàn năm. 

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
H24
16 tháng 12 2022 lúc 21:05

Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
 

Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.

 

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.

Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp.  Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.

Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.

Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.

 

Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).

Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

 

Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.

Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.

Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!ha

 

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
PH
27 tháng 3 2022 lúc 16:01

Đẹp nhất trong tâm hồn là tính giản dị. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. Người có lối sống giản dị luôn biết quý trọng của cải, vật chất, sức lao động của con người, không quá phô trương hình thức, biết tu dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn trong sạch, thanh cao. Người giản dị vì thế dễ nhận được sự cảm thông, trân trọng và tình yêu mến của mọi người. Con người hạnh phúc bởi biết làm việc và trở nên giàu hơn bởi biết tiết kiệm và giản dị trong lối sống. Người không biết giản dị, hay khoe mẽ quá mức, phung phí tiền bạc của cải, không những không được người khác kính trọng, tin tưởng mà bản thân cũng sẽ chẳng làm được gì lớn lao. Càng ham mê vật chất càng trở nên đau khổ và nhận lấy thất bại lớn. Sống giản dị đã trở thành một triết lí sống của con người Việt Nam chứ không đơn giản là một lối sống hay một phẩm đức. Từ xưa, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh,… và biết bao hiền nhân khác, sau khi cống hiến sức mình xây dựng đất nước, đều tìm về nơi thôn dã, thực hành lối sống giản dị như một cách để di dưỡng tinh thần. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Bình luận (1)
CP
Xem chi tiết
DL
18 tháng 4 2022 lúc 6:43

nguyên 1 bài đó.-.?

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết