Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy;
a) Phân tích tình hình phát triển dân số ở nước ta trong thời kì 1960-2007
b) Nêu hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta trong giai đoạn
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học nhận xét về quy mô dân số đô thị và sự phân bố các đô thị ở nước ta.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 16 và kiến thức đã học hãy nhận xét sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định vị trí địa lí nước ta.
Vị trí địa lí
- Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.
- Hệ tọa độ địa lí
* Phần đất liền:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 o 23'B tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 o 34'B tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102 o 09'Đ tại A Pa Chải (tỉnh Điện Biên), hoặc ghi chi tiết hơn là ưên núi Pulasan, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109 o 24'Đ tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa), hoặc ghi chi tiết hơn là tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
* Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6 o 50'B và từ khoảng kinh độ 101 o Đ đến 107 o 20' Đ tại Biển Đông.
- Kinh tuyến 105 o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 - 2007
Dựa vào biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, ta lập được bảng sau:
Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 (%)
* Nhận xét
Trong giai đoạn 1995 - 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng còn chậm.
- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 71,2% (năm 1995) xuống còn 53,9% (năm 2007), giảm 17,3%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động.
- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,4% (năm 1995) lên 20,0% (năm 2007), tăng 8,6%.
- Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% (năm 1995) lên 26,1% (năm 2007), tăng 8,1% và hiện chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong cơ cấu lao động.
* Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu Việt Nam ?
Dựa vào trang 28 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
a) Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Vùng biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.
- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
b) Du lịch biển
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...
c) Giao thông vận tải biển
- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
- Hiện tại, đã có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất. Đặc biệt, ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
d) Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuât muối
- Vùng thềm lục địa ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã được khẳng định là có dầu khí. Hiện nay, đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân hóa về lãnh thổ công nghiệp nước ta
- Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ
- Các khu vự có mức độ tập trung cao
+ Đồng bằng sông Hông và phụ cận
# Có nhiều trung tâm công nghiệp
# Hà Nội là trung tâm lớn nhất
# Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Đinh
+ Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
# Có nhiều trung tâm công nghiệp
# Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất
# Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau...
+ Dọc theo duyên hải Miền Trung : Đà Nẵng, Huế, Nha Trang..
- Các khu vực còn lại, hoạt động công nghiệp còn hạn chế
dựa vào Atlat địa lí việt nam trang 13,14 và kiến thức đã học , hãy : trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.trình bày đặc điểm khu vực núi tây bắc và đông bắc
Dựa vào trang 10 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Sắp xếp các hệ thống sông lớn ở nước ta vào 3 vùng sông ngòi là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ
Sắp xếp các hệ thống sông lớn ở nước ta
Sông ngòi Bắc Bô |
Sông ngòi Trung Bộ |
Sông ngòi Nam Bộ |
- Hệ thống sông Hồng - Hệ thống sông Thái Bình - Hệ thống sông Bằng Giang - sông Kì Cùng - Hệ thống sông Mã - Hệ thông sông Mã |
- Hệ thống sông Cả - Hệ thống sông Thu Bồn - Hệ thống sông Đà Rằng |
- Hệ thống sông Đồng Nai - Hệ thống sông Mê Công |
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng.
Câu 8. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam: Hãy xác định các trung tâm kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng, cho biết quy mô và cơ cấu của các trung tâm kinh tế này.
Tham khảo
- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.
- Gồm 6 tỉnh, thành phố:
+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.
+ Phía Tây: giáp Lào.
+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.
- Ý nghĩa:
+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.
+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.
Tham khảo
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).