Viết bài văn về chủ đề : Đoàn trong trái tim tôi
Đừng copy nha mình đang cần gấp
Giúp mình thuyết trình về bức tranh này với. Chủ đề là " Đoàn trong trái tim tôi " Bông sen cũng có thể là Đồng Tháp á. Mình cảm ơn, mình đang cần gấp
Giúp mình thuyết trình về bức tranh này với. Chủ đề là " Đoàn trong trái tim tôi " Bông sen cũng có thể là Đồng Tháp á. Mình cảm ơn, mình đang cần gấp
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh, tên em là........Sau đây em xin đại diện cho tổ...thuyết trình về bức tranh của nhóm em.
Bức tranh này có chủ đề "đoàn trong trái tim em". Đoàn trong trái tim mỗi chúng ta là tuổi trẻ, là nhiệt huyết, là cả một thanh xuân,...Chúng ta nên cảm thấy vinh dự khi được mặc trên mình màu áo xanh của đoàn, tiếp tục nối bước các thế hệ trước. Trong bức tranh của chúng em có hình ảnh những người đoàn viên đang đứng trên một bông sen, bông sen ấy như tượng trưng cho những người con của Đồng Tháp Mười toả nắng rực rỡ. Đoàn giúp ta có được tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, có thêm hành trang mới để bước vào đời,...
Bài thuyết trình của nhóm em đến đây là hết, cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Em xin cảm ơn!
thằng admin (giáo viên) spam nhiều
Giúp mình thuyết trình về bức tranh này với. Chủ đề là " Đoàn trong trái tim tôi " Bông sen cũng có thể là Đồng Tháp á. Mình cảm ơn, mình đang cần gấp
viết một bài văn theo chủ đề [ đoàn trong trái tim em ]
help me please đi , ai tra lời sớm nhất mình sẽ cho một thích và một kết bạn nha!
Mái trường – Ngôi nhà thứ hai – nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất của tuổi học trò trong cuộc đời mỗi con người. Ở đó có thầy cô, bạn bè gắn bó, thân thiết, tạo nên những kỉ niệm khó phai mờ. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy, cô giáo nào đó. Tôi cũng vậy, có lẽ suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô giáo chủ nhiệm của tôi với cái tên rất đẹp: Lâm Thị Bích Hải.
Cô Hải chủ nhiệm lớp tôi từ khi học lớp sáu. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày hôm ấy, chúng tôi xếp hàng tập trung nhận cô giáo chủ nhiệm. Sau khi hàng ngũ chỉnh tề, cô hiệu trưởng bắt đầu giới thiệu giáo viên chủ nhiệm các lớp, chủ nhiệm lớp tôi là một cô giáo có dáng người nhỏ nhắn, mái tóc cát ngắn trông rất dễ mến có tên Lâm Thị Bích Hải. So với các cô giáo chủ nhiệm trong khối 6, cô là người lớn tuổi nhất, tôi nghĩ thầm: “cô giáo này có tuổi rồi, chắc sẽ khó tính lắm”, trong lòng bỗng thấy lo sợ vẩn vơ. Nhưng rồi cảm giác lo lắng tan dần khi theo chân cô về lớp, với giọng nói nhẹ nhàng cùng nụ cười thân thiện cô đã giúp chúng tôi có buổi học nội qui đầu tiên thật thoải mái. Rồi từ ngày đầu tiên ấy, cô bắt đầu cùng chúng tôi rèn luyện, phấn đấu, cô luôn ân cần lo lắng, quan tâm chúng tôi và coi chúng tôi như con của mình chỉ dẫn từng ly, từng tý. Nhờ vậy chúng tôi đã dần làm quen với phương pháp học ở cấp 2 và tiến bộ rất nhiều, kết thúc năm học lớp tôi đều đạt danh hiệu lớp tiên tiến, chi đội mạnh xuất sắc.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, năm nay chúng tôi đã học lớp 8, so với ngày mới vào trường, tất cả đều lớn lên rất nhiều, và nhiều bạn không còn ngoan như trước. Lớp tôi thật đông, có tới 52 thành viên, nhiều bạn nam, các bạn ấy rất nghịch ngợm, một số bạn tự nhận mình là “tiểu yêu” với đủ trò quậy phá, khiến cô ngày càng vất vả trong công tác chủ nhiệm. Sáng nào cũng vậy, cô thường đến trường từ rất sớm để nhắc nhở chúng tôi trực nhật, vệ sinh, kiểm tra nề nếp. Trong các buổi lao động cô cầm chổi cùng chúng tôi dọn vệ sinh, cô cầm cuốc dạy chúng tôi cách trồng hoa, nhổ cỏ, cuốc đất. Cô luôn ở bên cạnh, sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi trong mọi việc, lời nói nhẹ nhàng, rất ít khi thấy cô cáu gắt. Cô dạy cho chúng tôi biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Có những lúc cô rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất thông cảm với học trò của mình. Cô luôn công bằng đứng về phía học trò để nhìn nhận vấn đề, phân tích đúng- sai, từ đó giúp chúng tôi thấu hiểu tự sửa chữa khuyết điểm để hoàn thiện bản thân.
Ngoài lo lắng chung cho tập thể lớp, cô cũng rất quan tâm và đồng cảm với hoàn cảnh riêng đặc biệt của các bạn trong lớp. Bản thân tôi là một ví dụ điển hình. Tôi kém may mắn hơn các bạn vì mất cả bố lẫn mẹ từ khi còn rất nhỏ. Ông bà nội ghét bỏ không nhận tôi là cháu, tôi bơ vơ sống một mình trong gian nhà tập thể nhờ số tiền dành dụm của bà ngoại già yếu, bản thân tôi còn quá nhỏ chưa biết làm gì có tiền chỉ trông chờ vào số tiền trợ cấp xã hội 400.00đ/ tháng để duy trì cuộc sống của mình. Cũng chính vì điều đó, tôi luôn tự ti với mọi người và với chính bản thân mình. Nhiều đêm, bơ vơ trong gian nhà trống vắng, tôi khóc rất nhiều. Đã có lúc tôi buồn bã, chán nản, hụt hẫng, muốn bỏ học, mất hết niềm tin vào cuộc sống. Trong lúc tôi thất vọng nhất, cô đã đến bên tôi, an ủi động viên. Bằng tấm lòng chân thành, cô đã tạo cho tôi một chỗ dựa tinh thần vô cùng vững chắc, là điểm tựa để tôi nỗ lực cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn của mình. Đó là món quà tinh thần vô giá mà cô dành tặng cho tôi. Đầu năm học mới, cô mua tặng tôi áo đồng phục và cả bộ sách giáo khoa, vở, bút để không thua kém bạn bè. Bên cạnh đó, cô còn vận động các bạn trong lớp giúp tôi một số đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày. Khi tôi bị ốm phải nghỉ học, cô đến tận nhà đánh cảm, mua thuốc, mua cháo ép tôi ăn, sự quan tâm của cô như tình thương yêu, quan tâm chăm sóc của người mẹ dành cho con gái của mình. Trong vòng tay của cô, tôi thấy mình trở nên bé bỏng, cảm giác gần gũi, thân thiết như được chính mẹ ruột của mình chăm sóc. Có cái gì đó trỗi dậy trong lòng tôi như tình mẫu tử thiêng liêng mà bấy lâu tôi thiếu vắng… Cô nói với tôi: cô coi em như con gái của cô nên em không phải ngại ngùng bất cứ điều gì, hãy chia sẻ cùng cô những khúc mắc khó khăn, cô sẽ giúp em vượt qua. Cô khuyên tôi dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng học tập thật giỏi để sau này thi vào cấp ba, rồi thi Đại học. Cô bảo đó là con đường duy nhất sẽ giúp tôi thoát khỏi hoàn cảnh của mình.Tấm lòng chân thành của cô đã giúp tôi không những giúp xóa bỏ suy nghĩ mặc cảm, tự ti về cuộc sống mà còn giúp tôi có thêm động lực để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính bản thân mình. Cô chính là điểm tựa giúp tôi đứng lên, gạt đi nước mắt, lạc quan bước tiếp trong cuộc đời.
Có thể đối với nhiều bạn, cô chưa phải là giáo viên chủ nhiệm tâm lí, nhưng đối với tôi cô là người có trái tim nhân hậu, biết cảm thông và hết lòng vì học sinh. Cô ơi, em chỉ mong rằng các bạn có thể hiểu cô hơn một chút, biết thương cô, chăm ngoan và bớt nghịch để cô không phải phiền lòng. Dù không thể báo đáp được hết công lao cô dành cho tôi, nhưng tôi đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng phấn đấu học thật giỏi để có được thành công trong cuộc sống, xứng đáng với sự kì vọng mong mỏi mà cô đã dành cho tôi. Tương lai phía trước cho dù gian khó, tôi sẽ luôn vững tin bước qua vì tôi biết rằng ở một nơi nào đó cô vẫn đang mỉm cười dõi theo từng bước chân tôi.
Giúp em bài này với ạ: viết cảm nghĩ về đoàn trong trái tim em không copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ
Hãy viết một bài văn kể về vị anh hùng đánh giặc ngoại xâm mà em biết
Please, hay giúp mình, làm ơn, ai viết 1 bài văn hay về chủ đề này, mình tick cho. nha, nha, giúp nha!!!!!!!!!!!!!. mình đang cần gấp!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.
Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.
Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.
Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.
Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.
Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ
Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào cuộc nội chiến do hai chúa: chúa Trịnh chuyên quyền lấn át vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn. Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn thành Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta. Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.
viết bài viết theo chủ đề “Đoàn trong trái tim tôi”
viết bài viết theo chủ đề “Đoàn trong trái tim tôi”
TK
Mười năm thắm thoát trôi qua, từ lúc còn là con bé học lớp 6 với chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, khi nhìn thấy các các thầy cô, các anh chị lớp trên được mặc những chiếc áo xanh thanh niên, được đeo những chiếc huy hiệu Đoàn trên ngực, tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ và luôn ao ước năm học trôi qua nhanh để tôi trở thành Đoàn viên.
Thời gian trôi đi, tôi đã đứng vào hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Cái ngày được kết nạp Đoàn, tôi cảm giác mình đã trưởng thành hơn và cảm thấy rất tự hào. Và ngày kết nạp ấy cũng là cánh cửa mở cho tôi biết bao cơ hội được học hỏi những điều hay và cũng mở ra biết bao thử thách mới cho một đoàn viên mới như tôi.
Là một cô bé Đoàn viên còn non nớt, khi bước chân vào ngôi trường cấp 3, tôi rất vinh dự khi được xếp vào lớp chuyên khoa học – tự nhiên của trường. Bản thân tôi luôn tự nhủ rằng sẽ cố gắng phấn đấu hết mình trong học tập để xứng đáng là một người Đoàn viên thanh niên tiêu biểu. Tôi đã bập bẹ tham gia vào tổ chức Đoàn thông qua các buổi sinh hoạt cuối tuần cùng với các anh chị Ban Chấp hành Đoàn Trường. Và đây cũng chính là cơ hội để tôi có thể học tập thêm kiến thức, hiểu thêm về tổ chức Đoàn – 1 anh bạn lớn mà tôi luôn ngưỡng mộ, được giao lưu, vui chơi và sinh hoạt cùng với các anh chị, các bạn cùng trang lứa. Và cũng chính thời gian này, ngoài việc chú tâm vào việc học trên trường, tôi đã xác định được rằng Đoàn chính là niềm vui, chính là động lực phấn đấu của cuộc đời mình.
Với vai trò là một cô bé cộng tác viên của Đoàn Trường, tôi bắt đầu tham gia vào các Câu lạc bộ nhảy hiện đại của trường và bắt đầu thể hiện sở trường của bản thân. Bằng niềm tin yêu vào Tổ chức Đoàn, và sự tự tin vào bản thân, tôi quyết định tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Đoàn trường tại Đại hội Đoàn trường nhiệm kỳ 2010 – 2011. Với sự tín nhiệm của các bạn Đoàn viên thanh niên của trường, tôi may mắn được trúng cử vào Ban Chấp hành Đoàn trường và giữ nhiệm vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường THPT Tạ Quang Bửu, không biết sao những giọt nước mắt lúc ấy lại tuông ra như vậy, phải chăng đấy chính là niềm hạnh phúc, niềm ao ước trước giờ mà tôi đang chờ đợi. Đây chính là một cột mốc quan trọng, là một kỷ niệm không thể nào quên của tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với vai trò là một ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, bằng sự đam mê, kỹ năng vốn có của bản thân, tôi đã phát huy khả năng lãnh đạo trong các hoạt động phong trào tại trường và đem lại các giải thưởng cao về cho trường: giải nhì Hội thi bước nhảy của hoa phượng đỏ cấp quận, giải nhất Hội thi nhảy cổ động cấp thành, tham gia Hội thi Vũ điệu xanh… Ngoài các hoạt động phong trào tại trường, chúng tôi còn được đóng góp sức trẻ của mình vào các hoạt động tình nguyện vì xã hôi như: chiến dịch hoa phượng đỏ, chiến dịch mùa hè xanh. Khoảng thời gian ấy có thể với nhiều người là một thời gian dài nhưng với tôi nó chưa đủ để tôi cống hiến được nhiều.
Ba năm trôi qua, tôi chính thức trở thành một cô sinh viên thực thụ, với niềm đam mê Đoàn tôi đã tiếp tục tham gia vào các hoạt động phong trào tại Đoàn trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Cũng bắt đầu từ những kỹ năng vốn có của mình, tôi đã bập bẹ tập quản trò, tổ chức sinh hoạt cho các bạn tân sinh viên như tôi. Khi được đứng trước một tập thể, được dùng những kỹ năng, những kinh nghiệm của bản thân để có thể đem lại tiếng cười và niềm vui cho các bạn, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Tiếp nối niềm đam mê, tôi quyết định tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Đoàn khoa của trường. Trong kỳ đại hội này, có lẽ tôi không may mắn, không thể nói thành lời, niềm tin và hy vọng của tôi đều sụp đỗ. Ngọn lửa cháy trong tôi dường như đã bị dập tắt. Không hiểu tại sao tôi đã khóc, khóc rất nhiều. Ngày ngày trôi qua, tôi bắt đầu lấy lại tinh thần và tiếp tục chú tâm vào việc học, và tiếp tục tham gia sinh hoạt như 1 người đoàn viên bình thường.
Năm năm đại học trôi qua, cô sinh viên ấy đã ra trường và bắt đầu tìm việc làm, dường như trong tôi đã quên đi hình ảnh của tổ chức Đoàn. Một hôm Đoàn lại xuất hiện và cho tôi một cái cảm giác như khoảng thời gian mới bước chân vào tổ chức Đoàn. Tôi nhận tin được tuyển dụng vào Ủy Ban Nhân dân phương 6, Quận 4 và giữ nhiệm vụ Phó Bí thư Đoàn Phường 6. Một cảm giác vừa vui, vừ lo ngại vì sợ không đủ năng lực để đảm nhiệm. Nhưng nhờ sự quan tâm, và giúp đỡ từ các cô chú, các anh chị đồng nghiệp cơ quan, và đặc biệt và sự hướng dẫn và chỉ dạy của anh Trần Đại Dương – Bí thư Đoàn phường, anh dạy tôi bằng cách tạo áp lực khó khăn, giao rất nhiều việc cho tôi. Lúc ấy chưa hiểu nên cứ nghĩ anh ấy không thích mình, muốn làm cho tôi nản lòng rồi xin nghỉ việc. Tôi nhớ mãi câu nói “Làm được thì làm, không làm được thì xin nghỉ”. Có lẽ câu nói ấy đã làm tôi khóc rất hiều, suy nghĩ rất nhiều, tôi quyết tâm làm thật tốt nhiệm vụ của mình, tự tìm hiểu và tự học hỏi từ nhiều anh chị đi trước. Có lẽ đây là khoảng thời gian mà tôi đã rơi nước mắt vì Đoàn rất nhiều, và bị áp lực vì công việc rất nhiều. Nhưng vì lòng đam mê, sự quan tâm của các anh chị lãnh đạo, anh chị cơ quan, sự chia sẻ, gắn bó từ các bạn đoàn viên thanh niên, vì muốn tiếp tục cống hiến sức trẻ vào các hoạt động có ích cho xã hội. Tôi đã dần thích nghi với công việc thực hiện nhiệm vụ đến thời điểm hôm nay. Được điều chuyển công tác 02 lần, trải qua các môi trường làm việc khác nhau, giờ đây tôi chính thức trở thành Bí thư Đoàn phường 12, Quận 4.
Từ ngày gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, qua thời gian tham gia công tác, tôi cảm nhận mình sống có trách nhiệm với bản thân với gia đình hơn, mà còn yêu thương con người hơn, chia sẻ, đồng cảm với những hoàn cảnh không may. Đến với Đoàn, đến với những bài học nhân văn về con người, đến với những bài học sâu sắc về lý tưởng Cách mạng, đến với những bài học giản dị về quê hương đất nước, với những bài học về truyền thống và văn hóa dân tộc, tình yêu dành cho đất mẹ, lý tưởng cho một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ngày càng rõ ràng hơn trong mỗi trái tim, sống dưới ngọn cờ cách mạng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tôi tin rằng những kỹ năng, kiến thức tích lũy được trong những năm qua dưới sự dẫn dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi có thể chia sẻ phần nào những tâm tư, nguyện vọng của các bạn trẻ, khơi dậy tinh thần tình nguyện xung kích của các bạn thanh niên, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, là điểm tựa vững chắc của thanh niên và góp phần vào công cuôc xây dựng Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
Tham khảo
Mười năm thắm thoát trôi qua, từ lúc còn là con bé học lớp 6 với chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, khi nhìn thấy các các thầy cô, các anh chị lớp trên được mặc những chiếc áo xanh thanh niên, được đeo những chiếc huy hiệu Đoàn trên ngực, tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ và luôn ao ước năm học trôi qua nhanh để tôi trở thành Đoàn viên.
Thời gian trôi đi, tôi đã đứng vào hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Cái ngày được kết nạp Đoàn, tôi cảm giác mình đã trưởng thành hơn và cảm thấy rất tự hào. Và ngày kết nạp ấy cũng là cánh cửa mở cho tôi biết bao cơ hội được học hỏi những điều hay và cũng mở ra biết bao thử thách mới cho một đoàn viên mới như tôi.
Là một cô bé Đoàn viên còn non nớt, khi bước chân vào ngôi trường cấp 3, tôi rất vinh dự khi được xếp vào lớp chuyên khoa học – tự nhiên của trường. Bản thân tôi luôn tự nhủ rằng sẽ cố gắng phấn đấu hết mình trong học tập để xứng đáng là một người Đoàn viên thanh niên tiêu biểu. Tôi đã bập bẹ tham gia vào tổ chức Đoàn thông qua các buổi sinh hoạt cuối tuần cùng với các anh chị Ban Chấp hành Đoàn Trường. Và đây cũng chính là cơ hội để tôi có thể học tập thêm kiến thức, hiểu thêm về tổ chức Đoàn – 1 anh bạn lớn mà tôi luôn ngưỡng mộ, được giao lưu, vui chơi và sinh hoạt cùng với các anh chị, các bạn cùng trang lứa. Và cũng chính thời gian này, ngoài việc chú tâm vào việc học trên trường, tôi đã xác định được rằng Đoàn chính là niềm vui, chính là động lực phấn đấu của cuộc đời mình.
Với vai trò là một cô bé cộng tác viên của Đoàn Trường, tôi bắt đầu tham gia vào các Câu lạc bộ nhảy hiện đại của trường và bắt đầu thể hiện sở trường của bản thân. Bằng niềm tin yêu vào Tổ chức Đoàn, và sự tự tin vào bản thân, tôi quyết định tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Đoàn trường tại Đại hội Đoàn trường nhiệm kỳ 2010 – 2011. Với sự tín nhiệm của các bạn Đoàn viên thanh niên của trường, tôi may mắn được trúng cử vào Ban Chấp hành Đoàn trường và giữ nhiệm vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường THPT Tạ Quang Bửu, không biết sao những giọt nước mắt lúc ấy lại tuông ra như vậy, phải chăng đấy chính là niềm hạnh phúc, niềm ao ước trước giờ mà tôi đang chờ đợi. Đây chính là một cột mốc quan trọng, là một kỷ niệm không thể nào quên của tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với vai trò là một ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, bằng sự đam mê, kỹ năng vốn có của bản thân, tôi đã phát huy khả năng lãnh đạo trong các hoạt động phong trào tại trường và đem lại các giải thưởng cao về cho trường: giải nhì Hội thi bước nhảy của hoa phượng đỏ cấp quận, giải nhất Hội thi nhảy cổ động cấp thành, tham gia Hội thi Vũ điệu xanh… Ngoài các hoạt động phong trào tại trường, chúng tôi còn được đóng góp sức trẻ của mình vào các hoạt động tình nguyện vì xã hôi như: chiến dịch hoa phượng đỏ, chiến dịch mùa hè xanh. Khoảng thời gian ấy có thể với nhiều người là một thời gian dài nhưng với tôi nó chưa đủ để tôi cống hiến được nhiều.
Ba năm trôi qua, tôi chính thức trở thành một cô sinh viên thực thụ, với niềm đam mê Đoàn tôi đã tiếp tục tham gia vào các hoạt động phong trào tại Đoàn trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Cũng bắt đầu từ những kỹ năng vốn có của mình, tôi đã bập bẹ tập quản trò, tổ chức sinh hoạt cho các bạn tân sinh viên như tôi. Khi được đứng trước một tập thể, được dùng những kỹ năng, những kinh nghiệm của bản thân để có thể đem lại tiếng cười và niềm vui cho các bạn, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Tiếp nối niềm đam mê, tôi quyết định tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Đoàn khoa của trường. Trong kỳ đại hội này, có lẽ tôi không may mắn, không thể nói thành lời, niềm tin và hy vọng của tôi đều sụp đỗ. Ngọn lửa cháy trong tôi dường như đã bị dập tắt. Không hiểu tại sao tôi đã khóc, khóc rất nhiều. Ngày ngày trôi qua, tôi bắt đầu lấy lại tinh thần và tiếp tục chú tâm vào việc học, và tiếp tục tham gia sinh hoạt như 1 người đoàn viên bình thường.
Năm năm đại học trôi qua, cô sinh viên ấy đã ra trường và bắt đầu tìm việc làm, dường như trong tôi đã quên đi hình ảnh của tổ chức Đoàn. Một hôm Đoàn lại xuất hiện và cho tôi một cái cảm giác như khoảng thời gian mới bước chân vào tổ chức Đoàn. Tôi nhận tin được tuyển dụng vào Ủy Ban Nhân dân phương 6, Quận 4 và giữ nhiệm vụ Phó Bí thư Đoàn Phường 6. Một cảm giác vừa vui, vừ lo ngại vì sợ không đủ năng lực để đảm nhiệm. Nhưng nhờ sự quan tâm, và giúp đỡ từ các cô chú, các anh chị đồng nghiệp cơ quan, và đặc biệt và sự hướng dẫn và chỉ dạy của anh Trần Đại Dương – Bí thư Đoàn phường, anh dạy tôi bằng cách tạo áp lực khó khăn, giao rất nhiều việc cho tôi. Lúc ấy chưa hiểu nên cứ nghĩ anh ấy không thích mình, muốn làm cho tôi nản lòng rồi xin nghỉ việc. Tôi nhớ mãi câu nói “Làm được thì làm, không làm được thì xin nghỉ”. Có lẽ câu nói ấy đã làm tôi khóc rất hiều, suy nghĩ rất nhiều, tôi quyết tâm làm thật tốt nhiệm vụ của mình, tự tìm hiểu và tự học hỏi từ nhiều anh chị đi trước. Có lẽ đây là khoảng thời gian mà tôi đã rơi nước mắt vì Đoàn rất nhiều, và bị áp lực vì công việc rất nhiều. Nhưng vì lòng đam mê, sự quan tâm của các anh chị lãnh đạo, anh chị cơ quan, sự chia sẻ, gắn bó từ các bạn đoàn viên thanh niên, vì muốn tiếp tục cống hiến sức trẻ vào các hoạt động có ích cho xã hội. Tôi đã dần thích nghi với công việc thực hiện nhiệm vụ đến thời điểm hôm nay. Được điều chuyển công tác 02 lần, trải qua các môi trường làm việc khác nhau, giờ đây tôi chính thức trở thành Bí thư Đoàn phường 12, Quận 4.
Từ ngày gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, qua thời gian tham gia công tác, tôi cảm nhận mình sống có trách nhiệm với bản thân với gia đình hơn, mà còn yêu thương con người hơn, chia sẻ, đồng cảm với những hoàn cảnh không may. Đến với Đoàn, đến với những bài học nhân văn về con người, đến với những bài học sâu sắc về lý tưởng Cách mạng, đến với những bài học giản dị về quê hương đất nước, với những bài học về truyền thống và văn hóa dân tộc, tình yêu dành cho đất mẹ, lý tưởng cho một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ngày càng rõ ràng hơn trong mỗi trái tim, sống dưới ngọn cờ cách mạng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tôi tin rằng những kỹ năng, kiến thức tích lũy được trong những năm qua dưới sự dẫn dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi có thể chia sẻ phần nào những tâm tư, nguyện vọng của các bạn trẻ, khơi dậy tinh thần tình nguyện xung kích của các bạn thanh niên, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, là điểm tựa vững chắc của thanh niên và góp phần vào công cuôc xây dựng Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
Các bn ơi giúp mình với mình đang cần gấp làm giúp mình nha !
Thả tim cho mình ❤ mình sẽ tick cho bn đã thả tim. Sau đó mình sẽ kết bạn luôn nha !
Tham khảo/:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Tham khảo:
Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.
Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.