5 ví dụ về câu hỏi tu từ có trong ca dao hoặc thơ
tìm 5 ví dụ về câu ca dao,tục ngữ,thơ có sử dụng câu phủ định
a. Dựa vào kiến thức văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống theo sơ đồ.
b. Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.
c. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh
a, Truyện dân gian gồm:
Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười
b, Ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh
- Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
- Gió đưa cây cải về trời
Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay.
c, Viết hai câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh
+ Bầy chim sẻ hót líu lo trên cành cây cạnh đầu hồi nhà.
+ Tiếng bầy dế rích rích… ri ri dưới mặt đất còn ẩm hơi nước sau cơn mưa.
+ Dáng mẹ liêu xiêu trong nắng chiều.
Em hãy tìm 2 ví dụ trong thơ văn hoặc ca dao có sử dụng từ láy, chỉ ra và nêu tác dụng của từ láy đó.( lưu ý : không chép mạng)
1.
"Cũng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.''
=> Từ láy ''xanh xanh''
Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu tính biểu cảm
Cho thấy sự mênh mang của cây cối, của khoảng cách xa vời
2.
''Con đê cát đỏ cỏ viền
Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò. ''
=> Từ láy: leng keng
Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu sức gợi
Cho thấy âm thanh nhạc ngựa cất lên nhẹ nhàng, êm dịu
đặt câu với 1 thành ngữ
tìm 2 ví dụ có phép tu từ hoán dụ hoặc ẩn dụ hoặc so sánh chỉ ra phép tu từ trong ví dụ đó và tác dụng
Câu 1: Em hãy lấy 1 ví dụ về danh từ, 1 ví dụ về động từ, 1 ví dụ về tính từ và đặt câu với mỗi ví dụ vừa nêu?
Câu 2: Hãy đặt câu có sử dụng một trong các phép tu từ đã học và chỉ ra phép tu từ đó?
Câu 3: Viết 1 đoạn văn miêu tả về người thân của em. (Có sử dụng các dấu câu và 1 phép tu từ đã học).
Tham khảo :
Câu 1 :
Danh từ : Con mèo .
VD : Nhà em mới mua một con mèo tam thể rất đẹp .
Động từ : Học võ .
Bạn Linh rất thích học võ .
Tính từ : Rực rỡ .
VD : Những bông hoa đang nở rực rỡ .
Câu 2 :
Nàng ca sĩ họa mi đang cất lên những tiếng hát trong trẻo .
Phép tu từ : Nhân hóa .
Câu 3 :
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.
Tham khảo nhé:
1. Danh từ: Cái quạt
Động từ:chạy
Tính từ: Đẹp
2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Biện pháp nghệ thuật: Só sánh
3.
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
Câu 1 : Em hãy giải thích nghĩa của từ "mặt" trong câu ca dao : " Nhịp chày Yên Thái , mặt gương Tây Hồ ". Tìm thêm 3 ví dụ khác có từ "mặt" và giải thích nghĩa của chúng
Câu 2 : Hãy tìm thêm một số câu ca dao nói về lòng yêu thiên nhiên đất nước
Câu 3 : Trong 3 từ , cụm từ sau , trường hợp nào là từ láy : cây cao , chót vót , vội vẽ . Vì sao em có thể xác định được đó là từ láy ?
Câu 4 : Đọc đoạn thơ sau :
Con chào mào đốm trắng mũ đỏ
Hót trên cây cao chót vót
Triu...uýt...huýt...tu hìu
Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ
Sợ chim bay đi...
Hãy nêu khái quát nội dung của đoạn thơ đó
moik người ưi miik cần gấp lắm !!! Mai là mik thi cuối kì môn Văn rồi nên mấy câu này mọi người giúp mik với nha !!! Cảm ơn mn nhìu
tìm 5 ví dụ có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa và nêu tác dụng ( thơ hoặc ca dao) CÁC BẠN LÀM NHANH GIÚP MÌNH VỚI VÀ MÌNH SẼ TÍCH CHO 5 BẠN ĐẦU TIÊN TRẢ LỜI NHÉ
lớp 1 mà học cái này á
Lớp 1 làm gì mà học nhân hóa
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.
1. Chuẩn bị.
- Chọn một nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ) đã mang lại cho em nhiều cảm xúc (ví dụ: Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi, người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến, người bà trong Quả ngọt cuối mùa, chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng,...),
- Điều gì ở nhân vật gây ấn tượng với em (ngoại hình, tính cách, suy nghĩ, hành động,...)
- Tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật đó như thế nào?
2. Tìm ý.
3. Góp ý và chỉnh sửa.
- Bố cục đoạn văn đầy đủ, rõ ràng.
- Thông tin về nhân vật được chọn lọc kĩ, thể hiện đúng đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm.
- Tình cảm, cảm xúc của em được nêu cụ thể.
1.
Bài tham khảo:
- Chọn một nhân vật: Nhân vật người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến.
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: Tính cách ấm áp và nhân hậu và cách hành động mua chậu lan mà không cần ai biết của ông.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất mến mộ và kính trọng ông nhạc sĩ.
2.
Mở đầu: Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em.
Triển khai:
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em:
+ Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng.
+ Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến.
+ Em đã đọc lại câu chuyện nhân vật rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ.
Kết thúc: Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
3.
Em tiến hành góp ý cho đoạn văn của bạn và chỉnh sửa bài văn của bản thân nếu có
tại sao trong thơ , ca dao ,.... hiện tượng rút gọn chủ ngữ tương đối phổ biến
lấy ví dụ 1 số câu thơ , ca dao , ... mà em biết
Trong thơ, ca dao hiện tượng rút gọn CN lại tương đối phổ biến vì chủ ngữ được hiểu như tác giả hoặc những người đồng cảnh, đồng cảm với tác giả. Lối rút gọn như vậy làm cho cách diễn đạt trở nên uyển chuyển, mềm mại thể hiện sự đồng cảm
VD :
1. Ai ai cũng tưởng bậu hiền
Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai
2. Ai đem con sáo sang song
Để cho con sáo sổ lồng bay cao
3. Ai đi bờ đắp một mình
Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân
4. Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Ai đi muôn dặm non song
Để ai chứa chất sầu đong vời đầy
5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa
Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào
Ai đi sục sịch ngoài hàng rào
Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa
6. Ai kêu là rạch, em gọi là song
Phù sa theo nước chảy mênh mông
Sông ơi, thấm mát đời con gái
Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng
7. Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
8. Ai làm Nam Bắc phân kỳ
Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương
9. Ai mà nói dối cùng ai
Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng
Ai mà nói dối cùng chồng
Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao
10. Ai nhứt thì tôi đứng nhì
Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba
11. Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
12. Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già sòng sọc nó thì theo sau
13. Ai ơi chớ nghĩ mình hèn
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong
14. Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười
Ai ơi chớ vội cười nhau
Nhìn mình cho tỏ trước sau hãy cười
15. Ai ơi chẳng chóng thì chầy
Có công mài sắt, có ngày nên kim
16. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đốn thì vác cả cành lẫn cây
17. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lặn, tròn vành mới thôi
18. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
19. Ai ơi đừng lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Hay nằm thời có võng đào
Dài lưng thời có áo chào nhà vua
Hay ăn thời có gạo kho
Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm
20. Ai ơi đừng lấy pháo binh
Nửa đêm nó bắn rung rinh cái giường
21. Ai ơi ở chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
22. Ai ơi chí ở cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Dù ai nói Đông nói Tây,
Ta đây vẫn vững như cây giữa rừng
23. Ai phụ tôi có đất trời chứng giám
Phận tôi nghèo, tôi không dám phụ ai
Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
Ai dè giếng cạn, tiếc hoài sợi dây
24. Ai về ai ở mặc ai
Áo dà ở lại, đến mai hãy về
25. Ai về ai ở mặc ai
Thiếp như sầu đượm thắp hoài năm canh
26. Ai về Bình Định mà coi
Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền
27. Ai về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
28. Ai về em gởi bức thơ
Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao
Non kia ai đắp mà cao
Sông kia, biển nọ ai đào mà sâu
29. Ăn cây sung ngồi gốc cây sung
Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm
30. Ăn cháo, đá bát
31. Ăn một bát cháo, chạy ba quảng đồng
32. Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày
33. Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm
34. Ăn cây nào, rào cây nấy
35. Ăn chưa no, lo chưa tới
36. Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không nhạc
37. Ăn cơm có canh như tu hành có bạn
38. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ
39. Ăn dầm, nằm dề
40. Ăn đi giỗ trước, lội nước theo sau
41. Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ
42. Ăn đong cho đáng ăn đong
Lấy chồng cho đáng hình dong con người
43. Ăn được, ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo
44. Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thương
45. Ăn tàn ăn mạt, ăn nát cửa nhà
Con gà nuốt trộng, cá bống nuốt tươi
46. Ăn thì ăn những miếng ngon,
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
47. Ăn thì vùa, thua thì chạy
48. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng
49. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
50. Ầu ơ… Anh về bán đất cây da
Để khuya em đắp gió Tây lạnh lung
học tốt