giúp bài 2 câu B và giải thích
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Thay a và b với chữ số thích hợp.
a) a34 chia hết cho 3.
b) 37b chia hết cho cả 2 và 5.
các bạn tạo bài giải hoặc giải thích cho mk nhé ^^
ai giải thích/ làm bài giải và có câu trả lời đúng nhất mk tick
a,Ta có : số mà chia hết cho 3 thì tổng phải là : 3;6;9;12;...
Vậy a là : 3+4=7 suy ra a có thể là : 2 vì 2+3+4=9 chia hết cho 3.
b,Số mà chia hết cho 2 và 5 thì hàng đơn vị phải là chữ số 0 vậy b chỉ có thể là : 0 vì b đứng ở hàng đơn vị.
Đ/s:...
Làm giúp mình với , bài 5 đó nha câu 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 và giải thích nữa nha
câu 1 trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa lập luận chứng minh và lập luận giải thích
câu 2 nêu yêu cầu của phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn lập luận giải thích
Câu 1: M=(-∞;5] và N=[-2;6). Tìm M∩N,giải thích Câu 2: Cho A=[-4;7], B=(-∞;-2)∪(3;+∞). Tìm A∩B, giải thích Câu 3: Cho A=(-∞;5], B=(0;+∞). Tìm A∩B, giải thích Câu 4. Cho A=(-∞;0)∪(4;+∞) và B=[-2;5]. Tìm A∩B,giải thích Câu 5: Cho M=[-4;7] và N=(-∞;2)∪(3;+∞). Tìm M∩N, giải thích Câu 6: Cho a,b,c là những số thực dương thỏa a
Giúp mình làm bài văn giải thích câu "không thầy đố mày làm nên"
Và Làm phản biện về câu nói đó
Giải thích câu thì em lên mạng tra giùm chị nhé, vì trên mạng nhìu lắm
Phần phản biện để chị giúp :
Người thầy quả thực có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ hs chúng ta . Nhưng đâu phải lúc nào người thầy cũng là người đem lại thành công cho chúng ta. Cũng một người thầy ấy, cũng cách giảng bài ấy, nhưng trong lớp vẫn có những hs khá giỏi, yếu kém. Những con người học hành giỏi giang cũng phải nhờ nghị lực vươn lên và không thể thiếu sự chăm chỉ chịu khó
Ngoài ra thì vẫn còn những con người "làm nên" được cũng là nhờ kinh nghiệm đúc kết được từ cuộc sống. Họ trải qua những tháng ngày gian lao để rồi có cho mình hành trang vững chắc, chứ không nhất thiết phải có thầy thì họ mới tài giỏi được.
Ý thui, em diễn đạt lại cho hay hơn nha. chúc em học thật tốt
Nhân dân ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo” vì thế mà vai trò của người thầy trong cuộc sống luôn rất được đề cao. Từ xa xưa, dân gian ta đã dạy: không thày đố mày làm nên. Thế nhưng cũng có ý kiến lại cho rằng; Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ khiến chúng ta không khỏi băn khoăn. Bởi thực tế dường như chúng ta đang đứng trước hai lời khuyên hoàn toàn đối lập nhau.
Có thể nói, trong việc học, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người thầy. Thầy giáo là người trực tiếp dạy bảo ta. Thầy truyền cho ta kiến thức. Thầy chỉ cho chúng ta con đường và cách thức tiếp cận những điều chưa hề có hoặc có mà chưa sâu sắc trong kho tàng tri thức của chúng ta. Và vì thế mà kho tàng tri thức của chúng ta phong phú và sinh động. Lúc ta còn nhỏ, thầy cô giáo dạy ta học ăn học nói. Khi lớn lên các thầy lại dạy bảo ta những kiến thức, những kỹ năng kỹ xảo để có thể độc lập mà giải quyết những công việc của mình. Vai trò của thầy cô như thế quả thực là vô cùng quan trọng và không thể nào thay thế được. Và như thế có nghĩa là lời dạy của nhân dân ta: không thày đố mày làm nên là hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên trong việc học, bên cạnh thầy cô, chúng ta còn có bạn. Bạn bè là những người sống gần gũi với chúng ta. Họ luôn sẵn sàng và dễ dàng chia sẻ với chúng ta nhiều điều trong cuộc sống. Có những điều chưa hiểu hoặc chưa biết, chúng ta có thể cảm thấy ngại ngùng khi phải hỏi thầy nhưng lại rất dễ dàng mang đến và sẻ chia với bạn. Bạn giúp chúng ta giải toả những khó khăn, lại có thể trao đổi để rút ra những bài học quý phù hợp với tâm lý, nhận thức và kinh nghiệm của chúng ta. Chính vì việc học từ bạn cũng mang lại cho chúng ta nhiều hữu ích mà nhân dân ta mới nói quá lên thành câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”.
Thực ra hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn với nhau. Mỗi câu là một bài học quý bởi thực tế cũng như chứng minh học thầy và học bạn đều quan trọng, đều rất hữu ích đối với quá trình lĩnh hội kiến thức của chúng ta. Thầy cung cấp kiến thức và phương pháp nhưng bạn bè lại là người luôn cùng chúng ta chung sức luyện rèn. Để học tốt, chúng ta phải thường xuyên coi trọng việc tiếp thu kiến thức và phương pháp của thầy. Đồng thời chúng ta cũng không ngừng học tập từ bạn bè cùng trang lứa. Học như thế chẳng những chúng ta được nâng cao hơn về kiến thức mà chúng ta còn luôn luôn tự nhắc nhở mình về ý thức học tập, về sự phấn đấu và thi đua.
Việc học là sự nghiệp của cả đời người. Trong quá trình ấy, chúng ta phải biết ơn những người đã dạy dỗ chúng ta. Thế nhưng đã trở t hành những con người hữu ích, chúng ta phải siêng năng học hỏi ở bạn bè và tự học trong cuộc sống. Nhà trường là một môi trường lớn nhưng xã hội còn là một môi trường giáo đục lớn hơn. Và như thế để giỏi giang trong học tập và trong nghề nghiệp sau này ngay tự bây giờ, chúng ta phải xác định: phải không ngừng học tập và phải luôn luôn có ý thức phấn đấu để vươn lên
Mn làm và giải thích giúp mình trừ câu 13 ,15,18 cong mấy câu kia mn giải thích giúp mình nha
Giải thích giúp mình câu 1 và 2 ạ
Qua văn bản "ý nghĩa văn chương" mở bài bằng một câu truyện em hãy ghi lại ngắn gọn nội dung câu truyện và giải thích vì sao tác giảvlaji chọn cách mở bài như vậy Giúp mk vs ạ
Đọc bài văn (tr.70 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?
b) Để tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... Đó có phải là cách giải thích không?
c) Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không?
d) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?
- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.
- Những câu ở dạng định nghĩa:
+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
+ Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
+ ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Cách giải thích:
+ Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.
+ Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.