Ở vi khuẩn, thành phần quy định hình dạng tế bào là gì các bn giúp mình zới =3
Các câu sau đúng hay sai, giải thích?
a, Các tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
b, Vi sinh vật cổ đều có thành tế bào là peptidolican.
c, Chỉ có tế bào vi khuẩn và tế bào thưc vật mới có thành tế bào.
d, Glicoprotein trên màng sinh chất giúp các tế bào nhận ra nhau.
e, Không bào có chức năng khử độc ở tế bào thực vật.
f, Lông và roi là thành phần đặc trưng chỉ có ở động vật và vi khuẩn.
Đem loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào trần này vào dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì các tế bào trần này sẽ có hình gì?
A. Hình bầu dục
B. Hình cầu
C. Hình chữ nhật
D. Hình vuông
Lời giải:
Chúng sẽ có hình cầu vì chúng đá bị loại bỏ thành tế bào.
Đáp án cần chọn là: B
Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong các dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?
Ta thấy, khi tế bào còn nguyên vẹn các thành phần trong đó có thành tế bào thì các tế bào của các loại vi khuẩn khác nhau có hình dạng khác nhau.
Khi các tế bào này bị loại thành và cho vào các dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu.
Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét: Thành tế bào có vai trò quy định hình dạng tế bào.
Để tìm hiểu vai trò của thành tế bào ở vi khuẩn hình que, các nhà nghiên cứu hủy thành tế bào và cho vi khuẩn vào môi trường đẳng trương, kết quả là
A. Hình dạng vi khuẩn không đổi
B. Vi khuẩn có hình cầu
C. Tế bào chất hòa lẫn vào môi trường
D. Vi khuẩn chết ngay sau đó
Lời giải:
Khi cho tế bào vi khuẩn đã loại bỏ thành tế bào thì vi khuẩn có hình cầu, chứng minh rằng thành tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ và định hinh tế bào vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: B
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Dựa vào hình dạng thành tế bào người ta chia ra làm 2 loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
B. Trong tế bào nhân sơ không có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất, ribôxôm.
C. Thành tế bào bao bọc ngoài màng sinh chất, cấu tạo tử peptiđôglican.
D. Tế bào chất, nơi thực hiện các phản ứng chuyển hóa và chứa vật chất di truyền.
C. Thành tế bào bao bọc ngoài màng sinh chất, cấu tạo tử peptiđôglican.
Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng kính hiển vi quang học, ta sẽ quan sát thấy tế bào có hình gì? Giải thích?
+ Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng kính hiển vi quang học, ta sẽ quan sát thấy các tế bào có hình cầu.
+ Giải thích: Vì thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào, khi mất thành tế bào áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt màng sinh chất làm cho chúng căng tròn → tế bào có hình cầu.
Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng kính hiển vi quang học, ta sẽ quan sát thấy các tế bào có hình cầu.
Giải thích: Vì thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào, khi mất thành tế bào áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt màng sinh chất làm cho chúng căng tròn → tế bào có hình cầu.
/ Mô tả hình dạng, kích thước của các loại tế bào
Tế bào nấm men :
Tế bào vi khuẩn E.coli :
Tế bào hồng cầu ở người
Tham khảo
Tế bào | Hình dạng | Kích thước |
Tế bào xương | Hình sao | Chiều rộng khoảng 5 – 20 micromet |
Tế bào vi khuẩn E.coli | Hình que | Chiều dài khoảng 2 mỉcromet
Quảng cáo
Chiều rộng khoảng 0,25 – 1 mỉcromet |
Tế bào nấm men | Hình tròn | Chiều dài khoảng 6 mỉcromet
Chiều rộng khoảng 5 mỉcromet |
Tế bào biểu bì vảy hành | Hình ngũ giác | Chiều dài khoảng 200 mỉcromet
Chiều rộng khoảng 70 mỉcromet |
Tế bào hồng cầu ở người | Hình cầu | Đường kính khoảng 7 mỉcromet |
Tế bào thần kinh ở người | Hình dây | Chiều dài khoảng 13 – 60 mỉcromet (có thể dài đến 100 cm)
Chiều rộng khoảng1 – 30 micromet |
Tế bào nấm mem:
- Hình dang: hình tròn
- Kích thước: chiều dài khoảng 6 micromet, chiều rộng khoảng 5 micromet
Tế bào vi khuẩn E.coli:
- Hình dạng: hình que
- Kích thước: chiều dài khoảng 2 micromet, chiều rộng khoảng 0,25-1 micromet
Tế bào hồng cầu ở người:
- Hình dạng: hình cầu
- Kích thước: đường kính khoảng 7 micromet
Giả sử từ một tế bào vi khuẩn 3 plasmit, qua 2 đợt phân đôi bình thường liên tiếp, thu được các tế bào con. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Quá trình phân bào của vi khuẩn này không có sự hình thành thoi phân bào.
(2) Vật chất di truyền trong tế bào vi khuẩn này luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con.
(3) Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi tế bào luôn có 12 plasmit.
(4) Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định đước số plasmit.
(5) Trong mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra, luôn có 1 phân tử ADN vùng nhân và 1 plasmit.
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Đáp án C
1 tế bào vi khuẩn có 3 plasmit và có 1 phân tử ADN vùng nhân → q u a 2 l ầ n n h â n đ ô i 4 tế bào con ( mỗi tế bào con có 1 phân tử ADN kép, vòng lớn (vùng nhân) và không xác định chính xác plasmit (vì loại này nhân đôi độc lập, nên không thể trong mỗi tế bào con nhất thiết là 3))
(1) → đúng. Vì sự phân chia tế bào vi khuẩn không có thoi (không tơ).
(2) → sai. Plasmit thì phân chia ngẫu nhiên. (vì vật chất di truyền gồm có = ADN vùng nhân + plasmit không thuộc vùng nhân).
(3) → sai. Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi tế bào luôn có 12 plasmit.
(4) → đúng. Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định được số plasmit => chính xác.
(5) → sai. Trong mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra, luôn có 1 phân tử ADN vùng nhân và 1 plasmit.