Những câu hỏi liên quan
HN
Xem chi tiết
MN
8 tháng 12 2021 lúc 20:33

Em tham khảo:

Mùa thu trên quê hương tôi thật tuyệt. Khi thu về, bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Nắng không còn gay gắt như những ngày hè oi bức, mà trở nên chan hòa hơn. Làn gió heo may kéo về khiến cho thời tiết se lạnh. Cô mấy thì dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Phía xa ngoài cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng đang đung đưa theo làn gió mát từ xa thổi vào. Hương lúa chín thơm mang hơi thở của làng quê khiến ai ngửi thấy cũng đều say mê. Đâu đó trên khắp phố phường, hương hoa sữa nồng nàn. Không khí mùa thu khiến cho con người cảm thấy thật dễ chịu, nhẹ nhàng.. Tôi yêu biết bao mùa thu, cũng như quê hương xinh đẹp của mình.

Bình luận (0)
A2
8 tháng 12 2021 lúc 20:34

tham khao:

Mùa đông đã trôi qua và mùa xuân đã đến. Cây lá đang đâm trồi nảy lộc. Đến tết rồi! Em cùng gia đình vè quê chúc tết ông bà, họ hàng nội ngoại. Buổi tối hôm đó là đêm giao thừa. Em rất hồi hộp đón chờ khoảnh khắc lúc đó. Một hồi trống vang lên ở dưới nhà các anh, chị, gia đình em đều nói “Đến giao thừa rồi!” và ngay lúc đó tất cả đều nâng một ly rượu chúc mừng năm mới. Uống rượu xong cả nhà cúng tổ tiên trên bàn thờ. Buổi sáng hôm sau các bác và gia đình em đi ra đền Hùng để thắp hương và cầu may mắn. Em không thể nào quên được những giây phút này. Mùa xuân đã cho em rất nhiều cảm xúc, nhiều niềm vui đến vậy. Cho em giây phút để quây quần với gia đình mình nữa. “Xuân ơi, hãy ở lại với mình nhé!”

Bình luận (0)
NH
8 tháng 12 2021 lúc 20:37

Tham Khảo:
undefined

Bình luận (0)
P2
Xem chi tiết
KH
20 tháng 2 2017 lúc 20:28

Đây là trang để hỏi đáp về toán chứ không phải văn bạn nhé

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
LH
2 tháng 10 2021 lúc 17:05

trả lời :

"Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương".

Ngàn năm trôi qua, làn khói viếng "miếu vợ chàng Trương" vẫn muôn đời lan tỏa, vấn vương, như tiếc như thương cho số phận đầy bi kịch của Vũ Nương. Bằng ngòi bút đầy trân trọng trong "Chuyện người con gái Nam Xương", Nguyễn Dữ đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh một người phụ nữ thời phong kiến, một Vũ Nương, đại diện cho cái đẹp hoàn mỹ. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời nàng lại chất chứa những trang buồn đầy nước mắt.

Tên nàng là "Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương", đã đẹp người lại đẹp nết. Trương Sinh, chồng nàng, là một người thất học lại thêm tính đa nghi. Khi binh đao loạn lạc, Trương phải ra trận. Một tuần sau, nàng sinh con trai đầu lòng và một mình chăm sóc mẹ chồng, lo tang ma khi mẹ chồng mất. Giặc tan, chàng Trương về, nghe lời con trẻ mà nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Vũ Nương không minh oan được nên đành trẫm mình, nhưng nàng được Linh Phi ở động Rùa cứu giúp. Sau đó, nàng gặp Phan Lang, người hàng xóm đã cứu Linh Phi, nhờ Phan Lang gửi hộ lời với chàng Trương. Trương Sinh hối cải, lập đàn giải oan theo lời Vũ Nương. Nàng hiện lên gặp chồng con rồi lại quay về động Rùa vì hai người đã "âm dương đôi đường". Nhưng hình ảnh Vũ Nương không dừng lại ở đó mà còn mãi vấn vương trong lòng người đọc bởi nét đẹp hoàn mỹ cũng như số phận oan khuất và cái chết đầy bi thảm của nàng.

Vũ Nương chính là đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Không như Nguyễn Du miêu tả thật tinh tế nét đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của Thúy Kiều, Nguyễn Dữ chỉ điểm qua nhẹ nét đẹp của Vũ Nương: "tư dung tốt đẹp". Nhưng chỉ bằng một chi tiết nhỏ ấy, tác giả đã phần nào khắc họa được hình ảnh một cô gái có nhan sắc xinh đẹp. Cũng bởi "mến vì dung hạnh" nên chàng Trương đã lấy nàng làm vợ. Nhưng chữ "dung" ấy, vẻ đẹp hình thức ấy, chẳng thể nào tỏa sáng ngàn đời như vẻ đẹp tâm hồn nàng. Vũ Nương "vốn con kẻ khó", song rất mực tuân theo "tam tòng tứ đức", giữ trọn lề lối gia phong và phẩm hạnh của chính mình. Thế nên, nàng rất "thùy mị, nết na". Trong gia đình chồng, nàng luôn "giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa". Thế là, "hạnh", một trong những tiêu chuẩn đánh giá con người, nàng đã vẹn tròn. Lễ nghĩa, nàng cũng thông hiểu, am tường. Tuy chẳng phải tiểu thư khuê các, con nhà quyền quý nhưng lời nàng nói ra dịu dàng như vàng như ngọc. Ngày tiễn chồng ra trận, nàng đã dặn rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Từng lời, từng chữ nàng thốt ra thấm đẫm tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt, khiến "mọi người đều ứa hai hàng lệ". Phận làm vợ, ai chẳng mong phu quân mình được phong chức tước, áo gấm về làng. Còn nàng thì không. Nàng chỉ ước ao giản dị rằng chàng Trương trở về được bình yên để có thể sum họp, đoàn tụ gia đình, hạnh phúc ấm êm như ngày nào. Nhưng mong ước của nàng đã không thực hiện được. Bị chồng một mực nghi oan, Vũ Nương tìm mọi lời lẽ để chứng minh sự trong sạch của mình. Nàng vẫn đoan trang, đúng mực, chỉ nhẹ nhàng giải thích: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng. Ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Xin chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp". Lời nói của nàng luôn từ tốn, nhẹ nhàng, không quá hoa mỹ nhưng chất chứa nghĩa tình. Chỉ qua những lời thoại, từ "ngôn" của Vũ Nương đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc bởi vẻ từ tốn, tế nhị của nàng. Và cũng từ những câu nói ấy, chúng ta cảm nhận được sự hy sinh vô bờ của nàng vì chồng con, gia đình. Khi chồng ra trận, cả giang san nhà chồng trĩu nặng trên đôi vai gầy guộc, mỏng manh của nàng. Nàng phải sinh con một mình giữa nỗi cô đơn lạnh lẽo, thiếu sự vỗ về, an ủi của người chồng. Thật là một thử thách quá khó khăn với một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Nhưng nàng vẫn vượt qua tất cả, một mình vò võ nuôi con khôn lớn, đợi chồng về. Không những thế, nàng còn hết lòng chăm lo cho mẹ chồng ốm nặng: "Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Thời xưa, quan hệ mẹ chồng – nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

"Mẹ anh nghiệt lắm anh ơi
Biết rằng có được ở đời với nhau
Hay là vào trước ra sau
Cho cực lòng thiếp, cho đau lòng chàng".

Nhưng nàng đã yêu thương mẹ chồng như chính cha mẹ ruột của mình. Mọi việc trong nhà đều được nàng chăm lo chu tất. Và lời trăn trối cuối cùng của mẹ chồng như một lời nhận xét, đánh giá, một phần thưởng xứng đáng với những công lao và sự hy sinh cao cả của nàng vì gia đình nhà chồng: "Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tác giả đã một lần nữa nhắc lại: "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như với cha mẹ đẻ mình", như tô đậm tình yêu thương của nàng đối với mẹ chồng. Vũ Nương là một nàng dâu đảm đang, thảo hiền trong mắt tất cả mọi người. Vậy là cả "công – dung – ngôn – hạnh" nàng đều vẹn toàn. Nàng chính là đỉnh cao của sự hoàn mỹ về cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa dưới chế độ phong kiến. Song, số phận chẳng hề mỉm cười với nàng.

Cuộc đời Vũ Nương tiêu biểu cho số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Nàng gặp bao bất hạnh trên đường đời. Chiến tranh tàn khốc đã khiến bao gia đình li tán. Trước cảnh đất nước binh đao loạn lạc, Trương Sinh phải đi lính, giao phó cả giang san nhà chồng trên đôi vai bé nhỏ của người thiếu phụ. Tất cả mọi việc trong nhà đều trông cậy vào nàng. "Khi xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản". Thiếu vắng sự quan tâm, săn sóc của người chồng, song nàng vẫn nuôi nấng, dạy dỗ con thơ khôn lớn, trưởng thành. Vừa một mình chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng, Vũ Nương vừa sinh con trai, lại thầm lặng, tần tảo nuôi con và cũng một mình lo ma chay, chôn cất mẹ chồng chu đáo. Từng ngày từng ngày trôi, bấy giờ, trên đôi vai bé nhỏ của nàng khó khăn lại chồng chất khó khăn. Rồi chiến tranh cũng qua, cứ ngỡ Vũ Nương lại được sum họp gia đình, đoàn viên cùng chàng Trương, được sống trong hạnh phúc lứa đôi mà nàng hằng ao ước. Nàng đâu biết rằng bi kịch cuộc đời nàng sắp bắt đầu. Những ngày xa chồng, nàng đã âm thầm nuôi con, và nàng xót xa biết bao khi nhìn cảnh con thơ thiếu vắng sự chăm sóc, yêu thương của người cha. Thế là nàng đã chỉ bóng mình trên tường mà bảo với con rằng ấy chính là cha Đản. Hành động ấy chẳng phải vì nàng quá thương nhớ chồng mà xuất phát từ tấm lòng yêu thương con vô bờ của một người mẹ. Nhưng nàng sẽ chẳng bao giờ ngờ được rằng nàng chết chính bởi cái bóng của chính mình. Ngày Trương Sinh về, nghe lời con thơ dại mà hàm oan vợ: "Trước đây có người đàn ông đêm nào cũng đến. Mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Trương Sinh vốn là tên thất học, lại thêm "tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức". Lời nói ngây thơ của bé Đản chứa đầy những chi tiết đáng ngờ, như đổ thêm dầu vào lửa. Tính đa nghi của Trương Sinh đã dâng lên đến cao trào và một mực "đinh ninh là vợ hư". Chàng không còn đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, cũng nhất quyết không nói ra nguyên cớ để nàng có cơ hội minh oan. Và Trương Sinh thoáng chốc hóa một kẻ vũ phu, thô bạo, "mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi". Vượt qua được mọi gian lao, vất vả trong chiến tranh để vẹn tròn phận dâu thảo hiền nhưng Vũ Nương không thể vượt qua nổi bức tường của chế độ nam quyền độc đoán, bất công, tàn bạo. Lời nói của nàng đầy thương tâm: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu". Ngay từ đầu, cuộc hôn nhân giữa nàng và chàng Trương đã có phần không bình đẳng và mang tính chất một cuộc trao đổi, mua bán: Trương Sinh "xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về". Điều ấy khiến chúng ta chạnh lòng nhớ đến tình cảnh một Thúy Kiều khi phải bán mình chuộc cha:

"Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm".

Sự cách bức về địa vị xã hội như thế đã tạo cho Trương Sinh một cái thế bên cạnh những uy quyền vốn có của người chồng, người đàn ông trong gia đình gia trưởng phong kiến. Chính cái gia đình "chồng chúa vợ tôi", "phu xướng phụ tùy" ấy đã khiến nàng bị khinh rẻ, đối xử tệ bạc. Một người vợ vốn đức hạnh, ngoan hiền, vâng theo cả "tam tòng tứ đức" lại phải mang tiếng xấu "hư thân mất nết". Mọi lời mắng nhiếc của Trương Sinh như chà đạp lên phẩm giá cao đẹp mà nàng đã gìn giữ cả một đời. Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ cứ dài theo những "bướm lượn đầy vườn", "mây che kín núi". Thế mà khi vừa mới sum họp hạnh phúc, nàng lại bị gán cho tội danh: "lừa chồng dối con". Thật đau đớn, thật tủi nhục! Bi kịch của cuộc đời Vũ Nương chính từ lễ giáo bất công và chế độ nam quyền. Người đàn ông với những quyền hành về số phận, cuộc đời người phụ nữ đã đẩy Vũ Nương vào đường cùng không lối thoát. Cái chết oan khuất, xót xa của Vũ Nương, ai có thể ngờ người gây ra thảm kịch ấy chính là chồng và con nàng, những người thân mà nàng hết mực yêu thương, chăm sóc. Nàng, một người con gái luôn khao khát hạnh phúc dù chỉ nhỏ nhoi, bình dị nhưng cho đến khi trẫm mình xuống sông thì cuộc đời nàng đúng là một chuỗi dài những bi kịch. Hạnh phúc đâu quá xa vời mà xã hội phong kiến ấy không cho nàng chạm tay đến tận hưởng "thú vui nghi gia nghi thất" một lần duy nhất trong đời. Nỗi oan của nàng thấu cả trời xanh. Ngày xưa, Quan Âm Thị Kính mắc oan giết chồng bởi "tình ngay lý gian". Nhưng nàng Thị Kính cũng còn hiểu ra nỗi oan khuất của mình từ đâu mà thành. Còn khi đã chìm sâu dưới dòng nước, Vũ Nương vẫn không hề biết rằng mình phải chết vì đâu. Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh không những không được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hôi sữa và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình. Phải chăng đằng sau nỗi oan của nàng còn bao nhiêu nỗi oan của những người phụ nữ khác trong chế độ phong kiến bị rẻ rúng, suốt đời sống trong câm lặng.

Xót thương trước nỗi đau khổ vì bị chà đạp của những người phụ nữ, Nguyễn Dữ như muốn minh oan và bù đắp cho những đức tính tốt đẹp của nàng bằng một cuộc sống khác với dương gian. Nhưng ở chốn "làng mây cung nước", Vũ Nương chẳng thể nào nguôi nỗi nhớ về những oan ức, bĩ cực ở cõi trần. Sống giữa cõi tiên huyền ảo, đẹp diệu kỳ nhưng nàng dường như không bao giờ dứt tình nghĩa gia đình, mãi khóc thương cảnh gia đình tiêu điều xơ xác. Nàng xin lập đàn giải oan, khao khát được trả lại danh dự của một người con gái đức hạnh. Và cuối cùng, nỗi oan của nàng đã được giải. Từ chốn thủy cung, Vũ Nương "ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ sắc màu, lúc ẩn, lúc hiện". Nhưng xót xa thay, nàng "chẳng thể trở về nhân gian được nữa". Nỗi oan tình của nàng đã được minh oan, giải tỏa nhưng âm dương đôi đường cách trở, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ chốn cõi trần. Bé Đản mãi mãi là một đứa bé mồ côi mẹ. Nếu nàng được trở về với cõi trần thì liệu xã hội phong kiến bất công không có nơi dành cho cái đẹp này có dành cho nàng một cuộc sống ấm êm, bình yên, hay một lần nữa, nàng phải đau đớn, buồn khổ. Dù quay về chốn tiên cảnh xinh đẹp, nhưng cuối cùng, mơ ước cả đời của nàng, hạnh phúc "nghi gia nghi thất", chỉ mãi là ước mơ hảo huyền.

Hình tượng nhân vật Vũ Nương là hiện thân của lòng vị tha và vẻ đẹp người phụ nữ. Song cuộc đời nàng gặp nỗi bi kịch lớn. Ấy chính là tấn bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến tàn ác, chế độ của sự lạc hậu và cả bóng đêm vĩnh cửu. Điều đó khiến chúng ta phải chạnh lòng trước số phận của người phụ nữ.

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

^HT^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
2 tháng 10 2021 lúc 17:04

mấy bạn giúp mk nhé,mk cảm ơn nhiều lắm, chiều mai mk cần đến nó r !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HP
Xem chi tiết
TC
25 tháng 3 2020 lúc 9:43

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!
 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HH
26 tháng 3 2020 lúc 8:46

Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HT
27 tháng 3 2020 lúc 11:24

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình .Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .  "Ổ trứng hồng tuổi thơ"  là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!

           

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
QP
Xem chi tiết
H24
29 tháng 12 2021 lúc 7:58

Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.

Bình luận (0)
H24
29 tháng 12 2021 lúc 7:59

Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.

Bình luận (0)
H24
29 tháng 12 2021 lúc 7:59

Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.

Bình luận (1)
DS
Xem chi tiết
NN
6 tháng 1 2018 lúc 15:42

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

Bình luận (0)
PP
6 tháng 1 2018 lúc 18:08

''Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay''

Bằng hy vọng mong manh,chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn ngồi đó,kiên trì,nhẫn lại,mong mỏi có khách đến. Nhưng đáp lại sự chờ đợi vô vọng đó là dáng đi của người qua đường. Không ai còn chú ý đến sự có mặt của ông đồ nữa. Hình ảnh ông đồ đã trở thành ông đồ xưa rồi. Dường như chỉ có duy nhất tác giả đang dõi mắt theo ông mà thương cảm,ngậm ngùi. Phố vẫn đông người qua lại,chỉ khác là mọi người''không ai hay'' về sự có mặt của ông đồ. Còn đâu cảnh xúm xít,còn đâu những lời tấm tắc khen ngợi,..Và chính sự thay đổi của thời thế ấy đã xua đuổi ông đồ vào thế giới của lá vàng và mưa bụi. Từng đợt lá vàng rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật khiến người đọc xót xa vô cùng. Khung cảnh hoang vắng đến thê lương! Lúc này chỉ có ông đồ ngồi đấy,một mình mình biết,một mình mình buồn;sầu tủi trước sự lạc lõng,cô đơn giữa dòng đời. Hình ảnh ''lá vàng rơi'' gợi đến cho người đọc cảm nhận về sự tàn phai. Đó là sự tàn lụi của thời huy hoàng của Nho học. Chao ôi!xót xa làm sao!Ngậm ngùi biết mấy!Bút pháp tả cảnh ngụ tình cho ta cành hiểu rõ hơn về nỗi sầu tủi,cô dơn,tuyệt vọng của ông đồ.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
PL
28 tháng 7 2021 lúc 14:33

1

undefined

Bình luận (0)
PL
28 tháng 7 2021 lúc 14:34

2 Tham khảo

Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm năm đồng vào hai lăm đồng thành ba mươi đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
C2
3 tháng 4 2019 lúc 21:12

Cứ mỗi lần đọc bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, hình ảnh chú bé Lượm lại hiện ra trước mắt em. Đó là một em bé hồn nhiên yêu đời, có tinh thần dũng cảm đã hy sinh tại Huế trong thời kì đầu chống Pháp. Bài thơ đã đọng lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em vô cùng cảm phục, yêu mến và tự hào về Lượm - chú bé liên lạc gan dạ, anh dũng trong đoạn thơ:

Một hôm nào đó

........

Nhảy trên đường vàng.

Đó là đoạn thơ mà em thích nhất, xúc động nhất. Hình ảnh Lượm làm nhiệm vụ hiện dần trong đầu em. vẫn như mọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai và bước nhanh trên con đường vàng nắng. Nhưng đường Lượm đi đâu có vàng nắng mãi. Lượm phải vượt qua nơi có chiến sự ác liệt đang diễn ra, bom đạn khói lửa mịt mù. Đạn bay vèo vèo qua đầu nhưng Lượm vẫn gan dạ:

Vụt qua mặt trận

Cái bóng bé nhỏ của Lượm thoăn thoắt qua từng đám lúa cao rì rào như muôn che đạn cho chú. Nhiệm vụ và tinh thần chiến đấu gan dạ của Lượm đã chiến thắng đạn bom đe doạ. Vì:

Thư đề: "Thượng khẩn”

Đây là lí do chính đáng khiến Lượm không quản khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ:

Sợ chi hiểm nghèo

Em thấy hồi hộp và lo lắng cho Lượm. Chắc lúc đó Lượm không hề nghĩ đến cái chết đang vây sát bên mình. Sao chú mạo hiểm thế? Em thầm hỏi và càng khâm phục lòng dũng cảm của Lượm. Có phải chính lòng dũng cảm ấy đã giúp chú hoàn thành nhiệm vụ, chú lại bước trên con đường vàng nắng:

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng

Nhưng:

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi

Cả đoạn thơ bỗng ngưng lại như dòng suối đang chảy bị hòn đá chắn ngang. Em bàng hoàng như không tin vào lời tác giả. Một viên đạn lạc vu vơ đã găm trúng ngực Lượm. Chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi trào ra thấm đẫm làn áo mỏng. Lượm đã ngã xuống nhưng tay vẫn nắm chặt bông lúa, lúa ôm Lượm vào lòng hát ru vỗ về êm dịu.

Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng.

Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu!

Tác giả cũng như em, như bao người đều mang trong lòng sự tiếc thương, đau xót vô bờ trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. Lượm đã hy sinh dũng cảm như bao thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu của quê hương. Nếu xưa kia cậu bé làng Gióng đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lượm quả là một con người ưu tú của một dân tộc anh hùng, nối gót Trần Quốc Toản, Kim Đồng... lập lên những chiến công hiển hách. Lượm đã xứng đáng là tấm gương kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha ta trong thời kì cách mạng tháng Tám.

Lượm ơi, còn không?

Một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài để nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm? Nhà thơ đã gián tiếp trả lời bằng việc khắc lại hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối bài:

Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cải đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Lượm vẫn còn mãi mãi trong lòng dân tộc, trong tác giả và trong lòng em. Một chú bé liên lạc xinh xắn, nhanh nhẹn, hoạt bát, vẫn còn là con chim chích nhỏ nhảy trên đường vàng tươi đẹp.

Từ hiện thực của một đất nước anh hùng, Lượm là nhân vật tiêu biểu cho một thế hệ thiếu niên thời chống Pháp. Hình tượng nhân vật ấy có sức mạnh cổ vũ bao thế hệ đã qua xông vào cuộc chiến đấu đánh đuổi ngoại xâm và sẽ còn tiếp tục cổ vũ chúng em trên con đường xây dựng xã hội mới. Bài thơ Lượm của Tố Hữu đang và sẽ còn tạo được cảm tình tốt đẹp cho các thế hệ thiếu nhi Việt Nam.

Bình luận (0)