nêu nội dung chính của đoạn trích trên
Câu 1:(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ? Tác phẩm có chứa phần trích trên được viết theo thể loại nào? Câu 2 :(0,5) điểm Nêu nội dung chính của đoạn trích ? Câu 3(1.0 điểm): Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích và cho biết thuộc trường từ vựng nào? Câu 4: (1 điểm) Hình ảnh trong câu văn “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.” gợi cho em suy nghĩ nào ? Bản thân em đã làm những gì để thể hiện tình cảm với người mẹ của mình?
câu 1: xác định phương thức biểu đạt ,thể loại của đoạn trích trên?
câu 2; nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
câu 3 chỉ ra và phân tích tác dụng của đoạn trích trên " biến ước mơ...mỹ"?
câu 4 thông điệp chuyển tải qua đoạn trích ,trọn một thông điệp mà em tâm đắc nhất ,lý do chọn thông điệp?
''trước lầu ngưng bích khóa xuân.....nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng'' a,nêu nội dung chính của đoạn trích b,phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên c,bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích
a. nội dung: bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu ngưng bích.
b. PTBĐ: miêu tả, biểu cảm
c.bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
Đọc đoan trích *Vua quan trung cưỡi voi.........không nói trước" Và trả lời câu hỏi 1/ nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích 2/nêu nội dung chính của đoạn trích
“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3: Tác giả đã dẫn sử sách của Trung quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô để nhằm mục đích gì?
Câu 4: Câu “Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?” thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng?
Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là “Một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”.
cứu mình với mn ơiiii :<<
Câu 1 :
`-` Đoạn văn trên trích trong tác phẩm : Chiếu Dời Đô
`-` Của : Lý Công Uẩn
`-` Thể loại : chiếu
`-` PTBĐ : nghị luận
Câu 2 : Nội dung chính : dẫn chứng việc dời đô của nhà Chu, nhà Thương khiến cho vận mệnh nước lâu dài, thịnh vượng.
Câu 3 : Mục đích : dẫn chứng cho việc dời đô khỏi Hoa Lư là cần thiết để phát triển đất nước lâu dài.
Câu 4 :
`-` Kiểu câu : hành động nói
`-` Tác dụng : khẳng định sự đúng đắn về quyết định dời đô của Lí Công Uẩn, đồng thời là lời thuyết phục nhân dân tin vào quyết định của mình.
Câu 5 : Tham khảo:
Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.
1. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn. Thể loại của văn bản là thể chiếu. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.
2. Nội dung chính của đoạn trích là lí do cần phải dời đô.
3. Tác giả dẫn sử sách của TQ nói về việc các vua đời xưa bên TQ cũng từng có những cuộc dời đô để cho thấy dời đô là điều cần thiết. Đây không phải lần đầu tiên có việc dời đô, việc dời đô là noi theo gương các triều đại trước, tạo điều kiện để đất nước phát triển hơn. Đây là điều tất yếu, phù hợp đạo lí.
4. Câu văn thuộc kiểu câu nghi vấn. Tác giả sử dụng câu nghi vấn đề khẳng định việc dời đô của các triều đại không phải tự theo ý mình tự tiện chuyển dời mà là dựa trên những điều kiện thực tế của đất nước, việc dời đô là cần thiết, hợp đạo lí.
Đoạn trích từ trang 77-78 Ngữ văn 7 tập 2 SGK: "Có người khẽ nói..... đê vỡ mất rồi!"
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính và thể loại đoạn trích trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3: Những từ in đậm trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? (Không biết từ nào in đậm nên bỏ qua cũng được)
Câu 4: Trong câu văn: "Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!"
Câu 5: Đặt một câu có dấu chấm lửng.
Cj uy tín:v
C1 :
PTBĐ : tự sự
C2:
Nội dung chính : Tác giả vừa kể lại tình cảnh khốn khổ của người dân , tình hình khó khăn cấp bách trước khi đê vỡ ; vừa khắc họa hình ảnh nhân vật quan phủ mẫu là người độc ác , không màng quan tâm đến sống chết của người dân.
C4 : trong câu văn r sao nx
C5 : Khi mà tôi đến , thì lúc đó anh ấy đã đi rồi ; khi mà tôi về , tôi cũng không thấy anh ấy đâu.
Nêu nội dung chính của đoạn trích bằng 1 câu khái quát
Nêu nội dung chính của 4 câu thơ cuối trong đoạn trích “ Vân xem …màu da”
Tham khảo:
Nội dung: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em
– “Phong lưu rất mực hồng quần”: Hoàn cảnh sống của hai chị em thúy Kiều, sống trong phong lưu của mọt gia đình gia giáo
– Hai chị em luôn sống theo khuôn phép, đức hạnh, theo đúng khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Tuy cả hai đều “đến tuần cập kê” nhưng vẫn “êm đềm trướng rủ màn che – tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân (đây là bốn câu thơ sau 4 bốn câu thơ đầu giới thiệu chung về 2 chị em chứ không phải 4 câu cuối bạn nhé!)
“Bởi tôi ăn uống điều độ... hai chân lên vuốt râu”
Câu 1:Đoạn văn trên trích trog văn bản nào? Của ai?
Câu 2:PTBD chính của đoạn văn là gì?
Câu 3:Nêu nội dung chính của đoạn văn đó?
Câu 4:Xác định từ láy và động từ có trong đoạn văn,nêu tác dụng của nó?
Câu 5:Đoạn văn đó nói về nhân vật nào?
Câu 6:Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 câu nói về nhân vật đó.