Những câu hỏi liên quan
KL
Xem chi tiết
H24
30 tháng 12 2021 lúc 14:57

THAM KHẢO!
 

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

 

Bình luận (2)
HM
30 tháng 12 2021 lúc 15:02

bác là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và bác còn có tấm long nhân hậu sẵn sàng hi sinh vì đất nước :))

Bình luận (0)
H24
30 tháng 12 2021 lúc 15:36

THAM KHẢO :) (câu 2)
 

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ sĩ tài năng bậc nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam. Giữa hằng hà sa số những bậc quân tử hảo hán băn khoăn, trăn trở về việc nước, thơ của bà mang một hồn thơ man mác buồn thương. "Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn học của nữ thi sĩ, viết về khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng tâm trạng nuối tiếc, cô đơn khi một mình đơn độc giữa đất trời rộng lớn.

Lựa chọn thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thịnh hành thời bấy giờ cùng hệ thống niêm luật, gieo vần điệu quy củ, nghiêm tắc, bài thơ vừa nói lên tiếng lòng của người lữ khách khi bước tới vãn cảnh đèo Ngang. Bài thơ đã để lại tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của bà Huyện Thanh Quan lên một tầm cao mới trong làng văn học đương thời

Mở đầu bài thơ, tác giả bao quát khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lựa chọn khung cảnh kì vĩ, lấy điểm nhìn từ trên cao, thời gian là khi "bóng xế tà", buổi chiều buồn thường gợi cho con người cảm giác cô độc, buồn thương. Một buổi chiều hoàng hôn hiu hắt, bước chân lữ khách "bước tới đèo Ngang", một sự tình cờ tự nhiên, hòa hợp giữa người và cảnh. Đứng giữa sự rộng lớn của đất trời, một mình đứng trên đèo cao nhìn xuống, xung quanh chỉ có cỏ cây. Động từ "chen" cùng nghệ thuật liệt kê "cỏ", "cây", "đá", "hoa" càng nhấn mạnh sự rậm rạp, hoang sơ của thiên nhiên. Người đọc hình dung ra bức tranh hoàng hôn bóng xế, một ngày sắp tàn lụi, trên đỉnh đèo thoai thoải, dưới chân là đá, là hoa, là cỏ cây, một bóng hình lẻ loi, đơn độc trầm ngâm suy tư, nghĩ ngợi. Cái nhỏ bé của con người khiến người ta cảm thấy rợn ngợp trước sự vĩ đại của thiên nhiên.

Nếu hai câu thơ đầu tác giả khắc họa khung cảnh sống động, hài hòa thì ở hai câu thơ sau, hình ảnh con người xuất hiện nhưng lại mang nét thưa thớt, ít ỏi:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm cái hiu hắt, cô quạnh của khung cảnh. Biện pháp đảo ngữ "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" kết hợp cùng các tính từ 'lom khom", "lác đác", so với sự hùng vị, choáng ngợp của đèo Ngang quả là sự đối lập rõ rệt. Cũng có bóng người đấy, nhưng chỉ là những hình bóng lưa thưa, heo hắt bên kia bờ sông. Sự u tịch của buổi chiều bao trùm lên vạn vật, không gian nhuốm màu buồn thương da diết đến lặng người.

Mượn cảnh tả tình, bà Huyện Thanh Quan mượn tiếng kêu của những loài chim để khéo léo lồng ghép nỗi u hoài, nhớ thương về giang sơn đất nước:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Nghệ thuật chơi chữ, con chim cuốc được biến thể thành từ đồng âm "quốc quốc", chim đa đa trở thành "gia gia". Quốc là đất nước, gia là gia đình, đứng trước cảnh tượng tiêu điều trong chiều hoàng hôn đang dần phai, nữ thi sĩ lại canh cánh nỗi nhớ thương đau lòng với tổ quốc, với quê hương. Đứng trên chính mảnh đất quê cha đất tổ của mình nhưng lại một lòng hướng về đất nước, phải chăng, cái mà nhà thơ nhung nhớ là những tháng ngày trù phú, sầm uất, là khung cảnh người đi lại tấp nập, huyên náo. Nỗi buồn gieo cả vào lòng người, mà "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", nỗi buồn héo hon chứa đựng cả con người, cả cảnh vật nơi đây.

Trước không gian bao la, bát ngát của "đệ nhất hùng quan", lòng người thi sĩ dường như có sự vương vấn, lưu luyến không muốn rời:

Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta

Bước chân lữ khách tìm đến đèo Ngang, cảnh đèo Ngang, sắc đèo Ngang khiến lòng người thi sĩ say đắm, chẳng muốn bước đi. Trời, non, nước, cảnh tượng thiên nhiên hài hòa, tráng lệ, để tơ lòng của tâm hồn nhạy cảm chỉ còn là "một mảnh tình riêng". Ba tiếng "ta với ta" vang lên đầy quạnh hiu, một nỗi cô đơn thầm kín, cô đơn giữa cảnh tượng quá đỗi ngút ngàn, cô đơn giữa chính quê hương, đất nước. Mảnh tình riêng đây chính là nỗi u sầu, hoài niệm, nỗi lòng yêu kính của một nhân tài, một người con hiến mình cho tổ quốc.

Viết bằng thể thơ Đường luật với những niêm luật chặt chẽ, bài bản, nhưng "Qua đèo ngang" lại không gò bó, ép buộc. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được sự công phu của tác giả khi lựa chọn những câu từ tả cảnh, tả tình đắt giá. Cảnh sắc tuyệt đẹp của đèo Ngang, nỗi buồn day dứt của một người có học thức và tấm chân tình, nghĩ tới nước nhà, giang sơn đã được bà Huyện Thanh Quan gói gọn trong vỏn vẹn tám câu thơ để đời.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
QH
14 tháng 2 2019 lúc 17:30

Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động...Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.

Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.

=> Suy nghĩ về vấn đề này : nếu chúng ta vô cảm với nhau cũng chính là vô cảm với chính bản thân mình vì sẽ mất đi tình làng nghĩa xóm, không biết quan tâm chia sẽ lẫn nhau thì mọi người sẽ không thể cùng tồn tại, tự đấu đá, tranh giành lợi ích cho bản thân làm cho ta mất đi lòng người. Vì vậy mọi người cần phải sống tích cực, vui vẻ, hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau để xã hội ngày càng phát triển.

Bình luận (0)
LN
4 tháng 12 2016 lúc 15:01
Nếu sống không có tình cảm thì khác nào tự huỷ hoại hai tiếng “con người”. Truyền thống người Việt từ xưa “thương người như thể thương thân”. Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời mà dân ta giữ gìn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, lại xuất hiện những con người có lối sống gặm nhấm dần mòn những truyền thống tốt đẹp ấy. Vậy nhưng điều đáng nói là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi.
Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
HM
31 tháng 1 2024 lúc 23:00

- Những bài thơ viết về đề tài mùa thu: Sang thu – Hữu Thỉnh, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Gió thu – Tản Đà, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Tức cảnh chiều thu – Bà Huyện Thanh Quan,...

- Cảm xúc về mùa thu: Bốn mùa trong năm, có lẽ mùa thu là khoảng thời gian mà gợi cho con người nhiều cảm xúc khó tả.Đấy là mùa của lá vàng rơi và những đám mây trắng trôi lững lờ trên nền trời trong xanh.Mùa của tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn bên chiếc lồng đèn ông sao, cá chép đỏ hồng.Làm sao quên, buổi tựu trường bắt đầu năm học mới, chúng ta đi trong ánh nắng mùa thu.Mẹ dẫn con bước qua cánh cổng trường để bước vào “Thế giới diệu kì”. Không như mùa xuân tươi thắm, mùa hạ rộn ràng, tưng bừng, mùa thu mang vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm thơ mộng. Ôi, cảm ơn mùa thu mát mẻ gợi trong lòng người cảm giác bình yên giữa nhịp sống ồn ào hối hả.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 2024 lúc 21:33

Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Nguyễn Du – một bậc thầy của ngôn ngữ trong văn chương. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trọng để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc.  Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TA
27 tháng 8 2023 lúc 20:28

Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Sở dĩ ông nói vậy bởi Nguyễn Du là con người của thời đại trước, đã cách nhà thơ Tố Hữu hàng hai trăm năm nên mới gọi cụ là “người xưa”. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với cụ, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, Tố Hữu muốn khẳng định với thế hệ tương lai rằng những tư tưởng của Nguyễn Du, tài năng của cụ đã vượt thời gian, cụ đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, và không chỉ là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới, với những tác phẩm để đời thành công.

Bình luận (0)
DQ
Xem chi tiết

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Bình luận (0)
MN
7 tháng 3 2021 lúc 20:26

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

 

Bình luận (1)
H24
8 tháng 3 2021 lúc 20:34

Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộcKhông chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
GG
Bác Quân Nhất Tiêu (^o^) | +1đ điểm giá trị
Thứ 6, ngày 20/10/2017 20:11:35
 Chat Online

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.

Đã rất lâu rồi bạn mới đến chơi nên phải thiết đãi trọng thể nhưng lần này bạn đến lại không có gì thiết đãi. Không có trẻ ở nhà sai bảo, không gần chợ để mua thức ăn, không chài lưới được cái vì ao quá sâu, không bắt được gà vì vườn rộng lại có rào thưa, không có cải vì cải chưa ra cây, không có mướp vì mướp đang ra hoa và miếng trầu tiếp khách cũng không có.

Tác giả cố tình tạo nên tình huống khó xử đó khi bạn đến chơi để muốn nói: "Tuy hoàn cảnh vật chất không có một thứ gì để đãi bạn nhưng tình bạn hồn nhiên, đạm đà và dân dã thì bất chấp mọi điều kiện.

Bài thơ "bạn đến chơi nhà" đã kết thúc bằng cụ từ "ta với ta" để diễn tả tình bạn thắm thiết, kéo sơn. Ta với ta là nhà thơ và người bạn thân hiểu nhau, yêu quý nhau đến mức sâu sắc.

Một tình bạn sôi nổi, đậm đà vượt lên mọi vật chất tầm thường, không cần lễ nghi khách sáo.

Qua bài thơ "bạn đến chơi nhà", em cảm thấy bạn của Nguyễn Khuyến thật giản dị mà cao quý, bài thơ còn muốn thể hiện : phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau thì mới có được tình cảm chân thành và thâm thiết.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DD
Xem chi tiết
H24
8 tháng 10 2023 lúc 0:41

loading...

(không reup)

Bình luận (1)
NT
11 tháng 10 2023 lúc 6:35

1. Mở bài về ý nghĩa của tình yêu thương:

Tình yêu thương là một trạng thái tinh thần mà con người trải qua suốt cuộc đời. Đây là một cảm xúc mạnh mẽ và thiêng liêng, có khả năng thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nó là nguồn động viên và khích lệ, là lý do ta tạo ra, tạo dựng và hoàn thiện mối quan hệ với người khác. Tình yêu thương có ý nghĩa to lớn đối với tâm hồn con người, là nguồn sức mạnh để thấu hiểu, chia sẻ và kết nối. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá ý nghĩa của tình yêu thương và cách nó tác động đến cuộc sống và mối quan hệ của chúng ta.

2. Mở bài phân tích nỗi lòng của Thuý Kiều:

Trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, đoạn thơ "Tưởng người dưới nguyệt... có khi gốc tử đã vừa người ôm" là một trong những đoạn thơ đầy tinh tế và sâu sắc về tình cảm của nhân vật chính, Thuý Kiều. Đoạn thơ này cho thấy sự phức tạp và đau đớn của trái tim Kiều khi cô đã trải qua nhiều biến cố và khó khăn trong cuộc đời. Cô đang nghĩ về một tình yêu từng đẹp đẽ và mãnh liệt, nhưng đã phải chịu đựng sự ly biệt và gian khổ. Bài viết này sẽ phân tích tâm trạng và tâm hồn của Thuý Kiều trong đoạn thơ này và đi sâu vào tình cảm của nhân vật này đối với người mà cô yêu.

Bình luận (0)