hóa thân vào người lính trong bài đồng chí để nêu cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội (khổ 1)
Câu 14: Có mấy cơ sở hình thành tình đồng động đồng chí của những người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là:
A 1; B 2; C 3; D 4
Viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dũng) phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu.
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm, vị trí của đoạn trích.
2. Thân đoạn: Cơ sở của tình đồng chí:
- Họ có chung lí tưởng.
- Họ chiến đấu cùng nhau.
- Họ sinh hoạt cùng nhau.
- Nghệ thuật: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
3. Kết đoạn:
- Nhấn mạnh lại về vẻ đẹp, sự bền chặt của tình đồng chí được nảy nở và vun đúc trong gian khó.
Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
Cơ sở hình thành tình đồng chí:
+ Những người lính từ những miền quê nghèo khó hội tụ về chung đơn vị
+ Sự chia sẻ hoàn cảnh chiến đấu, hoàn cảnh chiến đấu
+ Sự đồng cảm trước những thiếu thốn về vật chất trong quá trình chiến đấu
+ Những người lính có chung lý tưởng, nhiệm vụ chiến đấu
+ Tình đồng đội, đồng chí nảy nở từ sự chung nhiệm vụ trong chiến đấu
+ Từ “xa lạ” trở thành “tri kỉ” (Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ)
→ Cơ sở hình thành tình đồng chí bắt nguồn từ việc chung hoàn cảnh xuất thân, hoàn cảnh chiến đấu, sự sẻ chia, đồng cảm thiếu thốn vật chất trong chiến đấu
Giúp mik với, mai mik thi rồi ;-;
Dựa vào khổ 1 của bài thơ "Đồng chí", hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của anh bộ đội, trong đoạn có sử dụng một phép thế và một câu bị động. (Gạch chân dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế)
Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống pháp em hay cho biết tình đồng chí đõ được xây dựng dựa trên những cơ sở nào
giúp mik nhanh vs, mik cần gấp :<<
Dựa vào khổ đầu của bài thơ' ''Đồng chí'', hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của anh bộ đội, trong đoạn có sử dụng một phép thế và một câu bị động. (Gạch chân dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế)
bạn tham khảo nhe
4. Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí - mẫu 3
Vẻ đẹp của tình đồng chí là một đề tài nổi bật trong thơ cơ Việt Nam, đặc biệt là thơ ca kháng chiến. Viết về đề tài này, mỗi nhà thơ chọn cho mình một cách khai thác khác nhau góp phần làm phong phú thêm mảng thơ ca này. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua bài " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu mà đoạn trích sau là tiêu biểu:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Bảy câu thơ đầu bài thơ là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.
Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh :
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. "Nước mặt đồng chua" là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, "đất cày lên sỏi đá" là nơi đồi núi, trung du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai - mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Từ “tôi” chỉ 2 người, 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn..Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó là thành thật với nhau. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.Cả 7 câu thơ có duy nhất! Từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…
tham khảo:
Những người lính là những người nông dân nghèo, chất phác, đến từ những nơi khác nhau. Nhưng đều có chung một ý chí, khát vọng và tình yêu đối với quê hương, đất nước. " Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Ở họ còn toát lên những vẻ đẹp giản dị, đơn sơ, mộc mạc nhưng gần gũi, thân thiết " Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động. " Đồng chí ", hai tiếng ấy thôi như làm bừng sáng cả bài thơ, sục sôi tinh thần đoàn kết của những người lính bộ đội cụ Hồ. Tuy phải trải qua nhiều những vất vả, thiếu thốn nơi chiến trường, những trận ốm đau ác liệt, người lính vẫn giữ vững một tinh thần thép, một ý chí sắt đá để đấu tranh chống lại kẻ thù. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ " Đồng chí" được nhà thơ thể hiện vô cùng rõ nét. Họ quả thật là những con người đáng để ngưỡng mộ!
Câu bị động : Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động.
Phép thế: người lính - họ
Qua bài thơ “Đồng Chí”, theo em cơ sở nào đã tạo nên tình đồng chí giữa những người lính?
Cơ sở hình thành tình đồng chí:
- Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.
- Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.
- Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.
Tưởng tượng mình là người lính trong bài thơ Đồng chí hãy kể lại tình cảm đồng đội nảy nở trong gian khổ
Hãy kể lại tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
* Gợi ý dàn bài:
* Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ “Đồng chí” và tình đồng chí đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp nói chung, trong bài thơ nói riêng.
* Thân bài:
- Kể về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính trong bài thơ:
+ Những người lính trong bài thơ họ đều xuất thân từ nông dân, từ những vùng quê nghèo.
+ Họ cùng chung mục đích, lý tưởng, chung nhiệm vụ.
+ Họ cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
+ Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
+ Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính.
+ Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối gió rét.
* Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng cụ thể là hình ảnh anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Suy nghĩ của bản thân về những người lính cách mạng...