Những câu hỏi liên quan
PN
Xem chi tiết
AQ
Xem chi tiết
H24
10 tháng 1 2022 lúc 10:37

Tham khảo:

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh*. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Truyền thuyết kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tổn tại cho tới ngày nay. Nhìn hình thức chiếc bánh chưng, chủng ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng; nhưng để làm ra nó thì lại tốn không ít công phu. Cứ đến hăm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh.

Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay, ướp muối, tiêu cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô... Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Cảnh gói bánh chung ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! cả nhà quây quẩn quanh bà. Bà trải lá ra mâm rổi đong một bát gạo đổ vào, dàn đểu rổi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nữa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo tãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn gốc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã dược gói xong. Suốt một buổi sáng tíu tít, bận rộn, bà mới gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc bánh thành từng cặp rồi xếp vào chiếc nổi thật lớn chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bó. Chùm bánh ấy để ở trôn cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

   Phía góc sân, bếp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bô' tôi cũng chịu trách nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nổi bánh. Những gộc tre, gộc củi tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn :han tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tỏi bảo phải đun cho lửa cháy thật đểu thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngồi xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc .

like nha b

Bình luận (0)
TB
Xem chi tiết
QN
14 tháng 12 2021 lúc 16:16

sớt gg thử ik ạ :)

Bình luận (0)
MN
14 tháng 12 2021 lúc 16:18

Em tham khảo theo dàn ý này nhé:

-Mở bài: Giới thiệu cảnh gói bánh chưng ngày Tết

Hằng năm, cứ Tết, em và bố mẹ trở lại quê ăn Tết với ông bà. Sáng ngày 29 Tết, như thông lệ, ông bà thường gói bánh chưng.

- Thân bài: Miêu tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết

+ Chuẩn bị làm bánh

Sáng khoảng cách 7 giờ, cô em vo gạo nếp và đỗ xanh đã được ngâm từ tối hôm trước. Những hạt trắng muốt, căng mẩy và những hạt đỗ vàng lần lượt được thu dọn bể bơi để làm sạch nước.

Trong bếp, ông thái miếng thịt lợn được bà đi chợ mua từ sớm từng miếng ăn bằng bàn tay em. Sau khi thái xong ướp thịt với muối và hạt tiêu.

Mẹ em nhanh chóng trải chiếu trước nhà, lau sạch lá rong đã được cô rửa sạch từ chiều hôm trước, phân ra hai loại lá to, lá nhỏ để chuẩn bị gói bánh.

Bố em khuân những cây nhãn từ góc vườn vào sân để chuẩn bị nấu bánh chưng.

+ Gói bánh

Đến hơn 8 giờ sáng, mọi chuẩn công đoạn đã hoàn thành. Cả dây đeo ngày tháng trên chiếu cói và bánh gói. Mẹ xếp lần lượt 4 lượt lá sẵn sàng. Bà ấy đánh bại một trận đấu, một lần đỗ, rồi để đá chính giữa, rồi quay lại một lần đỗ, một trận đấu. Sau khi hoàn thành, bà chuyển việc đó hát cho ông gói. Ông với đôi tay khéo léo, nhanh chóng thoăn thoắt đã gói thành một chiếc bánh chưng vuông vức mà không cần định giá và buộc chặt và xếp hạng sang một bên.

Mỗi người một việc, vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Ông bà hỏi thăm công việc của bố và việc học của em. Mẹ cũng hỏi thăm tình hình của họ. Khung cảnh thật là bình yên và ấm áp.

Đến khoảng 10 giờ, công ty đã hoàn thành gói bánh. 20 bánh chưng xanh đã được hoàn thành.

+ Luộc bánh

Ông và bố trí những chiếc bánh thành một chiếc nồi, rồi mang ra giữa sân, cái bếp mà vừa "thiết kế" từ những viên gạch cũ xếp ở vườn. Fire group rồi nhanh chóng up up. Một lúc sau nồi chưng nóng.

Khi đó, bà và mẹ cũng chuẩn bị xong cơm cho cả nhà. Cả nhà vừa ăn vừa trông bánh chưng.

Cả ngày hôm nay, em và bố cùng trông bánh chưng. Em rất thích ngồi cạnh bếp lửa để sưởi ấm và những củ khoai lang lấy từ trong bếp của bà vào đám cháy rực rỡ để nướng.

+ Vớt bánh

Đến 12 giờ đêm, lúc này bánh chín, cả nhà lau bánh. Em háo hức chờ lại gần để nhìn từng chiếc bánh răng thật. Từng chiếc bánh lần lượt được cất giữ tỏa ra khói tỏa nghi ngút. Mùi thơm của bánh chưng mới xong thật hấp dẫn. Dù đã tồn tại khá lâu nhưng em vẫn thấy màu xanh rất đẹp và màu xanh lá cây nhìn ra bên ngoài hệ thống.

Săn xong xếp cẩn thận trên bàn. Bà bảo em là để qua đêm cho nước nóng, đến mai là có bánh chưng để thắp hương ông bà tổ tiên.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm, đánh giá của bản thân

Gói bánh chưng ngày Tết là tục lệ đẹp của gia đình em nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Em luôn mong đến Tết để được gói bánh chưng với ông.

Cảnh gói bánh chưng ngày Tết ở nhà em thật yên bình và ấm áp. Nó cho em thấy được tình cảm gia đình gắn bó, ý nghĩa của ngày Tết đối với mỗi người dân Việt Nam và thêm yêu mến, trân trọng những điều tốt đẹp của hệ thống truyền thông quê hương.

Bình luận (1)
TQ
Xem chi tiết
CG
28 tháng 4 2018 lúc 22:11

ko chép trên mạng viết cho lòi hèo ak

Bình luận (0)
CG
28 tháng 4 2018 lúc 22:13

uk mk lộn có kb ak

Bình luận (0)
DG
24 tháng 9 2018 lúc 1:08

Bây giờ đã là cuối mùa thu đầu mùa đông, tiết trời se se lạnh. Bầu trời trong vắt không một gợn mây đen. Những tia nắng hiếm hoi tìm cách chiếu xuống sân trường. Hàng cây xào xạt thổi. Gió thổi vi vu. Chim hót líu lo. Tạo ra bức tranh đầy màu sắc. Tốp các bạn nữ ngồi thành nhóm kể chuyện cười với nhau. Nhóm các bạn nam đùa nghịch, đọc báo thật thú vị. Tuy thế nhưng các bạn vẫn không quên chiếc khăn đỏ trên vai. Hôm nay, các thầy cô giáo cũng mặc đẹp hơn mọi ngày. Các cô giáo trong bộ áo dài thướt tha. Thầy giáo mặc bộ comple trông thật bảnh trai. Thầy cô chạy đi chạy lại trên cầu thang để chuẩn bị cho buổi lễ. Dưới sân trường đã tấp nập những hàng ghế xanh, nâu, đỏ. Đội trống trong bộ nghi lễ trắng, đầu đội mũ ca nô cũng đã sẵn sàng. Đúng 7 giờ 30 phút tiếng trống giòn giã báo hiệu buổi lễ chào cờ đã đến. Tượng Bác Hồ đã được mang ra. Như Bác Hồ cũng về dự lễ chào cờ với chúng em. Chúng em nhanh chân vào hàng. Hiệu lệnh Chào cờ! Chào! của cô tổng phụ trách vang lên. Mọi người đứng nghiêm trang đồng thời những búp măng non giơ lên. Tiếng trống Đội nổi lên. Lá cờ Tổ quốc dần dần được kéo lên đỉnh cột. Ai cũng ngước nhìn lá cờ, lòng họ lại rộ lên một cảm xúc khó tả như lá cờ đang nhắc nhở họ nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã đổ máu giành lại độc lập cho đất nước. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa”. Đó chính là lời đầu của bài Quốc ca mà chúng em thường hát. Nó luôn bên em, nhắc nhở em phải học tập chăm chỉ để vun đắp cho Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ”. Đó chính là bài Đội ca. Đội sẽ dìu dắt em trong học tập, kỉ luật và vui chơi theo năm điều Bác Hồ dạy. Nó sẽ giúp em khôn lớn, trưởng thành tiến bộ trong thời kì còn thơ dại. Cả trường im lặng nghe cô tổng phụ trách đọc lời tuyên thệ: “Vì xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Cả trường đồng thanh hô: “Sẵn sàng” như xé tan bầu không khí im lặng. Bây giờ chim vẫn hót líu lo, gió vẫn thổi vi vu, hàng cây xanh rì rào. Cô tổng phụ trách đọc bảng thi đua. Khi nghe lớp mình xếp loại “Tốt”, em rất vui. Thầy hiệu trưởng dặn dò xong, chúng em lần lượt lên lớp.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Ad
13 tháng 2 2019 lúc 16:27

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

Bình luận (0)

Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là món ăn đặc trưng dân tộc, là cảm giác háo hức thời thơ bé ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình sum họp ấm áp trong những ngày đầu năm mới.

Đi tìm ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh 1

 

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

ADVERTISING

Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho".

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.

Đi tìm ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh 2

 

Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…

Chính vì vậy bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu, để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, chiếc bánh chưng xanh còn gợi cho ta nhớ đến niềm mơ ước an cư lạc nghiệp của con người: nhân nhụy vàng, thịt mỡ chín… là màu mỡ của lúa chín đồng quê, của đời sống chăn nuôi an vui xóm làng.

Đi tìm ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh 3

 

Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật chu đáo, gạo ngâm đãi thật kỹ, đậu xanh đồ vừa chín tới, thịt có cả nạc, bì, mỡ, ướp đủ gia vị, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Để chiếc bánh vuông đẹp, "chín rền" thì lúc gói phải “đỗ trong gạo, gạo trong lá”, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu. Khi vớt ra, bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của nếp, vị thơm của đậu xanh, béo ngậy của thịt lợn, tất cả hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon, vừa độc đáo. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với nước mắm thật ngon, thêm củ hành muối, củ cải dầm hay dưa góp sẽ càng đậm đà, khó quên.

Bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày,trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.

Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toàn nhưng 1 chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.

Đi tìm ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh 4

 

Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu xum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân,bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.

Hơn nữa, bánh chưng Tết còn có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng. Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp,đỗ xanh và thịt heo bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể để chống chọi với cái lạnh mùa Đông ngày Tết. Cụ thể như đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan.

Đi tìm ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh 5

 

Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình.

Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới

Bình luận (0)
FG
13 tháng 2 2019 lúc 20:32

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tốt cổ truyền đã có tự ngàn xưa với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh*. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Truyền thuyết kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tổn tại cho tới ngày nay. Nhìn hình thức chiếc bánh chưng, chủng ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng; nhưng để làm ra nó thì lại tốn không ít công phu. Cứ đến hăm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh.

Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay, ướp muối, tiêu cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô... Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Cảnh gói bánh chung ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! cả nhà quây quẩn quanh bà. Bà trải lá ra mâm rổi đong một bát gạo đổ vào, dàn đểu rổi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nữa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo tãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn gốc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã dược gói xong. Suốt một buổi sáng tíu tít, bận rộn, bà mới gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc bánh thành từng cặp rồi xếp vào chiếc nổi thật lớn chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bó. Chùm bánh ấy để ở trôn cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

   Phía góc sân, bếp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bô' tôi cũng chịu trách nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nổi bánh. Những gộc tre, gộc củi tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn :han tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tỏi bảo phải đun cho lửa cháy thật đểu thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngồi xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc .

  nhớ k cho mình

Bình luận (0)
Xem chi tiết
H24
10 tháng 2 2019 lúc 18:04

1.Trường mk méo có 

2. Trí tưởng tượng của mk ko cao xa đâu

3.Xl vì méo bt làm

4.Chúc bn may mắn vào ngày mai 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KH

Con người ta lớn lên và trưởng thành từ quê hương, quê hương luôn là nơi thân thương, gắn bó sâu sắc nhất với mỗi người trong những năm tháng ấu thơ. Tôi cũng vậy, quê hương luôn ở trong tim tôi với biết bao kỉ niệm, đặc biệt là hình ảnh con sông Tiền yên bình.

Dòng sông Tiền quê tôi quanh co, chảy dài quanh xóm làng, là nguồn cung cấp nước chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của làng quê. Nước sông trong vắt như tấm gương khổng lồ ngày ngày in bóng bầu trời xanh. Vào mỗi buổi sáng sớm, mặt nước yên bình, phẳng lặng như tờ, đến trưa, mặt trời lên cao, những tia nắng vàng chiếu xuống dòng sông, mặt nước như dát vàng dát bạc, khoác lên mình chiếc áo rực rỡ, đêm tối, dòng sông như hòa vào không gian, nhuộm đầy ánh sáng của vầng trăng tròn trên bầu trời, ông trăng tròn vành vạch in bóng hình xuống mặt nước yên bình. Hai bên bờ sông, những rặng tre rặng liễu nghiêng mình soi bóng xuống mặt hồ như những thiếu nữ đang làm dáng làm duyên. Thi thoảng có cơn gió nhẹ thoảng qua, lá cây rơi xuống mặt nước ,nhẹ trôi như những chiếc thuyền nhỏ. Chiều chiều, những chú chim én lại chao liệng qua, mặt nước đang yên bình bỗng nhẹ ngàng gợn sóng, những con sóng nhỏ chạy đuổi nhau, xô về tận bờ.

Dòng sông Tiền từ lâu đã là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho những cánh đồng quê, giúp bà con nông dân có được mùa màng như ý. Thỉnh thoảng, thuyền bè lại qua lại tấp nập để đánh những mẻ cá, mẻ tôm đầy ắp từ dưới đáy sông. Hàng ngày, các bà, các mẹ ra bờ sông giặt giũ quần áo, nấu cơm,...Nơi đây cũng là nơi lí tưởng cho những trò chơi của lũ trẻ quê chúng tôi ngày ngày ra bờ sông nô đùa ồn ã, ngày ngày đắm mình trong những cơn gió mát lạnh, ngắm nhìn dòng sông yên bình , tận hưởng không khí trong lành,...Hơn cả một dòng sông, nó như một người bạn tri kỉ của làng quê tôi. Dòng sông cũng cấp một phần cho cuộc sống của dân làng, nuôi dưỡng biết bao người con quê hương lớn lên bằng dòng nước ấy, gắn bó với làng quê từ biết bao đời nay. Nhịp sống của con người có thể thay đổi, cuộc sống có thể đi lên nhưng chỉ có dòng sông là vẫn luôn tồn tại vĩnh cửu như một chân lý vậy.

Đến bây giờ, dòng sông ấy vẫn luôn chảy và không ngừng chảy để tiếp tục nuôi dưỡng những thế hệ tiếp theo. Xa quê đã lâu, thế nhưng dòng sông Tiền thân thương ấy vẫn luôn tồn tại trong trái tim tôi không thể nào quên. Nó như một kí ức tươi đẹp của thời ấu thơ, là nguồn cội của trái tim tim này.

Bình luận (0)
HT
16 tháng 1 2019 lúc 12:19

Bài làm số 1

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bácthuyền chài đánh cálàm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sôngthì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Bình luận (0)
HT
16 tháng 1 2019 lúc 12:19

Bài làm số 2

Đã lâu lắm rồi em không về quê chơi, nhân dịp hè năm vừa rồi, bố mẹ đã dành tặng em một chuyến du lịch tại chính quê nội của em. Ở đó có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng đối với em hình ảnh dòng sông quê hương luôn khắc khoải mãi trong tâm trí em.

Sáng hôm ấy, em đã thức dậy thật sớm và ăn sáng để chuẩn bị ra bến xe đi về quê, suốt dọc đường đi em được ngắm biết bao nhiêu cảnh đẹp, được nhìn thấy rất nhiều thứ mới mẻ và thú vị. Trong lòng em cứ háo hức và hồi hộp mong chờ xe lăn bánh lăn bánh thật nhanh để mau về quê nội. Vừa bước xuống xe, mùi thơm của lúa vàng như mang em vào một thế giới cổ tích, ngọt ngào, một mùi vị của tình quê không ở đâu em cảm nhận được như ở nơi này. Và xen lẫn vào đó là tiếng nước trôi nhẹ nhàng của dòng sông đủ làm nên một bức tranh trọn vẹn.

Dòng sông quê nội được mệnh danh là hơi thở của cánh đồng, nó bao quanh quê hương em, cung cấp nước cho các bác nông dân vào mùa vụ, là tiếng nhạc du dương cổ vũ cho mọi người, tiếng ru trẻ thơ mỗi buổi trưa hè. Trên con sông quê, em không thể quên được những kỉ niệm một thời theo anh đi bắt cá, đi tắm, đi tổ chức những cuộc đua trâu, những trò đánh trận.

Những buổi sáng sớm tinh mơ, dòng sông quê nội càng trở nên thơ mộng bởi làn sương bao phủ, ẩn hiện xa xa là những cành cây trúc, cây liễu rũ xuống, hay trước mặt là cây đa cổ thụ in hình. Ôi, cảnh đẹp biết dường nào, nó như một bức tranh sơn mài đã được một nghệ nhân nào tô vẽ lên. Nước sông nhẹ nhàng trôi như vẫy chào mọi người ngày mới đến. Vào buổi trưa hè, dòng sông lại hòa nhịp với những cơn gió nhẹ mang hơi mát vào làng em, khiến cái nắng trở nên dịu dàng hơn. Mọi người cũng thường tranh thủ nghỉ trưa ở trên những hàng cây rợp bóng mát cạnh dòng sông.

Rồi chiều chiều, mọi người lại nô nức ra sông tắm rửa, ra sông nghỉ ngơi, tám chuyện hoặc theo những con thuyền lênh đênh để câu cá, cắt vó, vớt những cây bèo đang trôi theo dòng nước. Mỗi buổi chiều, em thường cùng các bạn dưới quê
rủ nhau ra sông vớt rác để giúp sông trở nên sạch sẽ và đẹp đẽ hơn. Chúng em đang cố gắng làm những hành động nhỏ để góp phần giữ gìn dòng sông, mong rằng từ hành động nhỏ đó mọi người sẽ ý thức được việc xả rác vào dòng sông là
không đúng để dòng sông mát lạnh luôn là người bạn của làng quê.

Dòng sông ơi, dù sau này em lớn lên em cũng không bao giờ quên sông đâu, sông chính là người bạn, gắn liền với tuổi thơ em, với kĩ niệm. Dù bây giờ, em đã rời xa sông, nhưng những hình ảnh về sông, về con người nơi này em mãi giữ trong tim mình. Hãy luôn mãi đẹp, mãi xanh sông nhé.

Bình luận (0)
LV
Xem chi tiết
VL
8 tháng 4 2023 lúc 20:43

Còn cái nịt

Bình luận (0)
VL
8 tháng 4 2023 lúc 21:47

Thank you bạn BEBH nhiều lém lun á . chúc bạn ngày một thành công nhé

 

 

Bình luận (0)
DC
7 tháng 3 2024 lúc 19:18

nịt cái gì đã ko giúp người ta mà còn lắm mồm 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TD
31 tháng 1 2019 lúc 19:46

Khí trời khi xuân về bỗng tươi đầy sức sống với những cánh mai vàng thanh khiết khắp nơi nơi. Hoa mai mang xuân về với vạn vật. Đối với mọi nhà, không khí tràn ngập niềm vui sum họp sẽ đầy đủ ý nghĩa hơn khi trong nhà có một chậu mai vàng. 

Quả thật, hoa mai tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa đẹp: là hoa không thể thiếu mỗi khi Tết đến, xuân về ở miền Trung quê tôi. Nhà tôi cũng vậy, trước Tết vài ngày, bố mẹ tôi đã mua một chậu mai thật đẹp để chưng tết. Từ góc phòng khách, cây mai trông thật rực rỡ.

Cây cao khoảng một mét rưỡi với thế rồng cuộn đẹp mắt được đặt trong chậu sứ trắng. Ở cây mai toát lên vẻ đẹp của thân, lá, cành, hoa. Gốc cây màu nâu sẫm to bằng bắp tay ta bằng chân. Thân cây chia làm nhiều chánh, nhiều cành mảnh, vươn dài đến bên cửa sổ đến bên đón ánh nắng xuân, lay nhẹ theo làn gió mang mùa hương phảng phất. 

Thế uyển chuyển của cành mai gợi cho ta nét thanh khiết của bà chúa Xuân. Đây là loại hoàng mai nên lá non nhỏ nhắn đầy sức sống, màu nâu đậm một chút. Lá thon dài, trông chỉ ngắn hơn lá trúc Nhật một chút. Hoa mai khi nó nở gắn thành chùm thưa thớt, không đơm đặt như hoa đào Lúc ấy trông thân cây chỉ toàn bao phủ một màu vàng óng ánh. 

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng màu vàng của hoa là nét đặc trưng mà tạo hóa đã ban tặng cho nó. Từ mấy ngày trước Tết, cây mai đã gần như bỏ hết lá để dồn sức ra những nụ hoa nhỏ xinh đang chúm chím bên cạnh những bông hoa xòe ra năm cánh thành một tầng, phô sắc óng mượt,vàng mượt như tơ. Nhìn từ xa ta có thể liên tưởng đến một đàn bướm vàng rập rờn múa lượn trong gió xuân chào đón một năm mới đang về.

Nhụy hoa kết hợp hai màu vàng, xanh tạo nên cho hoa một vẻ đẹp hài hòa thuận mắt. Những chùm hoa vàng đung đưa càng thêm nổi bật với những chùm nụ ngời màu ngọc bích,màu xanh ấy tượng trưng cho một sức sống mãnh liệt được nuôi từ nguyên khí đất trời.

Hương hoa mai không ngào ngạt, sực nức như hoa sữa, không dịu nhẹ như hoa hồng mà là một mùi hương nửa thực nửa hư, ai tinh ý lắm mới thưởng thức được mùi hương kì dịu ấy. Một năm mới mở ra với nhiều hứa hẹn bằng những cánh thiệp xinh xinh gắn bên những cánh hoa. Từ ngày có cây mai, không khí trong nhà thêm ấm cúng, vui vẻ.

Hằng ngày, tôi cùng bố tỉa lá,sửa cành tưới nước cho mai thêm đẹp. Tết càng đến gần, cây mai nhà tôi càng rực rỡ. Một mùa xuân mới cùng bao nhiêu niềm vui mới đang về trên những cành mai tươi thắm toát lên vẻ tinh khiết cùng sức sống mùa xuân. Năm nay, mai cùng nhà tôi đón một cái tết thật vui, thật đầm ấm.

Bình luận (0)
SG
31 tháng 1 2019 lúc 19:48

Perhaps the days of Tet with many children in the market are the days when they find joy and enjoyment. But Tet holidays are what they expect more than ever. My New Year's Day is really meaningful and memorable to start a new year.

           tk cho mình 2tk

Bình luận (0)
NA
31 tháng 1 2019 lúc 19:50

Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.

Bình luận (0)