Hãy viết những từ ngữ để miêu tả "nắng"
(nhiều từ lên nha mọi người!)
Mình cảm ơn trước ạ!
Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả hình ảnh Thánh Gióng khi ra trận giết giặc trong đó có dùng 2 từ láy, 2 thành ngữ. Gạch dưới từ láy và thành ngữ em dùng. Giúp mình với, cảm ơn mọi người nhiều.
Tham khảo:
Hình ảnh Gióng ra trận thật đẹp đẽ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam.
Mọi người ơi giúp mình với ạ. Viết 1 đoạn văn từ 10-15 câu kết hợp miêu tả, biểu cảm và tự sự theo đề: Ai cũng đã từng sai phạm, nhưng quan trọng là rút ra được một bài học cho mình. Em hãy kể lại một lần khiến em hối hận.
Em cảm ơn nhiều ạ
1.Hãy viết 3 câu văn miêu tả (ánh trăng,cây bàng,con người) trong đó 1 câu thể hiện rõ cách tưởng tượng,1 câu so sánh và 1 câu nhận xét về đối tượng.
2.Tìm những từ ngữ gợi tả sắc nắng.Chọn khoảng 5 từ để viết 1 đoạn văn tả cảnh một ngày nắng đẹp thể hiện rõ cách tưởng tượng,so sánh và nhận xét.(không copy mạng)
LÀM NHANH GIÚP MÌNH NHA,MÌNH TICK CHO !
1.- Cây bàng như chiếc ô khổng lồ giúp chúng em che nắng những ngày nóng nực. (so sánh)
- Lan là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, hòa đồng với bạn bè. ( nhận xét về con người)
- ánh trăng chiếu xuống mặt hồ như những viên kim cương lấp lánh.
2. - chói chang, gay gắt, nắng chói, nắng ửng, nắng vàng, nắng hồng, nắng tươi.
Cho mình hỏi là các từ ngữ tả về mặt trời sau khi mưa là những từ nào ạ ? Cô mình cho đề là :Con hãy viết từ ngữ miêu tả các sự vật khi trời mưa vào các cột sau nhé.
Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả về mùa xuân
Mọi người nhanh giúp mình vs nghen. Cảm ơn mn nhiều!
Nếu ai hỏi em thích mùa nào, em sẽ trả lời ngay là mùa xuân. Đây là mùa khởi đầu cho một năm. Nó mang lại cho con người và tất cả muôn loài sức sống tươi mới. Không khí mùa này vừa có chút lành lạnh của mùa đông còn sót lại, vừa có chút ấm áp của những tia nắng ấm áp. Thỉnh thoảng, ngang qua những cơn mưa phùn làm cho cái lạnh hơi buốt giá. Mọi người ai cũng mặc áo ấm khi ra đường. Đến trưa, trời bừng chút nắng ấm. Một bầu không khí thật thoải mái, dễ chịu. Những chú chim cũng góp vào bản hòa ca mừng xuân. Trên những cành lá, những nụ non xanh mơn mởn tràn trề nhựa sống. Những bông hoa đua nhau nở, vạn vật khoan khoái, tràn đầy sinh khí. Em rất thích mùa xuân!
Một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông, nhưng em thích nhất là mùa xuân. Đây là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc. Những mầm non xanh tươi mơn mởn tràn đầy nhựa sống. Thời tiết se se lạnh và có mưa phùn. Trên bầu trời, những đám mây trắng đang trôi lờ lững. Đến tầm trưa, có những tia nắng và ông mặt trời xuất hiện. Những chú chim cất tiếng hót líu lo. Đây là mùa mà các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm. Mùa xuân, em háo hức nhất là dịp Tết để được nhận được lì xì. Em rất yêu quý mùa xuân và em mong chờ mùa xuân nhanh đến.
Viết một đoạn văn ngắn, dài từ 8-10 câu miêu tả khuôn mặt của một em bé
Mọi người trar lời sớm vào nha, mình đang cần gấp, cảm ơn!!!!
Khuôn mặt bé con tròn trĩnh nom rất đáng yêu. Đôi mắt to tròn, đôi lúc sáng lên nhìn em , đôi lúc nào nháy mắt liên tục tỏ ý lấy lòng, thật ngộ nghĩnh.. Hai má phúng phính hồng hào, lúc nào cũng khiến người khác phải muốn cưng muốn nựng. Nhìn xem! Đôi môi đỏ chiums chím, đôi lúc nở nụ cười ngây thơ khiến ai cũng phải yêu.Làn da trắng hồng, mịn màng . Một khuôn mặt của cậu bé thiên thần.
#Châu's ngốc
trả lời:
Nhà em có một em bé tên là An. An có làn da trắng mịn với cái môi cam chúm chím cười . Đôi mắt đen long lanh như một hạt ngọc sáng lên. Mái tóc vàng của An có màu vàng nắng ban mai. Em rất dễ thương và đáng yêu.Tôi yêu An rất nhiều và tôi thấy tôi thật sự may mắn khi có An.
Cảm ơn hai bạn nhé!!!
Trong đoạn văn từ " Tôi bước qua hàng ghế dài đến ... và nhiều người khác nữa "
Dựa vào đoạn văn trên kết hợp với cảm nhận của riêng em , hãy miêu tả hình ảnh người thầy giáo trong buổi học này .
Giúp mình zứi nha , làm ơn nhanh lên
Bạn tham khảo nhé !
Vào một buổi sáng ấm áp, trong trẻo, ven rừng vẳng lên tiếng chim hót thánh thót khi gần khi xa, người dân Pháp bàng hoàng trước lệnh từ Béc-lin truyền xuống: các trường học vùng An-dát và Loren của Pháp buộc phải chuyển sang học tiếng Đức (do nước Pháp bị thất thủ trong trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ).
Thầy Ha-men – một giáo viên dạy Pháp văn, gần như cả đời gắn bó với miền quê An-dát đã dạy buổi học cuối cùng cho học sinh thân yêu trước lúc rời khỏi xứ sở này mãi mãi. Có rất nhiều người làng đến dự buổi học ấy, trong đó có cả những cụ già cao tuổi như cụ Hô-de. Bằng sự thành kính, họ muốn tạ ơn người thầy đã bốn mươi năm tận tụy đem ánh sáng tri thức đến cho con em mình.
Hôm ấy, thầy Ha-men mặc một chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, viền lá sen gấp nếp mịn và cái mũ lụa đen thêu. (Thầy chỉ mặc bộ lễ phục này vào những dịp long trọng như khi đón quan thanh tra hay phát phần thưởng cho học sinh). Khi mặc bộ quần áo này, thầy muốn thể hiện sự tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp một cách cảm động.
Thái độ của thầy với học sinh cũng khác với mọi ngày. Bình thường, thầy nổi tiếng nghiêm khắc. Không bao giờ thầy nhân nhượng với những học trò lười biếng. Do đó, với cậu học sinh cá biệt như Phrăng, cây thước sắt khủng khiếp mà thầy kẹp dưới nách đã thành nỗi ám ảnh. Đi học muộn, Phrăng đã sợ hãi nghĩ đến lúc bị thầy quở mắng, bị kiểm tra bài cũ và bị vụt bằng thước kẻ. Nhưng, hôm nay, thay vì giận dữ, thầy lại dịu dàng giục cậu vào lớp. Nhìn mọi người bằng đôi mắt xanh buồn sâu thẳm, thầy xúc động nói:
- Đây là lần cuối cùng thầy dạy các con… Kẻ thù xâm lược buộc chúng ta phải học bằng thứ tiếng của chúng. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.
Phrăng choáng váng khi nghe thầy nói vậy. Cậu giận mình đã ham chơi hơn ham học để đến nỗi mới biết viết. Đáng trách hơn nữa là trong buổi học này, cậu còn không đọc được trót lọt các quy tắc về phân từ. Thầy Ha-men đã không quở mắng cậu như mọi lần. Thầy chỉ ra những lầm lỗi của tất cả mọi người trong việc lần nữa, không tích cực học tiếng Pháp nên bây giờ vẫn không nắm vững ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Thầy đau đớn thốt lên:
- Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây, kẻ thù của dân tộc có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!”…
Trước lúc ra đi, thầy đã truyền tất cả tâm hồn và trí tuệ của mình vào bài học cuối cùng, kiên nhẫn giảng giải cho mọi người hiểu được điều kì diệu của ngôn ngữ dân tộc. Thầy khẳng định: “Tiếng Pháp là thứ tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Mọi người phải bảo vệ nó, đừng bao giờ được phép quên lãng. Bởi, khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...”
Hôm ấy, Phrăng bỗng thấy bài giảng của thầy sao mà giản dị và dễ hiểu đến thế. Với tất cả nhiệt tình sôi sục, thầy Ha-men muốn truyền thụ ngay một lúc, toàn bộ tri thức của mình vào đầu óc non nớt của học trò, bởi đây là cơ hội cuối cùng thầy dạy cho chúng những tri thức ngôn ngữ thiêng liêng của dân tộc.
Trong giờ viết tập, thầy đã chuẩn bị sẵn những tờ mẫu mới tinh trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới, trên có viết các từ Pháp, An-dát bằng chữ trông thật đẹp. Qua đó, thầy muốn khắc ghi trong tâm tưởng mọi người một chân lý: An-dát vẫn mãi mãi thuộc về nước Pháp, như máu chảy về tim, bất chấp ý muốn ngạo ngược của kẻ thù! Cả lớp im phăng phắc, chăm chú tập viết. Chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt, tiếng bồ câu gù thật khẽ trên mái nhà. Ai nấy đều nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.
Khi học trò tập viết, thầy Ha-men thầy đăm đăm nhìn ngắm những đồ vật thân thuộc đã gắn bó với thầy suốt bốn mươi năm dạy học. Qua ánh mắt đau đáu ấy, thầy muốn mang theo hình ảnh thân thương của ngôi trường, của các học trò trong suốt phần đời còn lại. Trái tim thầy tan nát khi phải rời xa mái trường thân yêu, xa đám học trò nhiều phen khiến thầy phải phiền lòng nhưng chúng đã là tất cả cuộc đời thầy. Đau lòng nhưng thầy vẫn đủ can đảm để dạy cho đến phút cuối cùng. Khi chuông đồng hồ điểm mười hai giờ, thầy đứng lặng trên bục giảng, người tái nhợt, tấm lưng của thầy bỗng còng hẳn xuống bởi một gánh nặng vô hình nào đó. Thầy nghẹn ngào nói không hết câu chào từ biệt. Bất ngờ, thầy quay về phía bảng, lấy hết sức bình sinh, viết thật to dòng khẩu hiệu: “Nước Pháp muôn năm!”.
Thực sự nước Pháp, cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã thành bất tử trong tâm hồn của bao thế hệ học trò nhờ sự truyền giảng nhiệt thành về tình yêu Tổ quốc, yêu ngôn ngữ dân tộc của những người thầy đáng kính, giàu tâm huyết như thầy giáo Ha-men trong tác phẩm của nhà văn A. Đô-đê.
Cảm ơn bạn nhìu nha
Mọi người giúp mik với ạ. Mik cảm ơn trước ạ!
Từ nào viết đúng chính tả trong các từ sau?
xuất cơm
sinh sôi
sản suất
san xát