nêu công lao của Lê Hoàn đối với đất nước
Hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền, Điinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt dối với đất nước,
Nêu tiểu sử của Lê Hoàn:
1. Năm sinh-năm mất.
2. Quê quán.
3. Xuất thân.
4. Công lao đối với lịch sử dân tộc.
5. Một điều tích cực em học được từ nhân vật Lê Hoàn.
Hãy nêu công lao của Lê Hoàn đói với nước ta?
-
-
-
- Help Me!! Ngắn gọn thôi nhé ...
Lê Đại Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp.
Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê (hiện vẫn còn ở Thanh Hóa và là một di tích lịch sử) do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông thuỷ nội địa đầu tiên của Việt Nam. Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó đã trở thành phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này. Từ con sông đào do Lê Hoàn khai phá trên đất Thanh Hoá, đến thời Lý, Trần sông đào đã xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh-Nghệ-Tĩnh. Đến thời Lê đã rộng khắp dải miền Trung Bộ và đến thời Nguyễn thì sông đào có mặt ở khắp mọi miền Việt Nam
Lê Hoàn là ông vua có công rất lớn, ngoài chuyện đánh đuổi bọn giặc Tống, bình Chiêm thành . Lê Hoàn còn làm cho bà hoàng hậu Dương vân Nga ...chết chồng vẫn được làm hoàng hậu. Ngoài ra việc giáo dục các con của Lê hoàn thì khỏi phải bàn, anh em tàn sắt lẫn nhau, tranh giành ngôi báu. Đại gian đại ác nhất phải kể đến Lê Long Đỉnh.giết anh làm vu ,đày ải nhân dân... khiến nhà tiền lê nhanh chóng hóa kiếp,quyền lực rơi vào nhà Lý...
- Dẹp loạn Đinh Tiền, Nguyễn Bặc
- Đánh tan quân Tống xâm lược
-Lên ngôi vua 980 - 1005, sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt
- là 1 trong 14 anh hùng dân tộc
-
Đánh giá công lao của Ngô Quyền, Lê Hoàn đói với nước ta trong buổi đầu xây dụng đất nước độc lập tự chủ. Tên và nôi dung chính bộ luật Hình thư (thời Lý)
1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy đánh giá công lao của Lê Hoàn đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Mùa đông năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại. Con thứ Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi, triều đình nhà Đinh suy yếu. Nhân cơ hội này, nhà Tống ráo riết tập trung binh lực chuẩn bị xâm lược nước ta. Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn làm vua, lập nhà Tiền Lê năm 980. Ngay khi lên ngôi, Lê Hoàn liền cử sứ đoàn sang Tống hoãn binh, đồng thời ráo riết bố phòng, lập đồn lũy, tích trữ lương thảo, rèn vũ khí, tuyển thêm quân, quyết tâm kháng chiến giữ nước. Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế, đổi niên hiệu để đem quân thôn tính nước ta. Chúng sai sứ sang nước ta đưa ra hai yêu cầu: hoặc Đinh Toàn thống soái, Lê Hoàn làm Phó, hoặc phải đưa hai mẹ con Dương Vân Nga - Đinh Toàn sang quy phục, nhà Tống sẽ trao Tiết Việt cho Lê Hoàn. Lê Hoàn không chịu, vì thế, đầu năm 981, quân Tống đem 4 vạn quân sang xâm lược nước ta. Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Bấy giờ quân Tống chia đường sang xâm lấn: Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến đến Lạng Sơn; Trần Khâm Tộ kéo đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo đến sông Bạch Đằng ”. Kế hoạch của giặc là tiến công theo hai đường thủy, bộ và hợp quân phía Bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư, thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh. Phân tích các tin tình báo đưa về, Lê Hoàn quyết đánh địch trên cả hai tuyến thủy, bộ, phá tan âm mưu phối hợp hai đoàn quân thủy, bộ của chúng. Ông đã bố trí lực lượng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, sông Kinh Thầy kéo dài cho đến vùng Lục Đầu Giang (thuộc địa phận tỉnh Thái Bình ngày nay, nơi hợp lưu 6 con sông lớn ở miền Bắc gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình). Trong đó, lực lượng tập trung cao nhất là ở vùng cửa biển Bạch Đằng – nơi đoàn thuyền chiến của địch vừa mới tiến vào vùng Lục Đầu Giang – nơi hợp quân của hai đoàn quân thủy, bộ của quân Tống. Đạo quân của Lưu Trừng tiến vào sông Bạch Đằng, vấp ngay sự kháng cự của quân ta, phải chiến đấu vô cùng vất vả. Những cọc đóng trên sông Bạch Đằng gây cho địch rất nhiều trở ngại. Cuộc chiến kéo dài suốt 2 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 981), Lưu Trừng mới phá nổi vòng vây để tiến lên phía Bắc, hội với các đạo quân khác. Nhưng cũng chính thời gian kéo dài ấy, các đạo quân Tống thêm lúng túng, co cụm lại để chờ nhau mà không thể mở rộng diện tấn công, ý đồ tốc chiến tốc thắng bị bẻ gãy, thế trận liên kết không thành. Đạo quân bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy vượt Nam Quan vào Lạng Sơn, chờ quân phối hợp. Nghe ngóng tin tức của Lưu Trừng không có gì tiến triển, hắn tổ chức quân đánh xuống Bình Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay) thì gặp trận địa mai phục lớn. Trận đánh diễn ra quyết liệt, quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân Bảo cũng bị chém chết tại trận. Đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết (Khoái Châu, Hưng Yên) nghe được tin Lưu Trừng và Hầu Nhân Bảo bại trận đành rút chạy. Nhân cơ hội đó, Lê Hoàn tiếp tục truy kích địch, tiêu diệt quá nửa quân của Trần Khâm Tộ, bắt sống nhiều tướng giặc như: Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân… Đại quân Tống bị đánh tan, vua Tống Thái Tông buộc phải ra lệnh bãi binh, rút tàn quân về nước, chịu thất bại thảm hại trong cuộc xâm lược Đại Cồ Việt. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược do Lê Hoàn chỉ huy đã thắng lợi vẻ vang, nền độc lập dân tộc được bảo toàn. Nghiên cứu về Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định trận Bạch Đằng tháng 4 năm 981 có ý nghĩa bước ngoặt, làm thất bại kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Sách Đại Nam nhất thống chí và nhiều thần tích ở vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) đều phản ánh trận Bạch Đằng năm 981 là một chiến công vang dội, lẫy lừng của quân dân ta trong kháng chiến chống Tống. Tại đền thờ vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) ở Phủ Diễn, Thanh Trì có câu đối ca ngợi chiến công của ông: Đế Đô tích tại Hoa Lư Động Thánh vũ kim tồn Bạch Đằng Giang (Động Hoa Lư tráng lệ đế đô, Sông Bạch Đằng lưu truyền chiến tích). Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống đã làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố vững chắc lòng tin vào khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam. Về đối ngoại, nhà Tiền Lê đã thi hành một chính sách tích cực, bình đẳng, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kể cả vùng biên cương. Tên tuổi Lê Hoàn và tướng quân nhà Tiền Lê mãi khắc sâu vào lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta.
nêu công lao của Lê Hoàn?
-Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc
-Đánh tan quân Tống xâm lược
-Lên ngôi vua năm 980-1005, sáng lập ra nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt
-Là một trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử Việt Nam
1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy đánh giá công lao của Lê Hoàn đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy đánh giá công lao của Lê Hoàn đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Câu 1: Đánh giá công lao Ngô Quyền trong Lịch Sử dân tộc.
Câu 2: Đánh giá công lao Lê Hoàn trong Lịch Sử dân tộc.
Câu 3: Là học sinh, em cần làm gì để thể hiện sự biết ơn đối với công lao của Lê Hoàn và Ngô Quyền.
LÀM NHANH GIÚP MÌNH NGHE *Vứt liêm sỉ*
câu 1:Ngô Quyền có công lao rất to lớn đối với dân tộc ta
+Đặt nên móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập
+Chấm dứt hơn 1 nghìn năm Bắc Thuộc
+Mở ra 1 thời đại mới-thời đại độc lập lâu dài cho dân tộc
+giành lại độc lập ,tự do cho dân tộc
+Đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc
câu 2:- Lê Hoàn (941-1005) Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc và đánh tan quân Tống xâm lược. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ
câu 3 tự làm
a) nêucông lao của ngô quyền đối với đất nước
b)so sánh cách đánh giặc của ngô quyền và lê hoàn
A. - Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
B. *Giống:
-Đều tổ chức đóng cọc trên sông Bạch Đằng
-Đều có sự đồng lòng,đoàn kết của nhân dân
*Khác:
-Lê Hoàn:Tiến hành chặn đánh giặc trên đường sống cả đường bộ
-Ngô Quyền:Chỉ tiến hành chặn đánh giặc trên đường sông
*Cách đánh của Lê Hoàn hay và thông minh hơn vì:Thực hiện trên phạm vi cả sông lẫn bộ→Tạo nên thế "gọng kìm",khiến quân địch hoang mạng,phòng được trường hợp địch tháo chạy trên đường bộ
Chúc cậu học tốt
_Đinh Gia Hân_