Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
BT
13 tháng 10 2016 lúc 20:08
a) Yêu cầu chung- Phải đặt mình vào trong tình huống mà đề bài gợi ra để có những xúc cảm cụ thể, chân thực;- Từ tình huống đã xác định mới tiến hành tìm ý, lập dàn ý: thể hiện những tình cảm gì? diễn biến ra sao?- Lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp: gián tiếp hay trực tiếp, hay kết hợp cả hai? ngôn ngữ, lời văn ra sao? giọng điệu thế nào?b) Các bước làm một bài văn biểu cảmBước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý- Xác định đối tượng biểu cảm;- Xác định định hướng tình cảm cần thể hiện.Bước 2: Lập dàn bài- Xác định nhiệm vụ của từng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài;- Sắp xếp các ý trong từng phần.Bước 3: Viết thành văn- Lựa chọn giọng văn;- Tập trung làm nổi bật tình cảm đã định hướng ở bước 1;- Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (các cung bậc, diễn biến, sắc thái tình cảm,...) theo trình tự đã dự tính trong bước 2.Bước 4: Kiểm tra lại bài viết- Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa, bổ sung;- Sửa về nội dung: có cần thêm hay bớt ý nào không? chỗ nào cần thể hiện sâu hơn nữa? các ý đã đảm bảo liên kết, mạch lạc chưa?- Sửa về hình thức: điều chỉnh từ ngữ, câu, ngắt đoạn, chuyển đoạn. 
Bình luận (1)
LP
13 tháng 10 2016 lúc 19:54

bài đọc đâu bạn?

Bình luận (0)
SC
Xem chi tiết
BT
1 tháng 10 2016 lúc 0:04

Trong số những bài tập làm văn thì viết văn biểu cảm là một dạng bài tập làm văn khó, đòi hỏi có cảm xúc, bài viết phải biểu đạt được cảm xúc,tình cảm của người viết đối với sự vật sự việc,chủ đề đang nói đến. Một số hướng dẫn sau đây giúp các bạn viết được những dạng bài văn biểu cảm. Đa phần bài văn biểu cảm thường yêu cầu về các chủ đề sau :

Biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật: dòng sông, cây cối, cánh đồng, mùa trong năm...
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây,hoa, quả, cảnh thiên nhiên...)
Thân bài: 
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả)
VD: Cây: rễ, thân, lá, hoa, quả...
- Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người 
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật.

Biểu cảm về sự vật, về con người: món quà, đồ vật, người thân...
Biểu cảm về sự vật:
Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm.
Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.
Thân bài: 
1. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu năm học, đựơc người nào đó làm cho, tự làm...)
2. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật:
- Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bộ phận....
- Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó.
3. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó:
- Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn....
- Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè...
Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng.
Biểu cảm về con người:
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm ( TT hoặc GT)
Cảm nghĩ ban đầu.
Thân bài:
1. Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc : hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc ( nếu người đó đang ở xa, đi xa )
2. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc , suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết.
3. Sự gắn bó của người ấy với bản thân em:
- Trong cuộc sống hàng ngày.
- Hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó.
-> Bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kính trọng, biết ơn...
3. Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc.
Kết bài: Khẳng định tình cảm với đối tượng.
Có thể hứa hẹn, mong ước.

Biểu cảm về tác phẩm văn học:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
Thân bài:
* Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình: 
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân) 
* Lưu ý: 
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.
- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn

Bình luận (7)
NT
Xem chi tiết
TK
5 tháng 10 2016 lúc 9:58

Ca ngoi tinh trung thuc cua con nguoi ,ghet thoi ninh not doi tra,lay guong lam bieu tuong vi guong phan chieu su that.

Bình luận (2)
TP
3 tháng 10 2016 lúc 11:38

Nhận xét:Để biểu đạt  tình cảm dó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm chỗ giữa bởi nó luôn phản chiếu một cách trung thực cả mọi thứ xung quanh.Tình cảm và sự đánh giá rõ ràng và chân thực .Điều đó làm cho bài văn giàu sức gợi,thuyết phục và hấp dẫn

Bình luận (0)
RP
Xem chi tiết
TP
2 tháng 10 2016 lúc 8:11

Các bước làm bvăn biểu cảm:

+Tìm hiểu đề và tìm ý

+Lập dàn ý

+Viết bài

+Sửa bài

NHận xét về cách bieur đạt tình cảm của nhà văn: Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm chỗ dựa bởi nó luôn phản chiếu một cách trung thực tất cả mọi thứ xung quanh. Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng và chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu sức gợi, thuyết phục và hấp dẫn. Hay nói cách khác, những tình cảm ấy tạo nên giá trị cho bài văn.

Bình luận (4)
HN
30 tháng 9 2018 lúc 19:29

-Nhận xét các cách biểu đạt tình cảm :

+Biểu cảm trực tiếp : "tôi yêu" , "yêu" , "tôi nhớ" , "tôi da diết mong" , "tôi tha thiết" , "tôi muốn".

+Biểu cảm gián tiếp : chọn hình ảnh dòng sông quê hương , ngọn núi... , cánh đồng , ánh nắng... , và lịch sử của quê hương.

-Nhắc lại :

+B1: Tìm hiểu đề và tìm ý (Xác định đối tượng , tình cảm...)

+B2: Lập dàn bài.

|Bonus:

MB: giới thiệu đối tượng và tình cảm với đối tượng.

TB: biểu cảm về đối tượng 1 cách chi tiết.

KB: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

+B3: Viết bài.

+B4: Đọc lại và sửa chữa.

-Edit by : Ngụy Vô Tiện ( HMXT)

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
BT
13 tháng 10 2016 lúc 20:10
2. Cách làm một bài văn biểu cảma) Yêu cầu chung- Phải đặt mình vào trong tình huống mà đề bài gợi ra để có những xúc cảm cụ thể, chân thực;- Từ tình huống đã xác định mới tiến hành tìm ý, lập dàn ý: thể hiện những tình cảm gì? diễn biến ra sao?- Lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp: gián tiếp hay trực tiếp, hay kết hợp cả hai? ngôn ngữ, lời văn ra sao? giọng điệu thế nào?b) Các bước làm một bài văn biểu cảmBước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý- Xác định đối tượng biểu cảm;- Xác định định hướng tình cảm cần thể hiện.Bước 2: Lập dàn bài- Xác định nhiệm vụ của từng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài;- Sắp xếp các ý trong từng phần.Bước 3: Viết thành văn- Lựa chọn giọng văn;- Tập trung làm nổi bật tình cảm đã định hướng ở bước 1;- Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (các cung bậc, diễn biến, sắc thái tình cảm,...) theo trình tự đã dự tính trong bước 2.Bước 4: Kiểm tra lại bài viết- Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa, bổ sung;- Sửa về nội dung: có cần thêm hay bớt ý nào không? chỗ nào cần thể hiện sâu hơn nữa? các ý đã đảm bảo liên kết, mạch lạc chưa?- Sửa về hình thức: điều chỉnh từ ngữ, câu, ngắt đoạn, chuyển đoạn. 
Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết