Giai thik từ ngữ sau đây:cơm chó,lạc lõng
Nhanh tay mik tick,mai học rùi
- Tìm các từ ngữ chưa các tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu v hay d: vàng, dàng; vào, dào; vỗ, dỗ. Heo mi, các bạn giúp mik nha, mik học chính tả mai rùi
- Tìm các từ ngữ chưa các tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu v hay d. Heo mi, các bạn giúp mik nha, mik học chính tả mai rùi!
vàng - dàng
vào - dào
vỗ - dỗ
Viết 1 bài văn bằng tiếng anh về môn thể thao mà em thik hoặc biết
Lưu ý :ko chép mạng nha
Giúp mik vs mai nộp rùi !!!! Ai nhanh tui tick cho (^-^)
Hi,my name is Chi. Now, I tell you about my favourie sport. I badminton best! It is an individual sport. It has two players. I play it in my free time. I play it with my friend in my yard. It needs two rackets and a shutlecock. I love it best because it is good for my health and I feel happy when I play it!
Giúp mik với, mai mik phải đi học rùi!!!
_Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu .
_Để biểu đạt tình cảm ấy , người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ , tượng trưng ( là một đồ vật , loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm , tư tưởng , hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm , cảm xúc trong lòng.
_ Tình cảm trong bài phải rõ ràng , trong sáng , chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị .
tình cảm
chọn
gửi gắm
trực tiếp
chân thực
giá trị
Mai mik phải đi học rùi!!!
Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hành động, tính chất,...đã được nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.
Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp trong câu như chủ ngữ, vị ngữ; hay phụ ngữ của danh từ, của động từ , của tính từ.
Từ " Ai " dùng trong câu hỏi , đặt ra các tình huống liên quan tới một ai đó?
Từ " Ai " chỉ nhân vật được nhắc đến.
" Sao " cũng dùng trong câu hỏi hoặc câu trả lời. Chỉ biểu cảm, cảm xúc của một người nói hoặc sự ngạc nhiên của đối tượng với mình hoặc mình với đối tượng
Chúc bạn học tốt!
tại sao cần phải viết chương trình máy tính ?
làm nhanh giùm mik nha mai mik học rùi ai đúng mik tick
Do nhu cầu mục đích sử dụng của con người rất đa dạng và phức tạp. Nên một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính. Vì vậy cần phải viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong 1 chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.
Code : Breacker
Hãy cho biết lí do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính.
Trả lời:
Máy tính thực chất chỉ là một thiết bị điện tử vô tri vô giác. Để máy tính có thể thực hiện một công việc theo mong muốn của mình thì con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy. Việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình, giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
Do nhu cầu mục đích sử dụng của con người rất đa dạng và phức tạp. Nên một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính. Vì vậy cần phải viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong 1 chương trình giúp ccon người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.
T mik nha !
các bn giúp mik đề này :Biểu cảm về 1 loài hoa em thik
KO CHÉP MẠNG NHA MAI MIK NỘP RÙI
CẢM ƠN CÁC BN
Không chép mạng lâu đó, chịu hông ?
Chết , tui chỉ có cây chứ ko hoa ....
Những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương (nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương, ...)mik ở đức trọng- lâm đồng
mai mik phải nộp rùi
- Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
- Sông Lô một dải trong ngần
Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên
- Nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu
Nam Chân, bắc Dũng, đông Kỳ, tây Lạc
- Nước Thanh Lanh, ma kẽm Dõm
Nước Thanh Lanh, ma Ngọc Bội
-Mang Cả trông sang
Mang Con thài mại
Đứng lại mà trông
Chín đời quận công
Mười đời tiến sĩ
Quê tôi mang tiếng quê nghèo
Mà trăm chuyện kể ra đều bằng thơ
Chuyện sen theo mẹ lên chùa
Dân làng đi cấy suốt mùa sáng trăng
Con gà biết nhớ lá chanh
Chuồn chuồn cao thấp mà thành nắng mưa
Yêu nhau mấy núi cũng vừa
Miếng gừng hạt muối thành bùa thủy chung
Mẹ tôi quen ruộng quen đồng
Ru con là nói thật lòng ước mơ…
Lời ru từ buổi ấu thơ
Che con hết cả nắng mưa, đói nghèo
Tôi chìm trong suối ca dao
Từng dòng lục bát giọt nào cũng thơm
Bây giờ dẫu mẹ chẳng còn
Tôi tìm bóng mẹ trong hồn ca dao…
-Rau một lá, cá một khúc.
-Nhà đổ còn xà, cậu già còn cháu.
-Cha thế nào, chú hao hao thế ấy.
-Nói không nghe, đe không được.
-Đất một trái chung, chim cùng tổ đẻ, con người một mẹ, một cha.
-Ruột một bụng, tóc một đầu, lươn một bàu, diều một gió..
-Người đau bệnh nằm liệt, công việc người khỏe lo, thói đời ăn no tức bụng.
-Ruộng nhuyễn gạo thơm ngon, ruộng sinh bùn thuần thục, trâu nuôi lâu béo tốt, người
Con cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ nonNàng về nuôi cái cùng conĐể anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Bắc Cạn có suối đãi vàngCó hồ Ba Bể có nàng áo xanh.
Ai lên làng Quỷnh hái chè,Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Muốn ăn cơm trắng cá mè,Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.Muốn ăn cơm trắng cá rô,Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
Hà Nội ba mươi sáu phố phườngHàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.Từ ngày ta phải lòng mìnhBác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.Làm quen chẳng được nên quenLàm bạn mất bạn ai đền công cho
Đường vô xứ Nghệ quanh quanhĐường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
Ai về Hà nội ngược nước Hồng HàBuồm giong ba ngọn vui đà nên vuiĐường về xứ Lạng mù xa..Có về Hà nội với ta thì vềTrên trời có đám mây xanh,Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng,
Ai đi trẩy hội chùa HươngLàm ơn gặp khách thập phương hỏi giùmMớ rau sắng, quả mơ nonMơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
Ngày xuân cái én xôn xaoCon công cái bán ra vào chùa Hương.Chim đón lối, vượn đưa đườngNam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Sản vậtRa đi anh nhớ Nghệ An,Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam đàn thơm tương.
"Yến sào Vinh SơnCửu khổng cửa RònNam sâm Bố TrạchCua gạch Quảng KhêSò nghêu quán Hàn...Rượu dâu Thuận Lý..."
Ước gì anh lấy được nàng,Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.Xây dọc rồi lại xây ngang,Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.Đừng thủy thì tiện thuyền bèĐường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Ai thi học kì rồi cho mình hỏi đề bài viết môn ngữ văn 8 để tham khảo được không? Mai mình thi rùi T_T
Ai nhanh mình tick.
I. Phần Văn – Tiếng Việt (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Chép lại nguyên văn bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2: (2 điểm) Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:
“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? ( 2)Chị Dậu gạt nước mắt: ( 3)Không đau con ạ ! ( 4)”(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
II. Phần Tập làm văn: (6 điểm)
Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại những từ ghép
sau: lâu đời, nhà máy, đầu đuôi, ẩm ướt, nhà cửa, xe hơi.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 3. Thế nào là quan hệ từ ? Sửa lại quan hệ từ trong các câu sau cho phù hợp?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
- Bạn học lớp 7A và 7B ?
.........................................................................................................................................................
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
.........................................................................................................................................................
Câu 4. Cho một cặp từ trái nghĩa, đặt câu với cặp từ đó?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 5. Xác đinh từ loại (theo chức năng) của những từ in đậm trong câu sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi
thấy ân hận quá.
( Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Câu 6. Chỉ ra từ láy có trong câu văn trên?
.........................................................................................................................................................
Câu 7. Tìm từ đồng nghĩa với từ “Nhi đồng”, đặt 01 câu?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 8. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Li – hồi C. Thiếu – lão
B. Vấn – lai D. Tiểu - đại
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:
Đem con …………………….………;
Nồi da ………………………….;
Rán sành ………………………;
Một mất ………………………..…….;
Chó cắn ……………………….;
Tiễn thoái ……………………...;
Thắt lưng ………………..………… ;
Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương
Giúp mik vs nha
1.Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.
VD : -Nước đi hay đấy.
-Nước lọc uống ngon quá.
Câu 2 : Có 2 loại từ ghép : Chính phụ và đẳng lập
+Chính phụ :Nhà máy , xe hơi.
+Đẳng lập :lâu đời , đầu đuôi , ẩm ướt, nhà cửa.
Câu 3 :
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu
-Bạn học lớp 7A và 7B ?
=>Bạn học lớp 7A hay lớp 7B
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
=>Tuy nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
Câu 4 :
Giàu - nghèo
Bạn Minh nhà giàu hơn nhà bạn Hà.
Câu 5 : Từ in đậm đâu em ?
Câu 6 :Từ láy : mảnh mai , dịu dàng ,thoăn thoắt.
Câu 7 : Thiếu nhi.
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ?
câu 8 :B
hic hic tối qua đang làm dở nhớ ra sắp thi nên bỏ dở :V giờ làm tiếp nah
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:
Đem con bỏ chợ
Nồi da nấu thịt
Rán sành ra mỡ
Một mất mười ngờ
Chó cắn áo rách
Tiễn thoái lưỡng nan
Thắt lưng buộc bụng
Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
=> đúng
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương
Câu ''Chó treo , mèo đậy'' không phải thành ngữ
Thank Nguyễn Thái Sơn nha