Ai cho mik ảnh anime phép thuật với ảnh anime đá quý được ko ( lưu ý được chép mạng nha)
các bạn có thể cho mk ảnh anime nữ bên hoa hướng dương đc ko nhưng mà mk chỉ lấy ảnh to thoii nha các bạn!!!cảm ơn các bạn nhìu
các bạn cho mk xin ảnh anime phép thuật to như thế này đc ko????cái kia mk ko có ảnh nên ko đăng đc các bạn thông cảm
bạn sinh ngày nào ,tháng nào?Mình cho bạn 1 ảnh may mắn được đó!!!
đây nha(mong được k)
bạn cute nào vẽ dùm mik một anime dễ thương đc ko,nhớ đừng copy ảnh mạng đừng trace ,đừng chép luôn.Vẽ dùm mik đi mà năn nỉ bạn luôn
Được không bạn ơi?
"Giúp tôi giải toán" trên Online Math đã trở thành một diễn đàn hết sức sôi động cho các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh từ mọi miền đất nước. Ở đây các bạn có thể chia sẻ các bài toán khó, lời giải hay và giúp nhau cùng tiến bộ. Để diễn đàn này ngày càng hữu ích, các bạn lưu ý các thông tin sau đây:
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Vẽ cho mình hình ảnh anime đẹp,cute ở máy tính hoặc giấy.Lưu ý không chép trên mạng
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
bạn nào vẽ được cho mình ảnh anime nam mình sẽ kb nha cấm sao chép
tra mạng có được ko
Tranh sẵn.
@Bảo
#Cafe
phân tích tác phẩm đập đá ở côn lôn của Phan Châu Trinh
lưu ý : ko chép mạng nha , ai hay mik tick
Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại.
Nhà tù thực dân Côn Đảo là một địa ngục trần gian. Bọn thực dân dùng nơi này để đày đọa những con người yêu nước ưu tú hòng làm nhụt chí khí đấu tranh của họ. Trong đó, đập đá là một trong những công việc cực nhọc mà người đi đày phải làm. Phan Chu Trinh cũng ở trong số tù khổ sai ấy. Nhưng giữa nắng gió biển khơi khắc nghiệt, người tù Phan Chu Trinh đã dựng lên cả một tượng đài bằng thơ thể hiện một vẻ đẹp lẫm liệt, phong thái cứng cỏi ngang tàng của người anh hùng cứu nước. Bốn câu thơ đầu tác giả miêu tả cảnh tượng đập đá của người tù và cũng bằng những hình ảnh ấy mà khắc họa dáng vóc phi thường của người anh hùng đấng nam nhi: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Câu mở đầu, tác giả phác ra bối cảnh không gian, gợi mở âm hưởng hùng tráng bằng tư thế hiên ngang, sừng sững của phận "làm trai" đầu đội trời, chân đạp đất kiêu hùng. Dân gian từng có câu: "Làm trai cho đáng nên trai". Nguyễn Công Trứ thì viết: "Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông; Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể". Phan Bội Châu cũng đề cao chí hướng làm trai: " Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời"... Điều đó cho thấy quan niệm về chí trai, làm trai có mạch nguồn trong quan niệm nhân sinh truyền thông. Trong câu thơ của Phan Chu Trinh quan niệm ấy được khẳng định trong một bối cảnh cụ thể: "... đứng giữa đất Côn Lôn" là "đứng giữa" biển - trời - đất, thật kiêu hãnh, đường hoàng, đúng là tư thế của người làm chủ giang sơn. Ba câu thơ tiếp theo, qua những hình ảnh chân thực diễn tả công việc nặng nhọc (khai thác đá) tác giả đã khắc họa thành những hình ảnh biểu trưng cho tầm vóc sức mạnh dời non lấp bể, kinh thiên động địa của nhân vật trữ tình. Những hành động mạnh mẽ cho phép ta hình dung ra hình ảnh người dũng sĩ với sức vóc thần kỳ đang xung trận: "xách búa", "ra tay"; và "lừng lẫy" những chiến công "lở núi non", "đánh tan năm bảy đống", “đập bể mấy trăm hòn". Những từ ngữ cực tả sức mạnh dũng mãnh đã làm nổi bật hình tượng con người trong tư thế ngạo nghễ, lớn ngang tầm vũ trụ. Giữa không gian biển trời bao la sừng sững một tượng đài kết bằng những hình khối phi thường.
Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của người anh hùng:
Tháng ngày bao quản thông sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chỉ kể việc con con!
"Thân sành sỏi", "dạ sắt son" sẽ bền bỉ trụ lại được cùng "tháng ngày", mưa nắng". Thế đối lập ở câu 5-6 thể hiện sự kiên tâm, vững trí của nhà cách mạng dù trong bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Tấm lòng thủy chung, son sắt "mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen" (Nguyễn Trãi) kia cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vững vàng đến “trơ gan cùng tuế nguyệt", đến ngạo nghễ đã là đạo sống, phẩm cách của người chiến sĩ chẳng tiếc thân mình cho sự nghiệp chung. Phan Chu Trinh xuất thân nho học, ở những vần thơ này ta thấy bản lĩnh của nhà nho đã hòa thấm thuần thục với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng. Trong bối cảnh đầy những gian nan, thử thách hồi đầu thế kỷ XX người chiến sĩ dám dấn thân vì giang sơn xã tắc cũng phải là những con người bất chấp hy sinh, nguy khó, biết quên thân mình. Có khi còn phải biết gồng mình lên, chiến thắng hoàn cảnh bằng ý chí. Cảm hứng lãng mạn hào hùng tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm ở hai câu thơ kết với hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi. Hai chữ "vá trời" lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh "những kẻ vá trời" vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kỳ vĩ (vá trời) với thực tế gian nan chỉ là "việc con con". Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không "con con" chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.
Đập đá ở Côn Lôn và Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp.
Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại.
Chúc bạn học tốt
Những năm đầu thế kỉ XX, cùng với Phan Bội Châu, tên tuổi Phan Châu Trinh trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng bào cả nước đều ngưỡng mộ ông. Hình ảnh Phan Tây Hồ, nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, khảng khái sông mãi với non sông, đất nước và trong tâm tưởng của nhân dân Việt Nam. Đọc bài thơ Đập đá ở Côn Lôn ta càng hiểu thêm phẩm chất cách mạng sáng ngời của Cụ:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dụ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Năm 1908 Phan Châu Trinh bị bắt, triều đình Huế đã khép tội cầm đầu phong trào chống thuế ở Trung Kì và đày đi Côn Lôn. Côn Lôn! Cái địa danh gợi lên trong trí tưởng tượng của những người Việt Nam một sự chết chóc, rùng rợn. Giữa bốn bề biển cả mênh mông, cái “địa ngục trần gian” này là nơi giam cầm, đoạ đày đã man những người yêu nước và đã có biết bao người con ưu tú của dân tộc đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Bị đày đến địa ngục, Phan tự xác định:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Trong tư thế “đứng” ấy của nhà chí sĩ cách mạng vừa biểu thị một thái độ ngang tàng bất khuất vừa chủ động tự tin - Giữa trời biển bao la, trước cảnh ngục là tàn bạo của kẻ thù, dáng đứng của Phan thật vững vàng như một tượng đài hiên ngang. Ông không còn là một người tù bị đi đày nữa mà là một con người của tự do. Chí “làm trai” của người quân tử có phen được bộc lộ và thử thách.
Đúng là một thử thách rất khắc nghiệt, người tù ngày ngày phải lao động khổ sai. Việc đập đá rất cực nhọc đối với Phan, một nhà nho chân yếu tay mềm chỉ quen với bút nghiên, đèn sách không quen với công việc nặng nhọc. Bị cực hình về thể xác nhưng tinh thần vẫn vững vàng:
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Đây không còn là chuyện người tù đập đá nữa mà còn bao hàm một ý nghĩ rộng lớn về chí khí hào hùng lẫm liệt của kẻ “làm trai” có chí lớn quyết xoay chuyển lại thời cuộc, nước non.
Xạch búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mây trăm hòn.
“Xách búa”, “ra tay” thể hiện tư thế chủ động; “đánh tan”, “đập bể” động từ chỉ hành động dứt khoát, mạnh mẽ, khoáng đạt. Nhà chí sĩ đang hình dung như dồn tất cả nghị lực và lòng căm thù vào cánh tay để “đập bể”, “đánh tan” cái dinh luỹ của chế độ thực dân phong kiến thối nát.
Ba năm trời đằng đẵng Phan làm thân tù tội, chịu đựng biết bao đoạ đày “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” (một ngày ở tù, nghìn năm ở ngoài). Nhưng thời gian (tháng ngày), gian nan (mưa nắng) cũng là hoàn cảnh để rèn luyện khí tiết người cách mạng.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nhà tù đế quốc là trường hợp để tôi rèn thử thách. Phan Bội Châu trong nhà ngục Quảng Đông “vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu”, Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch vẫn Tự khuyên mình
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
(Nhật kí trong tù)
Những thử thách khốc liệt của lao lù làm cho Phan Châu Trinh thêm rắn rỏi, dạn dày, lòng dạ càng thêm sáng ngời “sắt son” một niềm tin mãnh liệt ở sự nghiệp cứu dấn, cứu nước.
Bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định mạnh mẽ đầy tự tin:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Phan tự ví mình là kẻ “vá trời”, lấp biển, mưu đồ sự nghiệp lớn lao. Người anh hùng có chí lớn, tin ở tài năng và nghị lực của mình nhưng chẳng may bị sa cơ, “lỡ bước”! Bị “lỡ bước” trên con đường tranh đấu đầy chông gai hiểm nạn là lẽ tất yếu, thường tình đối với ông. Người cách mạng sẵn sàng chấp nhận tù đày, xiềng gông kể cả việc phải hi sinh tính mạng. Nói chuyện tù tội, chết chóc mà lời thơ cứ tự nhiên, nhẹ nhàng:
Gian nan chi kể việc con con!
Ông xem đó chỉ là việc “con con”, không đáng kể, thái độ tư thế của nhà chí sĩ đĩnh đạc, ung dung lạ thường, ở đây ta lại bắt gặp sự đồng điệu rất lí thú trong tư thế của hai chí sĩ họ Phan:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu)
Kẻ thù dùng bạo lực, cực hình đày đọa để tiêu diệt lòng yêu nước, nhưng chúng đã lầm, sức mạnh tinh thần của những người yêu nước vô địch.
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có giọng điệu hào hùng, sảng khoái của con người coi thường gian nguy, xem khinh kẻ địch. Đó là tư thế của những người chiến thắng, “đứng trên đầu thù”. Phan Châu Trinh nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ bất khuất hiên ngang đã đi vào lịch sử của dân tộc.