Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài ca dao mà em thích.
Câu 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của bản thân về một bài ca dao tục ngữ Thái Nguyên mà em yêu thích.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một trong số các bài ca dao đã học
Viết một đoạn văn (7 -10 câu) ghi lại cảm xúc cuả em về một bài ca dao trong chùm ca dao về quê hương đất nước mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 6. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí một cụm danh từ, một cụm động từ (gạch chân và ghi chú những cụm từ này).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn( khoảng 100 chữ) ghi lại cảm xúc của bản thân về bài ca dao lục bát
TK:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
bài 2
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
THAM KHẢO:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Viết đoạn văn khoảng 500 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 6 đã học.
Tham khảo:
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
viết 1 đoạn văn ngắn ghi lại cảm xucx của em về 1 bài ca dao mà em đã học:ca dao ''Mẹ thung con như nước bể bờ
Cha thương con đi sứt cả móng chân
Chân đạp gai không nhớ lấy ra''
**Tham khảo** , Dàn ý:
- Giới thiệu về câu thơ trên:
+ Có thể hiểu rằng tình mẫu tử luôn thiêng liêng, đáng trân trọng hơn bất cứ điều gì trên đời. Và câu thơ "....." đã thể hiện điều đó.
- Nội dung câu thơ:
+ Thể hiện tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm gia đình.
+ Nỗi da diết, nỗi thương yêu gia đình được tác giả đặt trọn vào các con chữ như: thương con, sứt cả móng chân,..
- Em hiểu được?
+ Sự yêu thương của mẹ mãnh liệt, dữ dội và nhiều vô kể đến nỗi "bể bờ"
+ Sự quên mình của cha bảo vệ con.
+ ....
- Nghệ thuật:
+ Thủ pháp so sánh: "Mẹ thương .... bể bờ"
-> Tô đậm tình cảm của mẹ.
+ Thủ pháp ẩn dụ: "Ba thương con đi sứt cả móng chân" thể hiện sự làm việc, lao động quên mình của ba chỉ vì muốn giúp con được sống tốt hơn.
+ Thủ pháp điệp ngữ: "thương con"
-> nhấn mạnh tình yêu thương cao cả, vô bờ của cha mẹ đối với đứa con của mình.
Kết đoạn:....
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài ca dao sau :
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh , bông trang , lại chen nhị vàng
Nhị vàng , bông trắng , lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .
Tham khảo :
Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.
Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quí giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời
Có xáo thi xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.
Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.
Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Câu 1: Qua bài ca dao trên em hãy viết đoạn văn ngắn (150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em.
Câu 2: Qua đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về đoạn thơ.
Câu 3: Hãy kể lại lần thử thách thứ hai dành cho nhân vật Em bé trong truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em.
Câu 4: Hãy kể lại lần thử thách thứ tư dành cho nhân vật Em bé trong truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Lục bát:viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau : Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Tôi cảm thấy như mình đang nghe lời đồng dao dịu dàng vang lên, những giai điệu của quê hương nằm trong từng câu chữ. Từ câu đầu tiên "Công cha như núi Thái Sơn", tôi thấy sự vững chắc, mạnh mẽ và đáng tin cậy của cha. Cha như núi Thái Sơn đại diện cho sự bền vững và lòng hi sinh vô điều kiện mà cha dành cho gia đình. Tôi không thể không cảm phục sự đồng lòng và sức mạnh cùng nhau trong gia đình. Từ câu thứ hai "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", tôi cảm nhận được sự ôn hoà, mềm mại và không điều kiện từ mẹ. Mẹ là nguồn nước tươi ngon, mang lại sự sống và làm mát lòng người. Tôi biết ơn mẹ vì tình yêu và hy sinh vô điều kiện mà mẹ dành cho con. Cảm giác ấm áp và yêu thương tiếp tục được thể hiện trong câu tiếp theo "Một lòng thờ mẹ kính cha". Tôi hiểu rằng bằng cách tôn trọng và yêu thương cha mẹ, tôi trở thành một người con hiếu thảo và làm tròn đạo con. Câu thơ này nhắc nhở tôi về trách nhiệm của một người con, để tôn trọng và quan tâm đến cha mẹ không chỉ là nghĩa vụ mà là một phần cuộc sống của chúng ta. Từng câu chữ trong bài ca dao này như một tràng hoa thắm tươi mát, nó gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn đối với cha mẹ. Bài thơ này đã truyền tải một thông điệp quan trọng về gia đình và giá trị hiếu thảo.