Những câu hỏi liên quan
HL
Xem chi tiết
H24
6 tháng 4 2022 lúc 13:43

tham khảo

Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô cho thấy Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn. Đó là phẩm chất cao đẹp của Ma-ri-ô. Qua đó, câu chuyện cũng ca ngợi tình bạn đẹp đẽ giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ót-ta. 

Bình luận (0)
VG
6 tháng 4 2022 lúc 13:47

+ Ma-ri-ô là một bạn trai giàu nam tính, kín đáo, giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể cho bạn biết, quyết đoán, mạnh mẽ và cao thượng nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống.

+ Giu-li-ết-ta là một bạn gái nhân hậu, giàu tình cảm, lo lắng cho Ma-ri-ô khi bạn ngã, ân cần băng bó vết thương cho bạn, đau đớn khóc thương bạn trong phút vĩnh biệt khi nhìn thấy Ma-ri-ô và con tàu chìm dần

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
NM
24 tháng 12 2016 lúc 20:17

Nhắc đến Nguyên Hồng là ta không khỏi nhắc đến một giọng văn chứa chan bao cảm xúc, nỗi đắng cay, khổ cực của một tuổi thơ khát khao tình mẹ. Nỗi buồn đó như được Nguyên Hồng in khắc sâu đậm vào cuốn hồi kí "Những ngày thơ ấu". Tác phẩm gồm có 9 chương và đoạn trích "Trong lòng mẹ" nằm ở chương IV. Đoạn trích kể về những ngày đơn độc của bé Hồng trong những ngày xa mẹ. Bé Hồng được sinh ra trong 1 gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết dần chết mòn bên đèn thuốc, người mẹ quá túng quẫn phải đi tha phương cầu thực, bỏ mặc cậu với bà cô cay nghiệt, luôn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng càng như vậy, nỗi nhớ mẹ và khát khao được gặp mẹ lại càng cháy bỏng trong tâm hồn non nớt của cậu bé. Hồng càng thương mẹ, tin tưởng vào mẹ hơn. Giữa bao cái cay nghiệt quá lớn đối với 1 đứa trẻ, tác giả đã giúp bạn đọc nhận ra 1 sự thật tự nhiên: Mẹ chỉ có một trên đời, tình mẹ con trong lòng bé Hồng là 1 mối giao cảm bền chặt không thể nào chia cắt. Chỉ qua 1 đoạn trích ngắn nhưng bạn đọc không thể không xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt ấy. Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng, đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng. Đó là bài ca về tình mẫu tử. .

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 1 2018 lúc 18:03

Phẩm chất chung của hai nhân vật:

- Giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác.

+ Ma-ri-ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống.

+ Giu-li-ét-ta lo lắng cho Ma-ri-ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương bạn trong giờ phút vĩnh biệt.

Phẩm chất riêng của từng người:

+ Ma-ri-ô rất nam tính: kín đáo (giấu nỗi bất hạnh cùa mình, không kể cho Giu-li-ét-ta biết), quyết đoán mạnh mẽ, cao thượng (ý nghĩ vụt đến - hét to - ôm ngang lưng bạn ném xuống nước, nhường cho bạn sống, dù người trên xuồng muốn nhận Ma-ri-ô vì cậu nhỏ hơn).

+ Giu-li-ét-ta: dịu dàng, giàu nữ tính khi giúp Ma-ri-ô bị thương, hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

Bình luận (0)
MH
Xem chi tiết
Xem chi tiết
H24
12 tháng 9 2021 lúc 12:18

TL:

quyển tấm lòng cao cả của NXB Văn Học gồm 363 trang( ko kể mục lục) 

*Mik nhớ là vậy, nhưng cuồn tiểu thuyết này rất hay! Vì mik đọc hết r!*

HT!~!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LS
Xem chi tiết
LL
5 tháng 12 2021 lúc 9:46

THAM KHẢO

 

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả tác phẩm:

+ Trong lòng mẹ là một hồi ức buồn, pha lẫn chút xót xa, cay đắng về tuổi thơ thiếu vắng tình mẹ của Nguyên Hồng, nhưng cũng chính nhờ tình mẹ thiêng liêng ấy đã tạo nên sức mạnh chở che, an ủi tác giả vượt qua những cay đắng, tủi nhục, bất hạnh...

- Cảm nhận chung về tình mẹ:

  

+ Mẹ là sợi dây tình cảm thiêng liêng không thể chia lìa, nơi chất chứa bao yêu thương, ấm áp, tình thương bao la, chở che tâm hồn của mỗi người...

2. Thân bài:

* Tuổi thơ bất hạnh, thiếu vắng tình mẹ:

- Cha nghiện ngập rồi chết

- Mẹ vì túng thiếu mà phải tha phương cầu thực

- Sống trong sự cay nghiệt của họ hàng nhất là bà cô, luôn tìm cách làm xấu đi hình ảnh người mẹ trong lòng đứa cháu mình.

- Một đứa trẻ sống xa vòng tay mẹ, chịu đựng sự ghẻ lạnh của họ hàng, những câu nói cay độc và ký ức tuổi thơ hãi hùng qua ngòi bút của tác giả.

* Tình cảm trọn vẹn bé Hồng dành cho mẹ:

- Trong mắt trẻ thơ, hình ảnh mẹ luôn tốt và đẹp một cách trọn vẹn nhất.

- Tình cảm dành cho mẹ đủ lớn để vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo vào lòng tác giả với vẻ đầy sự khinh khi, miệt thị, xỉ vả...( dẫn chứng..." vì tôi biết rõ...nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị...."..)

* Sự chịu đựng của đứa trẻ thơ trước lời cay độc của họ hàng:

- Vì thương mẹ nên thấy đau đớn, tủi nhục trước những lời miệt thị của mọi người dành cho mẹ...( dẫn chứng...)

- Kiên quyết bảo vệ tình yêu thương sâu sắc dành cho mẹ, không vì bị mọi người mỉa mai, dèm pha mà ghét mẹ... ( dẫn chứng...)

- Kiên quyết bảo vệ mẹ mình trước những thành kiến ác độc của bà cô, hiểu và cảm thông hoàn cảnh nên mẹ phải đi xa...( dẫn chứng...)

- Phải có tình yêu thương sâu sắc lắm một đứa trẻ thơ mới có thể giữ vững niềm tin về mẹ, tình yêu về mẹ một cách trọn vẹn nhất.

* Niềm tin mẹ sẽ trở về, nỗi chờ mong và giây phút hạnh phúc khi gặp lại mẹ:

- Bé Hồng vẫn giữ vững niềm tin mẹ vẫn yêu thương mình, và nhất định có ngày trở về ( dẫn chứng...)

- Nỗi khát khao cháy bỗng được gặp mẹ lúc nào cũng thường trực trong tâm hồn cậu bé ( dẫn chứng...)

- Nỗi lo sợ, hồi hợp khi sợ nhận lầm mẹ đã lột tả hết niềm khao khát ấy, sợ nhận lầm, tủi nhục vì chúng bạn cười....( dẫn chứng...)

- Hình ảnh mẹ ngay giây phút gặp lại vẫn đẹp như ngày nào...( dẫn chứng...)

- Giây phút hạnh phúc khi được sà vào lòng mẹ, cảm nhận sự ấm áp, bảo bộc, chở che, yêu thương,...( dẫn chứng...)

- Chính nhờ tình yêu thương mẹ trọn vẹn và sâu sắc nhất mà tác giả đã giữ được trọn vẹn niềm tin, tình yêu thương dành cho mẹ ( dẫn chứng...)

- Ngay giây phút đó, tác giả không quan tâm gì khác ngoài những hạnh phúc đông đầy trong ngày đoàn tụ với mẹ sau bao năm xa cách trong thương nhớ, chờ mong....( dẫn chứng...)

3. Kết Luận:

- Tác phẩm đã vẽ lên tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý và ấm áp

- Không gì có thể thay thế, xóa nhòa đi hình ảnh người mẹ trong lòng con trẻ, và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ...

- Ngòi bút của Nguyên Hồng đã khơi lại tình cảm ấm áp trong lòng của mỗi người về tình mẫu tử thiêng liêng

 

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 3 2017 lúc 8:56

So sánh về cách trần thuật và xây dựng nhân vật của hai tác phẩm tiêu biểu: Lão Hạc, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

  Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Lão Hạc
Cách trần thuật Trần thuật theo hành trạng, tên tuổi, các việc làm, con cháu liên tục Biến hóa đa dạng, châm đóm hút thuốc rồi kể chuyện bán chó
Lời văn Đối thoại, thuật lại Lời đối thoại: trực tiếp
Cách miêu tả nhân vật Miêu tả giản lược, chỉ kể sự việc Miêu tả kĩ hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ, nội tâm nhân vật
Mối quan hệ giữa các nhân vật Mối quan hệ giữa các nhân vật được tạo lập trên cơ sở giải quyết tình huống Nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác được thể hiện bằng hành động, thái độ, cách biểu lộ tình cảm
Điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn toàn tri của tác giả, người kể ở ngôi thứ ba Điểm nhìn của nhân vật ông giáo, ngôi kể thứ nhất
Bình luận (0)