Những câu hỏi liên quan
TL
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
TA
13 tháng 8 2017 lúc 14:42

- Nhận xét:

Nhiều phụ huynh hay tụ tập trước cổng trường vào giờ tan học gây ách tắc giao thông.

Nhiều người không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

- Biện pháp khắc phục:

Vào đội thanh niên xung kích để giải tỏa ách tắc mỗi giờ tan học của trường.

Tuyên truyền luật an toàn giao thông để mọi người chấp hành hơn.

Bình luận (0)
ST

nhận xét :

-nhìn đèn giao thông và phải làm đúng luật giao thông

những biện pháp để phòng tránh tai nạn giao thông là:

đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông .

đi xe máy chở ko quá 2 người.

ko lạng lách đánh võng.

ko đi hàng 2 hàng 3.

ko nghe điện thoại  tham gia giao thông..............

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PN
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
TA
13 tháng 11 2017 lúc 14:51

 a) Không tán thành.

   Vì thực hiện Luật Giao thông là để đảm bảo an toàn cho chính chúng ta cũng như người tham gia giao thông khác chứ không phải để đối phó với cánh sát giao thông.

 b) Không tán thành.

   Luật Giao thông cần được thực hiện ở bất cứ nơi nào có sự tham gia giao thông để tạo thói quen cũng như ý thức chấp hành luật giao thông.

 c) Tán thành.

   Lực lượng cảnh sát giao thông để hướng dẫn, giám sát an toàn người tham gia giao thông. Do đó an toàn giao thông là trách nhiệm chung của tất cả mọi người không phải riêng mỗi cá nhân nào để đảm bảo sức khỏe, tính mạng khi tham gia giao thông.

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
KD
28 tháng 9 2021 lúc 21:25

Những bức tranh vẽ đề tài an toàn giao thông đẹp nhất

Bình luận (2)
TT
Xem chi tiết
TT
9 tháng 1 2017 lúc 18:33

1)Thực trạng: -Lạng lách , đánh võng.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

-Cố tình trêu chọc lúc bạn bè đang lưu thông phương tiện trên đường.

-Uống rượu bia khi lái xe.

2)Giải pháp;

-Nhà trường, tập thể đưa ra quy định trừng phạt nặng những đối tượng mắc lỗi trên.

-Mở lớp giáo dục vấn đè an toàn giao thông cho học sinh vào giờ ngoại khóa.

-Tuyên truyền về hậu quả của những hành động không tích cực khi tham gia giao thông không đúng luật.

CHÚC BẠN HỌC TỐT.

Bình luận (1)
DL
Xem chi tiết
TA
4 tháng 1 2022 lúc 20:50

Câu 2:

. Đối với những bạn đi bộ đến trường:

Khi đi ở đường làng, ngõ xóm, các bạn cần phải đi vào lề đường bên phải. Khi trời mưa to, tuyệt đối không được đi một mình, tránh đi vào khu vực ngập nước, mà chọn phần đường khô ráo để đi. Hạn chế tối đa việc đi lại khi trời đang mưa to.

2. Đối với những bạn đi bằng xe đạp đến trường:

Phải tuân thủ đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông. Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên tay phải, không được đi hàng ngang, không đánh võng, không cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không đèo quá một người, tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp. Khi đến các con đường có dốc cao, không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới được lên xe để tiếp tục đi. Khi muốn rẽ sang đường, phải phanh giảm tốc độ, quan sát kĩ trước sau, khi thấy đảm bảo an toàn mới được rẽ sang. Không được đi xe đạp trên sân trường, phải sắp xếp xe ngay ngắn, đúng quy định tại lán xe.

3. Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy, xe đạp điện:

Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy, xe đạp điện. Cả người điều khiển và người ngồi sau xe máy, xe đạp điện đều phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, có cài quai đúng quy cách. Người điều khiển xe máy không được uống rượu bia trước khi tham gia giao thông. Nên đi với vận tốc bình thường là 40 km/giờ, không phóng nhanh vượt ẩu, đánh võng, luồn lách. Các bạn nhớ nhắc bố mẹ dừng xe ở ngoài cổng, không được đi xe vào trong sân trường.

Tất cả các nguyên nhân gây ra tai nạn, đều bắt nguồn từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông. Nếu như ai cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho những người lưu thông, thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc xảy ra. Riêng về phần HS chúng ta, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức, để tuyên truyền luật giao thông cho gia đình và mọi người.

Đặc biệt khi các bạn đã kí cam kết thực hiện ATGT, thì không nên thực hiện theo cách đối phó, mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn đã thực hiện tốt luật ATGT đường bộ. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn chưa thực hiện tốt. Cuối mỗi buổi học, các bạn còn tập trung ở dưới lán xe, hoặc trước cổng trường, gây ùn tắc giao thông. Khi đi xe đạp trên đường,còn có bạn đánh võng, đi hàng hai, hàng ba, thậm chí còn bỏ cả hai tay khi đang đi xe.Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy hay xe đạp điện vẫn còn nhiều bạn không đội mũ bảo hiểm. Tôi mong rằng, qua buổi tuyên truyền hôm nay, chúng ta hãy loại bỏ ngay những hành vi không đúng trên. Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là: “ATGT là hạnh phúc của mọi người. Bạn và tôi hày thực hiện tốt luật ATGT nhé!”

Câu 1:

 

Hình 1: Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.

Hình 2: Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

Việc bạn đi xe đạp điện để chân lên xe đạp và đẩy bạn đi là sai. Hành vi kéo, đẩy xe gây nguy hiểm cho người lưu thông và vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Nếu chẳng may xe hư, hoặc hết xăng thì người tham gia giao thông nên tìm biện pháp khác thích hợp hơn để đảm bảo an toàn và giữ gìn văn hóa giao thông.

Bình luận (0)
LL
4 tháng 1 2022 lúc 20:52

Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:

- Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông. 

- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:

- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định

- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước

-  Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

- Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô

- Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu

- Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy

- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

- Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

Bình luận (0)
H24
4 tháng 1 2022 lúc 21:03

Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:

- Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông. 

- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:

- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định

- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước

-  Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

- Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô

- Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu

- Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy

- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

- Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
H24
2 tháng 3 2020 lúc 10:16

Tham khảo nhé bạn !

1. Văn hóa giao thông là gì

- Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Văn hóa giao thông là ý thức, là thái độ của mọi người trong khi giao thông (nói 1 cách khác là trình độ phát triển của con người trong giao thông, biểu hiện qua các hành động di chuyển).

- Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

2. Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông

Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Do vậy, ngay từ hôm nay, khi bước chân ra khỏi nhà bạn hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định; không đi xe trên vỉa hè; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông,… Qua đó cùng chung tay xây dựng văn hóa giao thông.

3. Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông là gì?

Chúng ta có thể hiểu cơ bản Văn hóa giao thông là yếu tố quan trọng để góp phần giảm thiểu các tình trạng tai nạn giao thông diễn ra hiện nay. Văn hóa giao thông có rất nhiều những khái niệm khác nhau và cách nói đơn giản đó là ý thức tuân thủ giao thông cùng với cách ứng xử, xử lý tình huống khi gặp những trường hợp tai nạn xảy ra. Đây cũng là mức chuẩn mực cho các đối tượng tham gia giao thông vì thế có văn hóa giao thông sẽ đảm bảo trật tự an toàn xã hội

Xây dựng văn hóa giao thông

Trước tiên về tính pháp lý chúng ta cần xây dựng văn hóa giao thông theo đúng với quy định cũng như giao thông đường bộ. Đây là sự tự giác cũng như nghiêm túc chấp hành theo đúng với quy định của pháp luật đề ra và nếu thiếu đi yếu tố này nền văn hóa giao thông sẽ khó có thể văn minh được.

Chính vì thể để xây dựng được nền văn hóa giao thông đúng nghĩa, các bạn cũng cần tuân thủ luật an toàn giao thông cũng như tự ý thức và tự giác chấp hành đầy đủ các quy định khi tham gia giao thông. Tránh được tất cả những hành vi không đúng pháp luật hay vi phạm chuẩn mực người lái xe. Các lỗi cơ bản cần lưu ý đối với người tham gia giao thông đó là, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chen lấn, đánh võng, đi không đúng phần đường, uống rượu bia khi tham gia giao thông...

Khi tham gia giao thông cũng cần có tính cộng đồng, vì đây cũng thể hiện được mối quan hệ cũng như cách xử sự với những tình huống khi tham gia giao thông. Tùy thuộc từng trường hợp chúng ta cần thể hiện tình cộng đồng và sự cảm thông, tình thương để thể hiện được văn hóa tốt nhất khi tham gia giao thông.

4. Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông (mẫu 2)

Văn hóa giao thông là khái niệm được nhiều người nhắc đến nhưng để hiểu và tham gia giao thông một cách văn hóa thì không phải ai cũng biết. Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là điều nhiều người mong muốn để hạn chế sự hỗn loạn, vốn đã thành đặc điểm cố hữu của giao thông Việt Nam. Vậy, văn hóa giao thông là gì và phải làm gì để xây dựng văn hóa giao thông?

Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông, một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.

Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:

Tính pháp lý khi tham gia giao thông

Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều... Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.

Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.

Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nỗ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông.

5. Biểu hiện của văn hóa giao thông

- Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.

- Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.

- Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.

- Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.

- Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông.

- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.

- Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.

- Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.

Song song với việc nâng cáo ý thức trong văn hóa giao thông là việc hiểu Luật giao thông và chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia giao thông trên đường. Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông sẽ giúp bảo đảm sự an toàn cho bạn và những người tham gia giao thông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AN
2 tháng 3 2020 lúc 10:17

:)) mình thấy nó dell liên quan lắm :V

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LP
2 tháng 3 2020 lúc 10:20

Văn hóa giao thông là khái niệm được nhiều người nhắc đến nhưng để hiểu và tham gia giao thông một cách văn hóa thì không phải ai cũng biết. Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là điều nhiều người mong muốn để hạn chế sự hỗn loạn, vốn đã thành đặc điểm cố hữu của giao thông Việt Nam. Vậy, văn hóa giao thông là gì và phải làm gì để xây dựng văn hóa giao thông?

Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông, một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HN
Xem chi tiết
IZ
23 tháng 1 2022 lúc 8:20

? bảng dữ liệu nèo zị :)?

Bình luận (1)
LL
23 tháng 1 2022 lúc 10:14

Bản thân em cũng đã thực hiện nghiêm chỉnh Luật An Toàn Giao Thông đường bộ QUA những hành động :

- Đọc rõ kĩ và hiểu luật an toàn giao thông trước khi tham gia giao thông.

- Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông và đường bộ.

- Tuyệt đối không uống rượu khi tham gia giao thông.

- Tuyên truyền kêu gọi mọi người cùng chấp hành luật an toàn giao thông.

Bình luận (0)
LD
23 tháng 1 2022 lúc 20:44

Đi bộ đi đường dành cho người đi bộ.

Khi qua đừng phải rơ tay xin đừng.

Bình luận (0)