Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
2 tháng 12 2023 lúc 22:08

Bài nói tham khảo

          Xin chào cô giáo và các bạn hôm nay em rất vui khi được đứng ở đây trình bày suy nghĩ và quan điểm của mình về vấn đề “Ngoại hình của con người có quan trọng không”

          Vậy theo các bạn ngoại hình là gì? Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người. Mỗi người có một vẻ đẹp khác nhau, không ai giống ai, có người đẹp, có người xấu. Vậy ngoại hình có quan trọng không? Với tôi ngoại hình có quan trọng tuy nhiên nó không phải là tất cả. Việc có ngoại hình đẹp sẽ giúp chúng ta tạo được những ấn tượng ban đầu tốt, giúp chúng ta tự tin hơn trong cuộc sống, có nhiều cơ hội thăng tiến phát triển. Tuy nhiên, điều quan trọng giúp con người khẳng định được bản thân thì đó phải là năng lực là phẩm chất đạo đức, nhân cách của họ đó mới là những điều căn bản quan trọng mà chúng ta cần phải cố gắng.

          Ông cha ta đã có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hay "xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người" những câu nói này đều nhằm đề cao năng lực, phẩm chất vào đạo đức của con người. Các bạn hãy thử quan sát xem có rất nhiều người sinh ra thiệt thòi không có được một ngoại hình bình thường, đẹp đẽ như bao người khác nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng họ vẫn khẳng định được giá trị của bản thân mình. Như diễn giả truyền cảm hứng Nick Vujicic dù liệt tứ chi nhưng bằng trái tim và trí tuệ anh vẫn lan tỏa được suy nghĩ tích cực của mình tới rất nhiều người. Hay rất nhiều những tấm gương khác như thầy Nguyễn Ngọc Kí một nhà giáo ưu tú của dân tộc Việt Nam ta, người mà mỗi khi nhắc tới ta sẽ nhớ ngay đó là một người thầy giỏi giang, mẫu mực một người có thể viết chữ rất đẹp bằng bàn chân của mình chứ không phải những khuyết điểm trên cơ thể của thầy.

          Các bạn ơi, tất cả những lí lẽ tôi đưa ra nhằm khẳng định rằng ngoại hình chỉ là một yếu tố rất nhỏ trong cuộc sống. Điều mà quan trọng nhất phải là phẩm chất, đạo đức, đó mới là thước đo giá trị của con người. Chúng ta đừng bao giờ soi mói, kì thị ngoại hình của người khác vì không ai có quyền lựa chọn cho mình một ngoại hình hoàn hảo cả. Hãy yêu thương, đoàn kết, sẻ chia để cùng nhau vui sống hạnh phúc nhé!

          Trên đây là bài trình bày của tôi. Mong rằng sẽ nhận được những góp ý của cô giáo và các bạn.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
MN
28 tháng 2 2023 lúc 21:14

Em tham khảo câu trả lời của chị:

Em thấy vấn đề về ngoại hình rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng về cái đẹp của con người ngày càng tăng lên. Việc ăn mặc, chạy theo các phong cách thời trang đẹp, tập thể thao... là điều quan trọng. Ai cũng muốn mình sẽ có một ngoại hình thật đẹp vậy nên họ sẵn sàng chi tiền ra để mua quần áo, đi tập yoga, gym... để có ngoại hình tốt hơn. Khi bước ra đường, việc xuất hiện với ngoại hình đẹp để thu hút người khác là điều tốt tuy nhiên, ta cũng cần trang bị thêm cả kiến thức và kĩ năng để ngày càng nâng cao ngoại hình của mình lên. 

_mingnguyet.hoc24_ 

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
LS
9 tháng 3 2022 lúc 7:33

Tham khảo

 

Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.

Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật, mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao

 

Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.

Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Bình luận (1)
KA
9 tháng 3 2022 lúc 7:34

Refer

Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.

Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật, mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao

 

Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.

Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Bình luận (0)
PH
13 tháng 3 2022 lúc 14:38

Ý kiến: Ngoại hình không quan trọng. + Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người. Phẩm chất của gỗ là giá trị bên trong còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy.                                                                            💨Bạn tham khảo

Bình luận (0)
HY
Xem chi tiết
H24
10 tháng 2 2022 lúc 16:00

Tham Khảo

(A cũng đồng ý với điều kiện trên , bài này em thấy câu nào hay hay , vừa ý mình thì viết vào bài nha ~)

Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.
Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.

Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài.Vì vậy khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.

Bài thơ gấu con chân vòng kiềng một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

Bình luận (10)
VA
1 tháng 4 2022 lúc 23:18

Theo mình thấy thì mọi người đều viết chung 1 bài viết ! Liệu có chép mạng ?!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
20 tháng 12 2024 lúc 19:44

Thâtk là gay cấn

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
DT
22 tháng 2 2022 lúc 20:28

TL

Ý kiến: Ngoại hình không quan trọng. + Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người. Phẩm chất của gỗ là giá trị bên trong còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy

HT

Học tốt nha bạn^^

nhớ đgiá đúng cho mình^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
Xem chi tiết
PL
10 tháng 3 2024 lúc 14:38

Trong cuộc sống, xoay quanh vấn đề ngoại hình của một người có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, người cho rằng quan trọng, người thì lại xem thường.

Cách ứng xử với ngoại hình của mỗi người đã được nhà thơ U-xa-chốp khéo léo nhắc đến trong bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng”. Ban đầu chú gấu con chân vòng kiềng đã rất tự ti khi nghe những loài vật khác chế giễu, chê bai đôi chân vòng kiềng của mình. Tuy nhiên, người mẹ đã làm thay đổi suy nghĩ của gấu con khi tâm sự rất tự hào về đôi chân vòng kiềng được di truyền từ đời này qua đời khác. Đặc biệt hơn, mẹ gấu còn nhắc đến ông nội - con gấu có đôi chân vòng kiềng giỏi nhất vùng - như một sự khẳng định sự tài giỏi của gia đình. Ngoại hình, mà trong bài thơ là đôi chân vòng kiềng, không quyết định sự tài giỏi hay vẻ đẹp tâm hồn của bất kì loài động vật nào. Vậy nên đến cuối bài thơ, gấu con có thể kiêu hãnh mà hét lên rằng "Vòng kiềng là ta!". Qua  bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, chúng ta rút ra bài học ngoại hình của con người không phải yếu tố quyết định đến giá trị, thành công của mỗi người.

 Ngoại hình là vẻ bề ngoài của mỗi con người. Mỗi người có một vẻ ngoài riêng biệt: có người may mắn có ngoại hình xinh đẹp, dễ nhìn; có người thiệt thòi khi có những khuyết điểm, khuyết tật,…

Ngoại hình của con người là yếu tố tạo ấn tượng ban đầu khi giao tiếp nhưng không quyết định giá trị của một người. Trước tiên ta có thể thấy sự đánh giá vẻ đẹp ngoại hình cũng không thống nhất, không tuyệt đốinhững quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người. Hơn nữa vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của con người chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.

          Từ xưa, ông cha ta đã gửi gắm lời nhắc nhở con cháu cần biết coi trọng vẻ đẹp tâm hồn hơn vẻ bề ngoài qua các câu tục ngữ như “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”; “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Trong cuộc sống, có biết bao tấm gương đã minh chứng cho một chân lí rằng vẻ đẹp giá trị của họ không nằm ở ngoại hình. Các biết bao người dù khiếm khuyết về ngoại hình nhưng vẫn thành công, đóng góp những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng như diễn giả Nick Vujicic,  nhà thiên tài vật lí Stephen Hawking, diễn giả Nguyễn Sơn Lâm; thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí; hiệp sĩ công nghệ Nguyễn Công Hùng,…

   Ngoại hình không quyết định thành công hay giá trị của mỗi người.  Tuy vậy, chúng ta cũng không nên phủ nhận hoàn toàn vai trò của ngoại hình. Bởi ngoại hình cũng là một yếu tố góp phần tạo nên thành công của mỗi người.  Trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Ví dụ như chúng ta thấy rằng rất nhiều thông tin tuyển dụng đều có dòng chữ "Ưu tiên người có ngoại hình khá đến tốt", đặc biệt là những nghề nghiệp như tiếp viên hàng không, diễn viên, ca sĩ,... Bởi vì nếu có ngoại hình tốt thì bạn đã chiếm 70% cảm tình của người đối diện kể cả khi mới vừa gặp mặt và chưa tiếp xúc. Bởi vậy chúng ta cũng không nên coi thường vẻ đẹp bên ngoài, để mặc cho bản thân tuềnh toàng, khó nhìn trong mắt người khác.

      Như vậy có thể thấy  bài thơ Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp) là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người

  Ngoại hình con người tuy không phải là yếu tố quyết định giá trị của mỗi người nhưng cũng không nên xem thường. Chúng ta không nên chê bai, giễu cợt ngoại hình có người khác, cần có thái độ tôn trọng sự khác biệt về ngoại hình của người khác. Chúng ta không thể "trông mặt mà bắt hình dong" với tất cả các đối tượng. Cần phải tìm hiểu, nói chuyện với một người thì mới có thể đánh giá họ tốt hay xấu chứ đừng nhận xét họ chỉ bởi vẻ bề ngoàiMỗi chứng ta hãy chú ý rèn luyện vẻ đẹp tâm hồn và chau chuốt cả vẻ đẹp ngoại hình của bản thân để có vẻ đẹp toàn diện hơn trong mắt mọi người.

Bình luận (0)
CD
Xem chi tiết
SH
16 tháng 3 2022 lúc 15:49

bài thơ nào?

Bình luận (1)
HV
16 tháng 3 2022 lúc 15:50

thơ đou

Bình luận (0)
ND
16 tháng 3 2022 lúc 15:50

bài thơ nào :)? 

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LS
28 tháng 2 2022 lúc 9:21

Tham khảo

“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi, giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.

Bình luận (3)