Môn tiếng việt: một câu thành ngữ tục ngữ nói về thiên nhiên tạo thuận lợi cho con người
a, Tìm thành ngữ, tục ngữ nói về thiên nhiên tạo thuận lợi cho con người.
b,Tìm một thành ngữ, tục ngữ nói về thiên nhên gây khó khăn cho con người.\
Mong mọi người giúp đỡ.
a, -Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ , phân tro cho nhiều
-Con trâu là đầu cơ nghiệp
-Nhất nước , nhì phân , tam cần , tứ giống
-Nhất canh trì , nhì canh viên , tam canh điền
Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng muaGà trắng chân chì mua chi giống ấy.b, -Tháng 7 kiến bò , chỉ lo lại lụt
Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.-Mống đông vồng tây , chẳng mưa dây cũng bão giật
-Rét tháng ba , bà già chết cóng
-Chuồng gà hướng đông , cái lông chẳng còn
-Ráng mỡ gà , có nhà thì giữ
1. Mưa thuận gió hòa
2.Bão táp mưa sa
3.Mưa giây gió giật
4. Hai sương một nắng
bn tự xếp thành 2 nhóm đi nhé, mk chỉ đoán là câu 1;4 là thuận lợi/3;2 là khó khăn
học tốt nha^_^
a Đố ai quét sạch lá rừng,
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Ơn trời mưa nắng phải thì (thời)
Nơi thì bừa cạn nơi thì (thời) cày sâu
Công ơn (Ra công) chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Ầm ầm như sét đánh bên tai (ngang tai)
Bồng em đi dạo vườn cà,
Trái non chấm mắm, trái già làm dưa.
Chiều chiều em đứng em trông
Trông non non ngất, trông sông sông dài
Trông mây mây kéo ngang trời
Trông trăng, trăng khuyết, trông người xa
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
b Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
.Gió thổi là đổi trời.
Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to
Tìm 2 câu thành ngữ - tục ngữ nói về việc thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho con người ( Mọi người giúp mình với còn 15p nữa vào học rồi)
mình xin vài câu thành ngữ tục ngữ nói về con người với thiên nhiên
chuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì nắng,bay vừa thì râm.
mau sao thì nắng,vắng sao thì mưa.
mây xanh thì nắng,mây trắng thì mưa.
mình xin lỗi mình chỉ tìm được từng này thôi
Thành ngữ , tục ngữ nói về thiên nhiên gây khó khăn cho con người (khuyên trả lời là tục ngữ)
gây khó khăn thì chịu,chỉ biết tạo thuận lợi cho con người thôi bạn.tui thấy trong quyển từ điển thành ngữ tục ngữ của tui ko có
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì nắng,bay vừa thì râm.
Mau sao thì nắng,vắng sao thì mưa.
Mây xanh thì nắng,mây trắng thì mưa
Tìm thành ngữ, tục ngữ nói về Con người với thiên nhiên
1. Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc
2. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
3. Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa.
4. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm về
Có đúng không bạn yêu của tui?
- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
- Mưa thuận gió hòa
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
- Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
tìm 2 câu thành ngữ tục ngữ ca dao nói về vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam
Tham khảo
- “Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/ Ai vô xứ Huế thì vô”.
- “Đồng Đăng có phố Kì Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”
Tìm một câu thành ngữ, tục ngữ nói về giá trị tài nguyên thiên nhiên. Giải thích câu tục ngữ đó
1.
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp
2.
Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
3.
Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.
4.
Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.
5.
Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.
6.
Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )
7.
Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là "ao chuôm đầy nước".
8.
Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.
9.
Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.
10.
Loài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này
11.
Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đặc biệt nó là là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa
12.
Đây là 2 câu thơ cho thấy kinh nghiệm nuôi lợn của ông cha ta, 2 câu thơ lột tả thực sự cách nuôi heo làm sao để béo tốt.
13.
Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè.
14.
Ông bà ta thường dựa vào Trăng quầng, trăng tán để đự báo thời tiết. Tuy nhiên, hiện tượng tán và quần có thể xảy ra cùng một lúc chứ không phải là không đội trời chung.
15
Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ. Giờ Mùi từ 13 giờ dến 15 giờ. Một kinh nghiệm về thời tiết.
16.
Ý muốn nhắn nhủ người trồng lúa cần phải cày sâu và bón phân nhiều và đầy đủ thì cây lúa mới tươi tốt.
17.
Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:
18.
Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật... là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian rất phong phú
19.
Câu tục ngữ này được truyền lại với quan niệm là tháng 3 âm lịch (thường tương đương với tháng 4 dương lịch), trong lịch sử đã xảy ra những đợt rét vào thời kỳ này.
20.
“Ráng” là đám mây phản chiếu ánh mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều, thường có màu sắc rất thắm, đẹp và nên thơ. Nhìn ráng mây người ta có thể đoán ra thời tiết theo câu tục ngữ
VD: Rừng vàng, biển bạc
Câu tục ngữ nói về độ quan trọng của rừng và biển, chúng được coi như những thứ quý giá nhất là vàng, bạc
một số câu thành ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về giữa con người và thiên nhiên
Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất
Con trâu là đầu cơ nghiệp. ...Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn. ...Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. ...Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc. ...Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. ...Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. ...Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.Bạn tham khảo nhé!HT~Câu 1:
Một mặt người bằng mười mặt củaCâu tục ngữ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ và so sánh để nói lên phẩm chất và giá trị của con người. Câu tục ngữ thể hiện rằng con người còn quý hơn của cải, còn người quý hơn của cải vì con người làm ra của cải và những thứ khác , chính vì thế mà con người rất quan trọng.
Câu 2:
Cái răng, cái tóc là vóc con ngườiĐây cũng là một câu tục ngữ nói về sự đề cao phẩm chất và giá trị của con người nhờ vào những hình ảnh quen thuộc và tinh tế của con người. những chi tiết nhỏ như cái răng, cái tóc cũng một phần góp nên tạo vẻ đẹp hình thức của con người. Đề cao vẻ đẹp bên ngoài bởi những hình ảnh nhỏ nhất của con người.
Câu 3:
Đói cho sạch, rách cho thơmCâu tục ngữ có lời nhắc nhở đến con cháu, mọi người rằng dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào thì mọi người cũng phải giữ gìn phẩm giá, nhân cách của chính bản thân mình, không làm điều xấu xa.
Câu 4:
Học ăn, học nói, học gói, học mởCâu tục ngữ trên nói về việc học tập và tu tâm dưỡng tính của con người. câu tục ngữ như lời nhắc nhở mọi người nên rèn luyện, tu dưỡng mình từ những hành động và công việc tưởng như rất nhỏ. Ăn, nói, gói, mở là những hành động nhỏ nhoi nhưng chúng ta cũng cần học tập để có những cách đúng nhất.
Câu 5:
Không thầy đố mày làm nênCâu tục ngữ trên khẳng định vai trò của người thầy trong công việc học tập của chúng ta. Thầy là một người rất quan trọng tạo nên kết quả học tập cũng như đạo đức của mỗi chúng ta.
Câu 6:
Học thầy không tày học bạnĐây cũng là câu tục ngữ nói về sự tu tâm dưỡng tính, bên cạnh vai trò quan trọng của người thầy thì chúng ta cũng nên học tập bạn bè. Ngoài việc học thầy thì chúng ta có thể hỏi bạn bè và những người khác, không nên phụ thuộc vào người thầy hoặc không học thầy mà chỉ học bạn.
Câu 7:
Thương người như thể thương thânĐây là câu tục ngữ về truyền thống tốt đẹp của con người cũng như dân tộc ta, lòng nhân đạo, lòng biết ơn của con người. câu tục ngữ trên khuyên chúng ta phải thương người khác như thương bản thân mình, thương người như thương chính mình. Tình yêu thương con người được đề cao.
Câu 8:
Ăn quả nhớ kẻ trồng câyĐây cũng là một câu tục ngữ nói tình yêu thương con người, tình cảm của con người. câu tục ngữ nhắc nhở lòng biết ơn những người đã tạo ta thành quả và chúng ta được hưởng. khi chúng ta ăn quả hãy nhớ đến những người trồng cây để chúng ta có quả để ăn thứ quả ấy.
Câu 9:
Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi caoCâu tục ngữ sử dụng biên pháp ẩn dụ để thể hiện truyền thống tốt đẹp của con người. câu tục ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết, găn bó của con người. thể hiện tinh thần đoàn kết tinh thần gắn bó giữa con người với con người.
Bên cạnh những câu tục ngữ về con người và xã hội trên, ta còn có những câu tục ngữ về con người và xã hội hay sau:
Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau. Người sống đống vàng. Người là vàng của là ngãi. Của đi thay người. Người làm ra của chứ của không làm ra người. Lấy của che thân chứ không lấy thân che của. Một yêu tóc bỏ đuôi gàHai yêu răng trắng như ngà dễ thương.
Người năm bảy đấng, của ba bảy loài. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật. Chết giả mới biết bụng dạ anh em. Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay. Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy. Người khôn dồn ra mặt. Trông mặt mà bắt hình dung. Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa, Con mắt là mặt đồng cân. Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ. Lòng người như bể khôn dò. Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp. To mắt hay nói ngang. Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. Người năm bảy đấng, của ba bảy loài. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật. Chết giả mới biết bụng dạ anh em. Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay. Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy. Người khôn dồn ra mặt. Trông mặt mà bắt hình dung. Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa, Con mắt là mặt đồng cân. Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ. Lòng người như bể khôn dò. Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp. To mắt hay nói ngang. Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. Nước đổ lá khoai. Đèn soi ngọn cỏ. Chó cắn áo rách. Giơ cao, đánh sẽ. Giầu điếc, sang đui. No nên bụi, đói nên ma. Người giầu tham việcThất nghiệp tham ăn.
Tay làm hàm nhai Của người bồ tátCủa mình lạt buộc
Xa mỏi chân, gần mỏi miệng. Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi. Bần cùng sinh đạo tặc. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Phép vua thua lệ làng. Đất có lề, quê có thói. Lá lành đùm lá rách. Uống nước nhớ nguồn. Trời sinh voi, trời sinh cỏ. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Khôn ở trại, dại ở nhà Lạc đàng nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu Lảm khi lành, để dành khi đau Lửa thử vàng, gian nan thử sức Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén Chữ trinh đáng giá ngàn vàng Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm Vàng thiệt đâu sợ lửaNhững câu ca dao nói về con người và xã hội:
Câu 1:
Lỗ mũi em mười tám gánh lông,Chồng yêu, chồng bảo: "Râu rồng trời cho":Đêm nằm thì ngáy o o,Chồng yêu, chồng bảo: ngáy cho vui nhà".Đi chợ thì hay ăn quà,Chồng yêu, chồng bảo: "Về nhà đỡ cơm".Trên đầu những rác cùng rơm,Chồng yêu, chồng bảo: "Hoa thơm rắc đầu'.Đây là bài ca dao nói về vẻ đẹp của con người, hình ảnh người phụ nữ qua cách thể hiện dí dỏm, hài hước. những hình ảnh trên nói về hình ảnh người phụ nữ lo làm không chăm sóc đến nhan sắc của bản thân mình.
Câu 2:
Hai nách những lông xồm xồm,Chống yêu chồng bảo mối tơ hồng trời cho.Đêm ngủ thì ngáy o o,Chồng yêu chồng bảo lái đò cầm canh.Ăn vụng bụng to tày thùng,Chồng yêu chồng bảo cái giành đựng cơm.Hình ảnh người phụ nữ thể hiện hình ảnh con người, người phụ nữ một hình ảnh không đẹp nhưng thể hiện hình ảnh người phụ nữ không đẹp những rất được chồng yêu thương và quan tâm
Câu 3:
Bà già ra chợ Cầu Đông,Xem một quẻ bói: lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ, nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn".Hình ảnh nói về con người và xã hội, những hình ảnh nói về một bà già đi xem bói xem mình có lấy được chồng. sự dí dỏm, hóm hỉnh thể hiện con người rất vui vẻ, dí dỏm và yêu thương nhau.
Bên cạnh nhưng bài ca dao trên, chúng ta còn có những ca dao về con người và xã hội hay nhất sau:
Con ơi! Mẹ bảo con này,Học buôn, học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
Dù no dù đói cho tươi,
Khoan ăn bớt ngủ là người lo toan.
Phòng khi đóng góp việc làng,
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.
Trước là đẹp mặt cho chồng,
Sau là họ mạc cũng không chê cười.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,Con em phải giữ lấy nền con em.
Thờ cha mẹ, ở hết lòng,Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường.
Đã sinh ra kiếp ở đời,Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn.
Gái thời trinh trỉnh lòng son,
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.
Trai lành gái tốt ra người,
Khuyên con trọng bấy nhiêu lời cho chuyên.
Làm trai nết đủ năm đường,Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay.
Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân.
Thức khuya dậy sớm chuyên cần,
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.
Uốn cây từ thuở còn non,Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.
Dạy con, dạy thuở còn thơ,
Dạy vợ, dạy thuở ban sơ mới về.
Những câu ca dao, tục ngữ về con người và xã hội là những câu ca dao tục ngữ thể hiện phẩm chất, giá trị của con người; những câu ca dao tục ngữ về sự học tập, tu dưỡng còn có những câu ca dao tục ngữ về truyền thống tốt đẹp.Trên đây là Ca dao, tục ngữ về con người và xã hội hay nhất hy vọng cũng sẽ giúp cho các bạn có những cái nhìn tích cực hơn về con người và xã hội từ đó đúc kết cho mình những kinh nghiệm quý báu để áp dụng trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ và rất cạnh tranh hiện nay
Sai thì xl