Những câu hỏi liên quan
NN
Xem chi tiết
ND
26 tháng 10 2023 lúc 2:00

Tình hình phát triển ngành công nghiệp điện lực ở Việt Nam:

- Ngành công nghiệp điện lực ở Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Theo Báo cáo Tổng hợp năng lượng Việt Nam năm 2020, tổng sản lượng điện sản xuất trong nước đạt 240,78 tỷ kWh, tăng 3,6% so với năm 2019. Điện năng sản xuất từ các nguồn tái tạo như điện gió, điện mặt trời và điện thủy điện cũng tăng trưởng mạnh mẽ.

- Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các dự án điện lực lớn như Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Nhà máy điện mặt trời Dầu Mây, Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Nhà máy điện than Vĩnh Tân 3, Nhà máy điện khí LNG Cái Mè, v.v. Những dự án này sẽ giúp tăng cường khả năng cung cấp điện cho nước ta và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Bình luận (0)
ND
26 tháng 10 2023 lúc 2:01

Tình hình phát triển ngành viễn thông ở Việt Nam:
- Ngành viễn thông ở Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo Báo cáo thị trường viễn thông Việt Nam năm 2020, số lượng thuê bao di động đạt 129,5 triệu, tăng 2,6% so với năm 2019. Số lượng thuê bao internet cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 68,7 triệu thuê bao.
- Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các dự án viễn thông như triển khai mạng 5G, xây dựng hạ tầng viễn thông cho các khu công nghiệp, khu đô thị, v.v. Những dự án này sẽ giúp nâng cao chất lượng và tốc độ truyền thông, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
TB
21 tháng 12 2021 lúc 19:23

Câu 1:
 

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu 2:

- Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm. Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt tới trình độ phát triển cao của thế giới.

- Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước châu Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của đế quốc, ... Vì vậy đã làm cho nền kinh tế châu Á rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng số lượng các quốc gia nghèo khó vẫn chiếm tỉ lệ cao.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
MH
23 tháng 12 2021 lúc 5:10

Tham khảo

 Tình hình phát triển

- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh.

Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007

Năm

2000

2005

2007

Sản lượng (tỉ kWh)

26,7

52,1

64,1

Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao.

+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:

• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.

• Các hệ thống sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.

Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thông truyền tải điện năng,...

+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành là nhiệt điện và thủy diện.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:

+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

+ Hệ thống đường dây tải điện.

+ Các trạm biến áp.

Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.

- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

- Các trạm biến áp:

+ Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500 KV Bắc - Nam.

+ Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
ND
25 tháng 10 2023 lúc 8:34

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển lương thực ở nước ta?

Tình hình phát triển lương thực ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ một nước nhập khẩu lúa vào những năm 1980, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhờ áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến giống, và mở rộng diện tích trồng lúa, năng suất và chất lượng lúa của nước ta đã được nâng cao đáng kể.

Bình luận (0)
ND
25 tháng 10 2023 lúc 8:34

Câu 2: Trình bày tình hình phát chuyển cây công nghiệp ở nước ta?

Cây công nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại cây như cao su, cà phê, hạt điều, tiêu và dầu dừa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Diện tích trồng và năng suất của các cây công nghiệp cũng đã tăng trưởng mạnh, nhờ việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.

Bình luận (0)
ND
25 tháng 10 2023 lúc 8:34

Câu 3: Tại sao ngành chế biến lương thực phẩm là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành công nghiệp?

Ngành chế biến lương thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp bởi vì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm luôn ổn định và tăng trưởng. Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu tự nhiên và lao động giá rẻ. Hơn nữa, việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến đã mang lại giá trị gia tăng và thu nhập cho nước ta.

Bình luận (0)
VD
Xem chi tiết
ND
16 tháng 10 2023 lúc 22:20

Câu 1:
1. Ngành thủy sản:

- Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Sản lượng thủy sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.
- Ngành thủy sản góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia, cung cấp công việc cho hàng triệu người dân và đóng góp vào xuất khẩu của Việt Nam.

2. Ngành lâm nghiệp:
- Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam.
- Sản xuất gỗ và các sản phẩm liên quan từ ngành lâm nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào xuất khẩu của Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên rừng cần được quản lý bền vững để đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành này.

3. Ngành lúa:
- Là nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam, ngành lúa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
- Chính sách hỗ trợ của chính phủ cùng với sự phát triển công nghệ đã giúp tăng năng suất và chất lượng lúa.
- Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa hàng đầu thế giới.

Bình luận (0)
ND
16 tháng 10 2023 lúc 22:27

Câu 2:

Sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều nhân tố, bao gồm cả các yếu tố Điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển công nghiệp ở nước ta:

1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Với vị trí gần biển và nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển công nghiệp xuất khẩu.
- Tài nguyên thiên nhiên: Các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy điện) góp phần quan trọng vào phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

2. Kinh tế - Xã hội:
- Chính sách và Quy định: Chính sách hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là các chính sách thuế, đầu tư và thương mại, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển công nghiệp.
- Hạ tầng: Sự phát triển và cải thiện hạ tầng về giao thông, viễn thông, điện lực và nước sạch là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp.
- Lao động: Sự có mặt của lao động giỏi và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.

3. Công nghệ và Đổi mới:
- Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Sự đổi mới và sáng tạo trong các quy trình sản xuất và sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.

4. Hội nhập và thị trường:
- Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định EVFTA (EU - Việt Nam Free Trade Agreement) đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

Bình luận (0)
ND
16 tháng 10 2023 lúc 22:27

Câu 3 thì chịu ạ

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
H24
25 tháng 12 2020 lúc 16:48

Nhà máy thủy điện Sơn La

Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:

– Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí.

– Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,…

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa.

Bình luận (1)
MN
25 tháng 12 2020 lúc 19:27

 Công nghiệp điện:

a/ Tình hình phát triển và cơ cấu:

– Đến nay, sản lượng điện tăng rất nhanh đạt 52,1 tỷ kwh (2005), trong đó nhiệt điện cung cấp 70% sản lượng địên.

– Đường dây 500 kv được xây dựng từ Hoà Bình đi Phú Lâm (tp.HCM) đưa vào hoạt động.

b/ Thủy điện:

+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).

+ Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình (1900 MW), Yaly (700MW), Trị An (400 MW)…

+ Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (340 MW)

c/ Nhiệt điện:

+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu  tiềm tàng: năng lượng mặt trời, sức gió…

+ Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung  và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.

+ Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại 1 và 2 (trên 1000 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (450 MW), Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4100 MW), Cà Mau 1, 2 (1500 MW)…

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
SG
Xem chi tiết
H24
21 tháng 2 2022 lúc 11:13

lỗi đề rồi em nhé

Bình luận (19)
H24
21 tháng 2 2022 lúc 11:17

Tham khảo: 

1. Vai trò

- Là ngành quan trọng, cơ bản.

- Cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và cho sinh hoạt.

- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.

- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

2. Cơ cấu

- Gồm có công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

- Khai thác than:

+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá), sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Đức, Úc…).

- Khai thác dầu mỏ:

+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất...

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 400 – 500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi, Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc...).

- Công nghiệp điện lực:

+ Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều... Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.

- Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Gồm 4 phân ngành: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm); Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…); Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…); Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…).

- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; không chiếm diện tích rộng; có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…

Bình luận (1)