nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư
Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư châu Mĩ
vùng phân bố chủ yếu
dưới 1 ng /km2: bán đảo a la xca và phía bắc ca na đa
từ 1 ->10 ng /km2:khu vực hệ thống cooc-đi -e
từ 11->50 ; phía đông hoa kì
trên 100 ng/km2 :dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải đông bắc hoa kì
Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư ở châu á. Giải thích?
ΔTrình bày và giải thích về sự phát triển dân số, thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ
B: Nhận xét về sự phân bố dân cư Châu Mĩ và nêu rõ nguyên nhân của sự phân bố đó
Dựa vào hình 2 SGK trang 181, em có nhận xét như thế nào về sự phân bố dân cư trên thế giới. Hãy giải thích về sự phân bố đó. Giúp tui nha.
- Các khu vực tập trung đông dân:
+ Đồng bằng châu Á gió mùa: Đông Á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên), Đông Nam Ả, Nam Á (Ấn Độ, Băng-la-đet, Pa-kit-xtan)
+ Châu Âu (các nước Tây Âu, Nam Âu, Đông Âu trừ LB Nga).
+ Trung Mĩ và Ca-ri-bê.
- Các vùng thưa dân trên thế giới là:
+ Vùng băng giá ven Bắc Băng Dương (vòng cực Bắc, đảo Grơn-Ien, các đảo và quần đảo phía bắc Ca-na-đa, phẩn bắc Xi-bê-ri, vùng Viễn Đông của LB Nga).
+ Những vùng hoang mạc ở châu Phi (Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri, Na-mip), châu Á (hoang mạc Gô-bi, hoang mạc Nê-phút và Rưp-en Kha-li trên bán đảo Ả-rập...) và ở châu Đại Dương.
+ Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-đôn), ở châu Phi và ở những vùng núi cao
Dân cư trên thế giới không đều.Có vùng đất dân cư đông đúc,ngược lại có những nơi dân cư thưa thớt
HT
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư nước ta. Giải thích tại sao hiện nay dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư nước ta
- Nhận xét:
+ Mật độ dân số chung cả nước: 280 người/km2 (2016).
+ Không đều giữa miền núi, trung du và đồng bằng, ven biển.
+ Không đều trong một vùng: giữa miền núi và trung du, giữa đồng bằng và ven biển, giữa các khu vực trong miền núi, trong trung du và trong mỗi đồng bằng.
+ Không đều trong mỗi tỉnh.
+ Không đều giữa thành thị và nông thôn: dân số ở thành thị chiếm 27,10%, ở nông thôn là 72,90% (2016).
+ Không đều giữa các đô thị với nhau và giữa các vùng nông thôn với nhau (nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng khác với nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung).
+ Phân hóa giữa phía đông và phía tây, giữa Bắc, Trung và Nam Bộ, giữa Tây Bắc và Đông Nam.
- Giải thích: Do tác động của các nhân tố khác nhau.
+ Tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và các tài nguyên khoáng sản, hải sản, lâm sản, thủy năng...
+ Kinh tế - xã hội: Trình độ phát triền kinh tế, tính chất sản xuất, tâm lí xã hội, phong tục, tập quán, lịch sử quần cư...
b) Giải thích tại sao hiện nay dân số nước ta đang có xu hướng già hoá
- Tỉ suất sinh có xu hướng giảm, do tác động của trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số...
- Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng, do chất lượng cuộc sống nâng cao, tiến bộ y học...
Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc.
Nhận xét: dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2.
Giải thích: Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...).
Cho bảng số liệu sau:
Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (triệu người/km2)
Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.
- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.
Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
• Lịch sử khai thác lãnh thổ.
• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vùng.
+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.
Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:
• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
• Chuyển cư.
• Sự phát triển của nền kinh tế
Dựa vào hình dưới đây, nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị ở Trung Quốc. Giải thích?
* Nhận xét
- Dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. (0,75 điểm)
- Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2. (0,5 điểm)
* Giải thích
- Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). (1 điểm)
- Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...). (0,75 điểm)
- Về mật độ: ĐBSCL thấp hơn so với ĐBSH
- Về phân bố: ĐBSCL không đều giữa các khu vực, các tỉnh.
- Về phân hoá: ĐBSCL: Mật độ cao nhất ở dọc sông Tiền, sông Hậu; thưa thớt ở phía tây bắc (Đồng Tháp Mười), tây nam (Hà Tiên) và đông nam (bán đảo Cà Mau).