Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày về suy nghĩ của em về mẹ
2. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về những món quà em nhận được hàng ngày từ cuộc sông.
3. viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học đầu tiên người thầy dạy cho trẻ em trong bài thơ " chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Thầy viết chữ thật to
Chuyện loài người trước nhất.
* Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị trong đời sống.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về công dụng của văn chương trong đời sống.
* Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị trong đời sống.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về công dụng của văn chương trong đời sống.
Tham Khảo:
-Đoạn văn về thói vô trách nhiệm:
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sữa lỗi khi phạm sai lầm... Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.
-Đoạn văn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:
Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại, truyền thống đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Lòng yêu nước được thể hiện qua những hành động thật đơn giản mà ý nghĩa. Thế hệ trẻ cần cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trong tương lai có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một công dân toàn cầu, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là cần thiết, nhưng vẫn phải trên cơ sở giữ gìn được những nét truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng cần có lòng quyết tâm, kiên trì bảo vệ đất nước trước mọi nguy hiểm như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Mỗi người trẻ cũng cần tránh xa những lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về đức tính giản dị trong đời sống:
Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Giản dị là đơn giản không xa hoa, lãng phí. Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba món. Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào. Hiện nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản. Trong đó cũng có nhiều người vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa. Mọi người ơi, chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản. Một tấm gương trong lối sống giản dị. Sống giản dị không chỉ là thể hiện của sự văn minh mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về công dụng của văn chương:
Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của văn chương đối với đời sống tâm hồn con người, Hoài Thanh - cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương". Những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương:" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ". Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định:"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng". Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phú tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống trên trái đất này.
Từ đoạn văn xem người ta kìa em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về mong ước của mẹ
Trong văn bản " Xem người ta kìa!", ngoài câu nói như tiêu đề ra thì người mẹ còn nói với người con những câu nói như : " Người ta cười chết !", "Có ai như thế không?", "Có ai làm vậy không?", "Ai đời lại thế?",...Những câu nói này thể hiện những mong muốn của người mẹ đối với con của mình. Mẹ mong con noi gương theo những tấm gương tốt, mẹ muốn con không thua kém ai, mẹ hi vọng con không để ai phải phàn nàn kêu ca, muốn con không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, muốn con được tin yêu, quý trọng, và nhất là muốn con được thành công và trở nên hạnh phúc trong tương lai. Mẹ chỉ mong muốn những điều tốt đẹp sẽ luôn đến với chúng ta, nên mới luôn luôn nhắc nhở chúng ta bằng câu " Xem người ta kìa!", để chúng ta biết lấy những người tốt làm chuẩn mực và noi theo, chứ không phải mẹ áp đặt chúng ta bảo chúng ta phải bỏ đi những cái riêng của mình và làm y hệt những gì người khác làm. Mẹ chỉ cố gắng giúp chúng ta học được những cái tốt, bỏ đi những cái xấu, và có thể có được hạnh phúc trong tương lai và mãi mãi về sau.
( Đoạn văn tự làm của một đứa lớp 6 -> dở, mong mọi người thông cảm ^ - ^ )
Không có gì là cao cả hơn tình yêu thương của mẹ, tình yêu thương ấy luồn chào đón chúng ta. Mẹ luôn muốn thiên thần của mẹ khỏe mạnh. Đúng vậy! Tình cảm ấy luôn bện cạnh chăm sóc chúng ta lớn khôn từng ngày một. Đến khi ta lớn lên trưởng thành, bên ta vẫn là cha mẹ yêu dấu ngày đêm không quảnh chông gai. Mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con, luôn muốn con học giỏi để sau này không phải khổ sở khó khăn. Mong muốn của bất kì bậc phụ huynh nào đều rất đơn sơ và giản dị. Chính vì vậy hãy nhìn vào sự yêu thương của bố mẹ mà học tập, đừng để mong ước của mẹ không trở thành hiện thực.
Từ đoạn văn xem người ta kìa em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về mong ước của mẹ
TK:Đã là cha mẹ thì đều luôn luôn thương yêu những đứa con của mình và mong con có thể lớn lên, trưởng thành và thành công. Nên điều mong muốn của mẹ đối với con lại là giống như người khác lấy đó là chuẩn mực. Mẹ chỉ mong những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta, mẹ mong đứa con của mình sẽ hoàn hảo, sẽ thành công. Hãy lấy đó là tấm gương để chúng ta phấn đấu. Không phải mẹ bắt chúng ta phải giống hệt họ mà muốn chúng ta lấy đó làm gương để cố gắng, nỗ lực hết mình để đạt được những thành tựu trong cuộc sống.
5. Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ? Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó. Trong đoạn văn có sử dụng một từ mượn ( Gạch chân từ muọn đó)
7. Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ? Viết đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó?
viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề : Ai cũng có cái riêng của mình
Tham Khảo
Thế giới này quả là muôn màu muôn vẻ, mọi thứ đều có những khác biệt. Cái riêng của mỗi người cũng chính là điều làm nên giá trị của từng cá thể. Ví dụ như trong chính lớp học của bạn, trong gia đình bạn, mỗi người đều không giống nhau hoàn toàn về ngoại hình, tính cách, sở thích... Có người thích hát, có người thích thể thao, có người lại thích đọc sách... Chẳng có ai là giống ai, chính điều đó làm nên sự đáng quý của mỗi người. Mỗi người đều có những riêng biệt tốt và không tốt giúp bản thân phát triển, vì vậy mà bạn cần hiểu rõ mình để gặt hái được những điều tốt đẹp. Ai cũng có cái riêng của mình, hãy tự tin và hạnh phúc với điều đó.
TK
Thế giới này quả là muôn màu muôn vẻ, mọi thứ đều có những khác biệt. Cái riêng của mỗi người cũng chính là điều làm nên giá trị của từng cá thể. Ví dụ như trong chính lớp học của bạn, trong gia đình bạn, mỗi người đều không giống nhau hoàn toàn về ngoại hình, tính cách, sở thích... Có người thích hát, có người thích thể thao, có người lại thích đọc sách... Chẳng có ai là giống ai, chính điều đó làm nên sự đáng quý của mỗi người. Mỗi người đều có những riêng biệt tốt và không tốt giúp bản thân phát triển, vì vậy mà bạn cần hiểu rõ mình để gặt hái được những điều tốt đẹp. Ai cũng có cái riêng của mình, hãy tự tin và hạnh phúc với điều đó.
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.
Đoạn văn tham khảo:
Ai cũng có cái riêng của mình. Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được cái riêng, giá trị của bản thân mình. Khi ý thức được giá trị của bản thân là khi biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Lúc ấy chúng ta sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những khả năng, sở thích vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình chúng ta cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Hành trình để khẳng định cái riêng của mình còn đòi hỏi mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân chúng ta.