Những câu hỏi liên quan
TV
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
KM
Xem chi tiết
T2
Xem chi tiết

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NN
18 tháng 5 2016 lúc 16:14

+Những biện pháp 

-Lập nhiều xưởng thủ công nhà nước tập trung nhiều thợ khéo tay trong nước, chuyên rèn đúc vũ khí, đóng thuyền đúc tiền may mũ áo cho vua , quan và binh sĩ,

-Nghề xây dựng được chú trọng

-Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân tiếp tục phát triển 

+Có được kết quả trên do đất nước được độc lộc , các nghề thủ công cổ truyền , những thợ thủ công lành nghề không bị bắt sang Trung Quốc làm việc như trước . Thêm vào đó nhân dân ta có kinh nghiệm có óc sáng tạo có tinh thần cần củ trong lao động

Bình luận (0)
OI
Xem chi tiết
H24
4 tháng 3 2021 lúc 21:00

1)

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

 

Bình luận (0)
OI
7 tháng 3 2021 lúc 18:58

Mn giup em từ C2,C3 và C4 tra lời mỗi ngươi 1 câu cũng được em đang cần gấp...!

 

Bình luận (2)
PT
7 tháng 3 2021 lúc 19:52

C2: So sánh pháp luật thời Lê Sơ, thời Lý- Trần?

 - Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

C3 :Những biện pháp nhà Lê Sơ đã thực hiện để pháp triển nông nhiệp là gì?

-Hai mươi năm dưới ách thống trị nhà Minh,xóm làng điêu tàn,ruộng đồng bỏ hoang,nhân dân cực khổ.

-Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng còn 10 vạn thay phiên nhau về quê sản xuất gọi dân phiêu tán trở về quê.

-Đặt các chức quan lo về nông nghiệp: Hà Đê sứ,Khuyến nông sứ, Đồn Điền sứ,....Thực hiện phép quân điền,cấm giết trâu bò và bắt dân đi phu mùa gặt,cấy.

-Khuyến khích phát triển sản xuất,cải thiện đời sống.

C4:Thời Lê Sơ XH có những giai cấp và tầng lớp nào?

- Xã hội thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp: vua quan phong kiến, địa chủ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì.

    - Giai cấp nông dân chiếm đa số. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
LL
13 tháng 1 2022 lúc 7:25

1.  Cuối thế kỉ XII,

2 thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng  Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lý đất nước.

3. 

Nhà trần đã có những chủ trươngbiện pháp nào để phục hồi phát triển sản xuất Nhà Trần đã thực hiện nhiều chủ trươngbiện pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế: ...Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. ....Ngọc Phần Trần Kim.
Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
H24
18 tháng 5 2016 lúc 16:01

- Những biện pháp : 

+Thời Đinh -Tiền Lê ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng xã được chia cho nông dân sản xuất, người dân nhận ruộng có nghĩa vụ nộp tô thuế đi lĩnh, đi lao dịch cho nhà nước.

+Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng, chú ý nạo vét kênh ngòi ở nhiều nơi 

+Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp hàng năm cứ vào mùa xuân các vua thường về các địa phương tổ chức lễ cày tịch điền.

-Kết quả : Nông nghiệp ổn định và phát triển, nhiều năm mùa màng bội thu....

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
PT
31 tháng 10 2023 lúc 18:53

Sau khi cách mạng thắng lợi, Cuba đã triển khai nhiều chính sách và biện pháp nhằm phát triển đất nước. Dưới đây là một số chính sách và biện pháp quan trọng:

1. Chính sách xã hội:

- Xây dựng hệ thống giáo dục và y tế miễn phí: Cuba đầu tư mạnh vào giáo dục và y tế, cung cấp dịch vụ miễn phí cho tất cả công dân. Điều này đã giúp nâng cao trình độ dân trí và chăm sóc sức khỏe cho toàn dân.

- Chính sách bảo đảm an sinh xã hội: Cuba thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo nhà ở, thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm cơ bản cho người dân.

2. Chính sách kinh tế:

- Đổi mới kinh tế: Cuba triển khai các biện pháp đổi mới kinh tế như cho phép doanh nghiệp tư nhân, mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích xuất khẩu.

- Đầu tư vào công nghiệp và nông nghiệp: Cuba tập trung phát triển các ngành công nghiệp và nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao để đảm bảo an ninh lương thực và tăng cường xuất khẩu.

3. Chính sách đối ngoại:

- Hợp tác với các quốc gia khác: Cuba đã thiết lập quan hệ đối tác với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Latinh và các quốc gia đang phát triển, nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa và chính trị.

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Cuba đã mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung vào các ngành công nghiệp như dược phẩm, du lịch, nông sản và dịch vụ y tế.

Những chính sách và biện pháp này đã giúp Cuba đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển đất nước sau cách mạng. 

Bình luận (0)