câu sau có phải câu cảm thán không:"hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?
a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
a, Câu cảm thán: "Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
→ Có dấu chấm than kết thúc câu kết hợp bộc lộ sự lo lắng trước tình thế nguy kịch khi đê sắp vỡ.
b, Câu cảm thán: " Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
→ Bộc lộ khát vọng, tình cảm nhớ mong chốn cũ, rừng xưa của con hổ.
c, Câu cảm thán: "Chao ôi… mình thôi"
→ Sự hối tiếc, ân hận trước những hành động hung hắng, hống hách của Dế Mèn
"hỡi cách rừng ghê gớm của ta ơi" là thuộc kiểu thơ gì? vì sao em biết? chức năng của câu thơ là gì?
Xác định kiểu câu và cho biết chức năng của câu: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Kiểu câu: Câu cảm thán.
=> Chức năng: Sự than oán, tiếc nuối, hoài niệm về cánh rừng giang sơn của hổ.
Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ , Nhớ rừng)
- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?
- Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
- Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
- Những câu cảm thán: câu " Hỡi ơi lão Hạc!" và "Than ôi!"
- Đặc điểm của các câu cảm thán này: dấu chấm than và các từ cảm thán " hỡi ơi", "than ôi".
- Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm của người nói.
Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay giải một bài toán thì không dùng câu cảm thán vì những văn bản đó sử dụng ngôn ngữ "duy lí". Câu cảm thán thường xuất hiện trong các văn bản nghệ thuật.
xác định thán từ trong câu sau:
Ghê gớm thay! Thuốc lá còn gây hại đến phụ nữ và trẻ em.
Bài 1: Hãy đặt câu với các từ cảm thán sau: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào…
Câu 1: Xác định các kiểu câu?
a.-U nó không được thế !....................................................
b.Người ta đánh mình không sao,mình đánh người ta thì mình phải tù,phải tội.(Ngô Tất Tố). ...................................................
c.Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?....................................
d.Hỡi ơi lão Hạc!........................................................
Câu 2:Chép một câu thơ trong bài thơ :Nhớ rừng của Thế Lữ có sử dụng câu nghi vấn và nêu tác dụng ?
Câu 3:Viết một đoạn văn ngắn từ 6-8 nói về mục đích của học tập có sử dụng câu cầu khiến, nghi vấn,cảm thán.
1
câu a là câu cầu khiến - hành động nói là yêu cầu đề nghị
câu b là câu phủ định-hành động nói là phủ định bác bỏ ý kiến
câu c là câu nghi vấn-hành động nói là hỏi
câu d là câu nghi vấn -hành động nói là hỏi
2
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu nghi vấn có tác dụng thể hiện dòng hoài niệm và sự luyến tiếc của con hổ khi nhớ lại quá khứ huy hoàng của mình. Hổ tự hỏi chính mình thời quá khứ vàng son ấy nay còn đâu. Càng tự hỏi mình thì nó càng luyến tiếc quá khứ và cảm thấy hụt hẫng, buồn chán ở thực tại.
3
Hôm nay là buổi tổng kết năm học , vừa đọc điểm xong , Minh-lớp trưởng đã quay xuống khoe:
-Các cậu ơi ! Ngày mai nhà trường tổ chức cho các lớp 3 ngày đi nghỉ ở Vũng Tàu đó !
Cả lớp nhao nhao lên kháo nhau:
- Thật hả ? Thật hả ?
- Lớp trưởng ơi ! Cậu nói rõ kết hoạch cho bọn mình nghe nào !
- Thế này nhé : Vê phí xe và phòng trọ nhà trường đã chi hết rồi ! Còn chuyện ăn uống thì đã có hội phụ huynh lớp mình lo ! Sáng mai la ngày chủ nhật 5 giờ có mặt đầy đủ ! Thầy hiệu trưởng vừa phổ biến là đi sớm .. cho nó mát ') . Các cậu nhớ là phải mang đầy đủ quần áo tư tranh cần thiết nhé ! Nội dung chỉ có vậy thôi ! Lớp nghỉ !
Thế la cả bọn nhao lên :
-Ôi thích thế ! Nhà trương muôn năm !.. ')
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:
Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".
Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ).
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:
Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".
Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ).