các bạn có thể viết cho mình 1 bài văn tả về chiếc bàn học của em dược ko
các bạn có thể viết cho mình 1 bài văn tả về cây chuối được ko
Vườn nhà ngoại em không rộng lắm, ngoại trồng được một đám rau muống, dăm cây cà. Sát đám rau là bụi chuối sứ xanh mướt. Cây chuối tơ nhất bụi đã trổ buồng.
Cây chuối lớn cao độ hơn hai mét có những cây chuối con bao xung quanh, nhìn từ xa, bụi chuối như một đàn mẹ con dắt díu nhau nom rất xinh. Gốc chuối to bằng bắp đùi người lớn, thân chuối càng lên cao càng thon lại. Da thân chuối màu xanh, sờ vào man mát bàn tay. Từ gốc lên đến khoảng hai mét, cây chuối tỏa ra nhiều tàu lá tròn xoay xung quanh. Lá chuối to bằng cái máng úp, màu xanh biếc, có lá hơi vàng bị gió đánh nát trông tơi tả. Một vài tàu lá khô héo rũ xuống gốc cây. Chính giữa tán lá chuối, cuống buồng chuối như cái vòi mọc cong vồng xuống đất to bàng cổ tay em. Cuống buồng đeo một bắp chuối màu tím đỏ to bằng cái tô con, dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, đầu nhọn như búp sen. Từng lớp cua bắp chuối rơi rụng ra để lộ nải chuối bé bằng bàn tay, trái chuối nhỏ xíu như ngón tay út, màu xanh non. Trái chuối vẫn còn đeo cuống hoa chuối đen đen trên đầu. Bắp chuối trổ đã lộ ra năm nải chuối đối xứng nhau. Nải trổ ra trước to hơn nải trổ ra sau, nải cuối cùng thứ năm chí leo queo mấy trái bé tẹo không đều nhau. Buồng chuối trổ xong nải chót thì ngoại cắt bắp chuối vào thái mỏng làm gỏi ăn. Gỏi bắp chuối ăn giòn, ngon lạ. Ngoại em thích trồng chuối vì ngoài trái chuối ngon và bổ, lá chuối còn được dùng gói bánh tét, bánh ít, thân cây chuối còn dùng để chăn nuôi được. Đàn gà cua ngoại rất thích ăn cám trộn cây chuối băm nhỏ. Chính vì thế ngoại vun gốc cho cây mẹ và đánh gốc chuối con để trồng dọc theo bờ đám rau muống. Mai này, vườn của ngoại sẽ xanh mướt màu lá cây.
Em rất thích bụi chuối, nhất là cây chuối đang trổ buồng. Bụi chuối gợi cho em hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm lo lắng cho đàn con. Em thêm yêu mẹ và yêu sao mảnh vườn con có cây chuối mà ngoại tỉ mỉ chăm sóc bấy lâu.
mình cần rất gấp
Xào xạc, xào xạc... Vườn chuối nhà em mỗi khi có gió lại thủ thỉ, tâm tình như thế, lắng nghe thấy rất vui tai.
Những cây chuối trong vườn đã được mấy năm tuổi rồi. Những cây chuối mẹ, chuối con sống đùm bọc, hạnh phúc bên nhau. Nổi bật hơn cả là cây chuối mẹ cao lớn và trưởng thành. Thân cây mọc lên cao, thẳng và hơi vững. Lúc còn nhỏ, da nhẵn bóng, mịn màng mà mỗi khi áp má vào đó em thấy mát như da em bé. Cây chuối có rất nhiều bẹ. Từng bẹ lớn nhỏ bao bọc lẫn nhau. Nhưng đến khi đã lớn, những cái bẹ bên ngoài khô đi, và dần dần thay một cái áo mới. Lá chuối khá lớn và dài, có đường gân và cuống to nổi rõ, mỗi khi có gió thổi lá cây vẫy vẫy trông rất ngộ. Cây chuối vốn chỉ có chuối mẹ nên dân gian vẫn thường có câu:
"Chuối khoe rằng chuối đồng trinh.
Chuối ở một mình sao chuối có con"
Đó có lẽ là điều kì diệu mà tạo hoá ban tặng cho cây chuối mẹ. Trước khi "sinh con", chuối mẹ mang bên mình cái hoa chuối màu đỏ sậm treo lơ lửng. Nó phải nghiêng mình để đỡ những đứa con yêu dấu. Sau khi được nuôi dưỡng cẩn thận, những đứa con yêu dấu của chuối mẹ phát triển thành buồng chuối. Một buồng chuối có nhiều nải. Các nải có những quả xếp thành tầng đều ngay ngắn. Nhìn những quả chuối chín vàng mập mạp, thơm lựng mà thấy thật hấp dẫn.
Em rất yêu vườn chuối nhà em. Em sẽ giúp bố mẹ chăm sóc chúng để cây mau lớn.
Các bạn ơi, cô giáo học thêm của mình giao cho mình bài văn tả cảnh sông quê hương em mình phải đi học nhiều quá nên không có thời gian suy nhĩ viết văn các bạn có thể cho mình các bài văn tả dòng sông quê hương để mình tham khảo nhé. crm ơn các bạn!
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
Quê hương” – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: “ừ, chào sông nhé!” vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cũng vội vã trở về “nhà” bơi thật nhanh àm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dâu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh “dòng sông bạc” lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.Quê hương” – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: “ừ, chào sông nhé!” vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cũng vội vã trở về “nhà” bơi thật nhanh àm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dâu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh “dòng sông bạc” lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.Quê hương” – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: “ừ, chào sông nhé!” vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cũng vội vã trở về “nhà” bơi thật nhanh àm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dâu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh “dòng sông bạc” lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.Quê hương” – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: “ừ, chào sông nhé!” vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cũng vội vã trở về “nhà” bơi thật nhanh àm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dâu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh “dòng sông bạc” lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.Quê hương” – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: “ừ, chào sông nhé!” vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cũng vội vã trở về “nhà” bơi thật nhanh àm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dâu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh “dòng sông bạc” lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm
Các bạn ai có thể cho mình một bài văn tham khỏa tả về chiếc cặp sách được không?
tham khảo
Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!
Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cảm ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.
Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngồi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.
Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.
Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.
tham khảo ( đã sửa TK như này tại chj châuuu )
Đầu năm học, mẹ mua cho em một chiếc cặp sách mới rất đẹp, Cặp được làm từ vải dù rất nhẹ mà chắc chắn. Lớp bên ngoài là màu tím nhạt, bên trong màu đen. Phía trước còn có trang trí hình một bình hoa cúc họa mi màu trắng xinh xắn. Ngay từ lần đầu nhìn thấy, em đã rất thích rồi. Cặp có hai ngăn chính. Ngăn phía trước khá nhỏ, có nắp che. Em thường dùng để cất khăn quàng đỏ, thẻ tên. Ngăn phía sau thì rất lớn. Có tấm chia ở giữa. Em sẽ cất sách vở, bút thước vào đó. Hai bên hông cặp là hai ống đựng thẳng. Em thường để bình nước vào đó. Phía sau lưng là quai cặp màu đen, có lớp xốp lót giúp đeo không bị đau lưng. Thật tuyệt vời. Em thích chiếc cặp lắm. Em sẽ giữ gìn cặp thật cẩn thận để cặp luôn sạch và mới.
Tham khảo:
Cuối tuần trước, mẹ đã dẫn em đi chơi ở trung tâm thương mại gần nhà. Lúc gần về, mẹ đã mua cho em một chiếc cặp sách mới rất xinh đẹp. Mẹ bảo rằng, đây là món quà chúc mừng em đã đạt giải trong cuộc thi kể chuyện của trường.
Đó là một chiếc cặp sách, nhưng em thường gọi là chiếc balo. Nó không to như chiếc cặp cũ của em, chỉ chừng bằng cái laptop của chị hai. Balo có hình chữ nhật, nhưng phần đầu thu hẹp lại, tạo tổng thể cân đối và dễ mang lên vai hơn. Bề rộng của nó khoảng một gang tay, giúp để được khá nhiều sách vở. Balo được làm từ chất liệu da tổng hợp, vừa mềm mại lại vừa có dáng cứng cáp. Nhờ vậy, việc sắp xếp các đồ đạc vào balo, hay dựng balo ở các góc trở nên dễ dàng và trông dễ nhìn hơn. Một ưu điểm nữa, là lớp da ấy, có thể chống nước một phần nhất định, nên dù đi dưới mưa phùn hay bất cẩn làm nước rơi vào, thì chỉ cần lấy khăn, giấy khô lau là được. Không cần lo lắng nhiều như những chiếc cặp bằng vải thông thường. Mẫu cặp này có rất nhiều màu sắc bắt mắt, nhưng em đã chọn cái balo màu hồng, vì đó là màu yêu thích nhất của em.
Balo có thiết kế rất đơn giản, chỉ gồm có hai ngăn. Ngăn lớn ở phía sau chiếm hai phần ba diện tích cặp, dùng để đựng sách, vở. Nó có phần phéc kéo màu hồng rất chắc chắn. Đặc biệt, ở phần tay cầm của phéc, có đính kèm một cục bông xù màu trắng siêu dễ thương. Ngăn thứ hai ở phía trước, cao bằng một nửa ngăn lớn, có nắp đóng mở, dùng để đựng bút, thước, chì màu. Trên cùng của cặp, có một phần dây nối thành khung hình tam giác to chừng bốn ngón tay, dùng để treo cặp lên các vị trí cố định. Sau lưng cặp, thì có phần quai đeo giống như những chiếc cặp khác. Tuy nhiên, dây của chiếc balo này chỉ to chừng một ngón tay thôi. Nhưng nó vẫn rất chắc chắn và dẻo dai lắm.
Từ khi có chiếc balo mới, lúc nào em cũng thích thú với việc sửa soạn sách vở để đến trường. Nhờ vậy mà em thêm hào hứng với việc học tập. Em sẽ giữ gìn chiếc cặp thật tốt để nó luôn mới mẻ, sạch sẽ.
các bạn có thể viết một bài văn tả em của các bạn bằng tiếng anh ko
Dễ mà nhưng bây giờ mk ko tiện cho lắm.Sory
các bạn có thể viết một bài văn tả em của các bạn bằng tiếng anh ko
Cho các đề sau:
a) Tả cái thước kẻ của em.
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
c) Tả cái trống trường em.
Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên.
Chú ý:Các bạn giúp mình giải bài này, nhưng đừng chép trên mạng nhé, mình cảm ơn.
Bài văn nào hay và trôi chảy mình sẽ tick cho.
Bài làm
"Tùng,tùng"mỗi khi nghe tới tiếng trống đó em lại không thể nào quên được những ngày vui nhộn của thời học sinh,nó đã gắn bó với em trong suốt 5 năm học tiểu học.Dù sau này có đi đâu thì em vẫn luôn nhớ về cái trống trường-người bạn thời ấu thơ.
K CHO MK NHA,NẾU KO HAY THÌ THUI
Đề : Tả chiếc bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em ( mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng )
Các bạn giúp mình với
Ikajdio:
Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".
k mk nha♥♥♥
“Đến giờ rồi, học bài thôi”. Ai nói thế nhỉ? Nhìn xung quanh không thấy một bóng người. Lạ thật! Tiếng nói lại cất lên: “Đến giờ rồi, học bài thôi!”, vọng từ góc học tập của em.
À, ra là cậu Bàn. Em vội ngước nhìn đồng hồ treo tường. “Mười chín giờ ba mươi rồi ư?” Thảo nào cậu ta nhắc mình là phải. Em vội bước vào góc học tập cạnh cửa sổ nơi cậu Bàn đã “tọa lạc” ba năm nay và bây giờ cậu đang cùng em bước sang năm thứ tư của bậc Tiểu học. Chiếc bàn chỉ độ hai chỗ ngồi và rất vừa tầm với lứa tuổi của em. Nó được đóng liền với ghế. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài độ một mét và chiều rộng khoảng sáu mươi phân, được làm bằng một thứ gỗ quý. Hon ba năm rồi, tấm áo khoác của cậu tuy có sờn đôi chỗ nhưng vẫn bóng loáng như ngày mới về. Chẳng có ngày nào em quên vuốt ve, vỗ về cậu bằng một chiếc chổi lông và chiếc khăn bông. Trên mặt bàn lúc nào cũng có một lọ hoa tươi nho nhỏ, có thể là một bông hồng nhung Đà Lạt hoặc một vài nhành layơn rực thắm để góc bàn. Dưới mặt bàn là một chiếc tủ có khóa được gắn chung với bàn. Tủ có hai tầng và ba ngăn. Tất cả sách truyện thiếu nhi, nhiều nhất là truyện tranh Đôrêmôn, Conan, Ninja loạn thị, kế đến là truyện cổ tích, truyện Anđécxen… được xếp vào tầng trên, ở dưới có ba ngăn. Ngăn bên phải là những cuốn tập học, ngăn giữa là sách giáo khoa. Còn lại ngăn bên trái, em để các đồ dùng học tập và mấy con búp bê, xe điện tử… Chúng được xếp gọn gàng và ngăn nắp đâu vào đấy.
Chiếc bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua, và bây giờ lại cùng em cần mẫn, miệt mài bên những bài toán khó, những đoạn văn hay, những truyện kể hấp dẫn, san sẻ cùng em những niềm vui trong học tập.
Câu 1 : Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống ? Câu 2 : Em hãy viết bài văn thuyết minh về chiếc bàn học ? e đang cần gấp
Em tham khảo:
1.
“Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ. Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.
2.
Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.
Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.
Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.
Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.
Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.
Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.
Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.
Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.
Giúp mình viết bài văn về tả chiếc cặp sách. Ko chép mạng, ko chép văn mẫu.
Giúp mình nha các bạn
Ai nhanh mk tích luôn nha