Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
HT
31 tháng 10 2019 lúc 20:50

dàn ý thuyết minh về cây Dừa số 1

Mở bài

Giới thiệu cây dừa

Thân bài

– Tả và biểu cảm cây dừa

 Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả

– Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

Đua xe bằng tàu dừa.Làm cào cào bằng lá dừa.Trèo dừa bắt tổ chim.Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừaCó những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.

– Lợi ích kinh tế

 Nước dừa tươiMứt dừa.Các bà, các mẹ, các chị khi nấu chè hay xôi không thể thiếu nước cốt dừa.Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
31 tháng 10 2019 lúc 21:03

dàn ý thuyết minh về cây dừa sô 1

Mở bài 

Giới thiệu cậy dừa

Thân bài

-Tả và biểu cảm cây dừa 

.Lựa chọn: Tả thân ,lá,hoa,quả

-Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

. Đua xe bằng tàu dừa

. tự làm nha

Kết bài 

nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
1 tháng 11 2019 lúc 20:26

thuyết minh về chiếc võng hay đôi đũa ăn cơm mà

sao ai cx cây dừa vậy ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
6 tháng 3 2018 lúc 9:03

- Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam

- Thân bài: Trình bày cấu tạo chiếc nón lá

   + Hình dáng chiếc nón

   + Kích thước chiếc nón lá

   + Nguyên liệu làm nón

   + Quy trình làm nón lá

   + Kể tên những địa điểm làm nón lá nổi tiếng ở Việt Nam

   + Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày

   + Ý nghĩa biểu tượng của nón lá.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc nón lá. Cách bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
N9
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu sơ qua về cây bút mực: cây bút mực này từ đâu em có và có trong dịp nào? (Ví dụ: Em được bố tặng một cây bút mực nhân chuyến công tác của bố…)

2. Thân bài:

a) Tả bao quát chiếc bút mực:

– Cây bút được làm từ chất liệu gì

– Màu sắc của cây bút ra sao

– Hình dáng của cây bút và kích thước của cây bút như thế nào

b) Tả chi tiết chiếc bút mực:

– Ở bên ngoài, cây bút có 2 phần bao gồm phần nắp bút và phần vỏ thân bút.

– Ở bên trong: Ngòi bút bằng chất liệu gì? Ngòi trơn mịn như thế nào? Phần ruột bút còn có ống mực và phải được bơm đầy mực mới sử dụng được.

c) Công dụng của cây bút mực: Giúp em viết chữ đẹp, học tập tốt hơn.

3. Kết bài:

Khẳng định lại tình cảm của em với cây bút và lời hứa em sẽ giữ gìn cây bút thật cẩn thận.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

1. Mở bài:

- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.

- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.

2. Thân bài:

* Tả bao quát cái bút

- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).

* Tả chi tiết

- Bên ngoài cây bút gồm hai phần: Nắp bút và vỏ thân bút

+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phần que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn. Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.

+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khắc dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.

- Bên trong bút:

+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bằng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.

+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.

* Công dụng của bút

- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.

3. Kết bài:

- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.

- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận để làm những bài toán, bài văn thật hay.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

1. Mở bài:

Giới thiệu sơ qua về cây bút mực: cây bút mực này từ đâu em có và có trong dịp nào? (Ví dụ: Em được bố tặng một cây bút mực nhân chuyến công tác của bố…)

2. Thân bài:

a) Tả bao quát chiếc bút mực:

– Cây bút được làm từ chất liệu gì

– Màu sắc của cây bút ra sao

– Hình dáng của cây bút và kích thước của cây bút như thế nào

b) Tả chi tiết chiếc bút mực:

– Ở bên ngoài, cây bút có 2 phần bao gồm phần nắp bút và phần vỏ thân bút.

– Ở bên trong: Ngòi bút bằng chất liệu gì? Ngòi trơn mịn như thế nào? Phần ruột bút còn có ống mực và phải được bơm đầy mực mới sử dụng được.

c) Công dụng của cây bút mực: Giúp em viết chữ đẹp, học tập tốt hơn.

3. Kết bài:

Khẳng định lại tình cảm của em với cây bút và lời hứa em sẽ giữ gìn cây bút thật cẩn thận.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AT
Xem chi tiết
MN
23 tháng 2 2021 lúc 21:21

Em tham khảo nhé !!

 

I. Mở bài:

- Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sống con người.

- Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 8, tập một.

II. Thân bài:

- Giới thiệu xuất xứ của sách:

+ SGK Ngữ văn 8, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

+ Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam.

- Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách:

+ Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng.

+ Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 8 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn.

+ Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền.

- Giới thiệu bao quát bố cục của sách:

+ SGK Ngữ văn 8, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần.

+ Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn.

+ Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6 và lớp 7. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách:

+ Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga.

+ Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập.

+ Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh.

- Nêu cách sử dụng, bảo quản sách:

+ Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách.

+ Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuốn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn.

III. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.

Bình luận (0)
H24
23 tháng 2 2021 lúc 23:00

Bạn tham khảo :

Mở bài:Thuyết minh về đối tượng thuyết minh ( sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1)Thân bài:Nguồn gốc của sách giáo khoa ngữ văn lớp 8: nhà xuất bản giáo dục đều do các tiến sĩ, giáo sư đầu ngành của  bộ môn ngữ văn biên soạn.**Giới thiệu về hình thức.Quyển sách có bìa bên ngoài màu lòng tôm( hồng), trên cuốn sách có chữ in hoa ” BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”. Tiếp đến là chữ ” Ngữ văn” được viết bằng chữ in hoa to mềm mại màu xanh dương. Dưới hai chữ đó là số 8 màu vàng làm nổi bật trang bìa. Trên bìa trang trí một khóm hoa màu vàng với những chiếc lá…  dưới bìa sách là lô gô của Bộ giáo dục. Trang sau cuốn sách là bìa, bên trái bìa là huân chương Hồ Chí Minh-> niềm tự hào của dân tộc, góc phải của lô gô của bộ giáo dục màu đỏ.+Tiếp dưới là phần giới thiệu toàn bộ sách giáo khoa lớp 8 được viết trong khung Hồ Chí Minh xanh, dưới cùng là tem với giá tiền.**Giới thiệu chung về nội dung.Cuốn sách giáo khoa ngữ văn gồm 17 bài, mỗi bài gồm 3 phân môn: văn bản, tiếng việt, tập làm văn.+Phần văn bảnVề hình thức: Cung cấp trước dữ liệu của phần văn bản truyện, thơ. Sau văn bản là phần chú thích về tác giả, tác phẩm, các từ ngữ khó hiểu được chú thích, Câu hỏi của văn bản, muốn học tốt thì học sinh phải soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà, đến ghi nhớ để chốt lại kiến thức -> luyện tập.Về nội dung: Cung cấp kiến thức về văn học Việt Nam, nước ngoài. Cho ta hiểu về tác phẩm hiện thực phê phán cùng những tác phẩm tác giả tiêu biểu được chọn lọc: ” tôi đi học” của Thanh Tịnh, Nguyên Hồng với ” Trong lòng mẹ”, Ngô Tất Tố với tác phẩm “tắt đèn” trong đoạn trích  ” tức nước vỡ bờ”Học sinh không chỉ biết đến những văn học nổi tiếng trong nước mà còn biết đến những văn học nước ngoài như văn học ở nước Mĩ, Tây Ban Nha, Đan mạch…Ngoài ra còn có một số tác phẩm như thơ, nhật dựng+Phần tiếng việt:Về hình thức: cung cấp kiến thức đi theo diễn dịch cung cấp dữ liệu, đến nhận xét và chốt lại kiến thức bằng bảng khung ghi nhớ, để thực hành ứng dụng luôn bài học có phần luyện tậpNội dung: Cung cấp hiểu biết về các loại câu, loại từ và dấu câu.+Phần tập làm văn:Cũng theo cấu trúc như phần tiếng việt.Nội dung: cung cấp kiến thức về văn tự sự và một kiểu bài văn mới là văn thuyết minh -> giúp học sinh viết văn hay.** Cách sử dụng bảo quản.

Bảo vệ giữ gìn quyển sách-Bảo vệ quyển sách, không làm ướt sách. 3: Kết bàiKhẳng định vai trò của sách.

Bình luận (0)
MN
23 tháng 2 2021 lúc 22:30

Tham khảo:

I. Mở bài:

- Thuyết minh về đối tượng thuyết minh ( sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1)

II. Thân bài:

- Nguồn gốc của sách giáo khoa ngữ văn lớp 8: nhà xuất bản giáo dục đều do các tiến sĩ, giáo sư đầu ngành của  bộ môn ngữ văn biên soạn.

1/ Giới thiệu về hình thức.

- Quyển sách có bìa bên ngoài màu lòng tôm( hồng), trên cuốn sách có chữ in hoa ” BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”. Tiếp đến là chữ ” Ngữ văn” được viết bằng chữ in hoa to mềm mại màu xanh dương. Dưới hai chữ đó là số 8 màu vàng làm nổi bật trang bìa. Trên bìa trang trí một khóm hoa màu vàng với những chiếc lá…  dưới bìa sách là lô gô của Bộ giáo dục. Trang sau cuốn sách là bìa, bên trái bìa là huân chương Hồ Chí Minh-> niềm tự hào của dân tộc, góc phải của lô gô của bộ giáo dục màu đỏ.

- Tiếp dưới là phần giới thiệu toàn bộ sách giáo khoa lớp 8 được viết trong khung Hồ Chí Minh xanh, dưới cùng là tem với giá tiền.

2/ Giới thiệu chung về nội dung.

- Cuốn sách giáo khoa ngữ văn gồm 17 bài, mỗi bài gồm 3 phân môn: văn bản, tiếng việt, tập làm văn.

+ Phần văn bản

Về hình thức: Cung cấp trước dữ liệu của phần văn bản truyện, thơ. Sau văn bản là phần chú thích về tác giả, tác phẩm, các từ ngữ khó hiểu được chú thích, Câu hỏi của văn bản, muốn học tốt thì học sinh phải soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà, đến ghi nhớ để chốt lại kiến thức -> luyện tập.Về nội dung: Cung cấp kiến thức về văn học Việt Nam, nước ngoài. Cho ta hiểu về tác phẩm hiện thực phê phán cùng những tác phẩm tác giả tiêu biểu được chọn lọc: ” tôi đi học” của Thanh Tịnh, Nguyên Hồng với ” Trong lòng mẹ”, Ngô Tất Tố với tác phẩm “tắt đèn” trong đoạn trích  ” tức nước vỡ bờ”Học sinh không chỉ biết đến những văn học nổi tiếng trong nước mà còn biết đến những văn học nước ngoài như văn học ở nước Mĩ, Tây Ban Nha, Đan mạch…Ngoài ra còn có một số tác phẩm như thơ, nhật dựng

+ Phần tiếng việt:

Về hình thức: cung cấp kiến thức đi theo diễn dịch cung cấp dữ liệu, đến nhận xét và chốt lại kiến thức bằng bảng khung ghi nhớ, để thực hành ứng dụng luôn bài học có phần luyện tậpNội dung: Cung cấp hiểu biết về các loại câu, loại từ và dấu câu.

+ Phần tập làm văn:

Cũng theo cấu trúc như phần tiếng việt.Nội dung: cung cấp kiến thức về văn tự sự và một kiểu bài văn mới là văn thuyết minh -> giúp học sinh viết văn hay.

- Cách sử dụng bảo quản.

+ Bảo vệ giữ gìn quyển sách

+ Bảo vệ quyển sách, không làm ướt sách.

 III. Kết bài

- Khẳng định vai trò của sách.

Bình luận (0)
SS
Xem chi tiết
HN
9 tháng 5 2022 lúc 11:14

tham khảo :

1.MỞ BÀI:

-Giới thiệu vài nết về tác giả Tố Hữu:

  +TH(1920-2002)

   +Tên khai sinh là Nguyến Kim Thành ,quê ở làng Phù Lai,xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế

   +Ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời và cách mạng

   +TH được nhà nc trao tặng giải thưởng Hồ chí minh về văn học và nghệ thuật năm 1996

-Giới thiệu bài thơ Khi con tu hú:

  +hoàn cảnh sáng tác:khi TH bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ(Huế)

   +cảm nhận chung về tác phẩm

2.THÂN BÀI 

-Bài thơ được viết theo thể lục bát với phương thức biểu đạt là miêu tả và biểu cảm. Trong đoạn thơ tác giả đã chỉ ra những cảm nhận về mùa hè qua từng giác quan để từ đó thể hiện khao khát vượt ra khỏi phòng giam để cảm nhận được không gian mùa HÈ

  _luận điểm 1:bức tranh mùa hè:

+Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, đầy màu sắc rực rỡ hài hòa với những âm thanh sống động. Tác giả đã vẽ lên được bức tranh mùa hè thật sống động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng có sức gợi hình, gợi cảm :(trích 6 câu thơ đầu)

    Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”

“Khi con tu hú”.
  +Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống – mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài

   +Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân… Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu

-luận điểm 2: tâm trạng của người tù cách mạng:

  +Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ – chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.
Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do. Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tiûnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.
Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.

3.KẾT BÀI  

  -khái quát chung về TH và bài thơ khi con tu hú;Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

-chứng minh ý kiến cho rằng Sáu câu thơ đầu của bài Khi Con Tú Hú thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống.

 

Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài:

“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”

Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông lúa chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...

Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu:

“Đây từng ô mạ xanh mơn mởn
(...)
Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!”

Giờ đây lại hiện về trong trạng thái căng đầy nhất, viên mãn nhất, lúa ngả vàng, ngả sang màu niềm vui, là màu vàng rực rỡ của mùa hè, của mồ hôi kết tinh thành hạt thóc.

Với một tâm hồn lãng mạn tinh tế, Tố Hữu đã cảm nhận sự thay đổi của màu nắng với nhiều góc độ: từ ánh nắng của “đôi ánh lạt ban chiều” (Tâm tư trong tù), ánh nắng yếu ớt dễ bóp nghẹt bởi bóng tối tới một “ánh nắng đào” giữa mùa hè, lấp đi dấu ấn của “vườn râm”. Câu thơ là một không gian thoải mái với sắc hồng kì lạ. Đó là thứ ánh sáng êm dịu, hiền hậu, vỗ về cho con người trước những mất mát, đau khổ trong cuộc đời. Có lẽ từ chính sự gặp gỡ tuyệt diệu của chàng thanh niên trẻ tuổi:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”

đã khiến cho ánh nắng mùa hè có sự thay đổi tinh tế đến vậy. Và sự xuất hiện của bầu trời trong vắt như mặt nước yên bình nâng tầm bay cho các cánh diều đã đẩy tầm nhìn, tầm nhận thức của nhà thơ lên đến độ sâu nhất, xa nhất, cao nhất:

“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

 

Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ - chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.

Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. Bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do.

Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tỉnh của lý trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.

Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.

“Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

Bình luận (2)
DN
Xem chi tiết
NC
27 tháng 5 2021 lúc 16:26

I. Mở bài:

– Giới thiệu về Di Tích Lịch Sử Đền Hùng.

II. Thân bài:

– Lịch sử hình thành: Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

– Đặc điểm:

+ Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

+ Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

+ Đền Hạ: Xây vào thế kỷ 17-18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi u Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

+ Chùa Thiên Quang: Nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

+ Đền Trung: Tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý – Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

+ Ðền Thượng: Nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

+ Lăng vua Hùng: Là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

+ Đền Giếng: Nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

– Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích:

+ Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

+ Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của khu di tích Đền Hùng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LV
27 tháng 5 2021 lúc 16:30

Mở bài Ở nước ta có rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đền Hùng là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất.

Thân bài a) Giới thiệu những nét chính về vị trí, về quy hoạch khu đền Hùng Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các vua Hùng. Quần thể này nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh (cao 175 mét). Núi Nghĩa Lĩnh còn có tên gọi khác là Núi Cả, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn. Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách thành phô’ Việt Trì khoảng 10 km. Năm 1962, đền Hùng được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia. Năm 1967, Chính phủ Việt Nam có quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm đền Hùng. Ngày 08 tháng 02 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử đền Hùng lần thứ nhất. Ngày 06 tháng 01 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định sô 82/2001/ND-CP, quy định về quy mô, nghi lỗ giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng hằng năm. Ngày 10 – 03 âm lịch trở thành ngày Quốc giỗ. Năm 2004, quyết định số’ 84/ 2004/ QĐ-UB, hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa được đầu tư xây dựng. Năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định sô’ 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lí khu di tích khu di tích đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử đền Hùng trực thuộc Ưỷ ban nhân dân tỉnh.

b) Các di tích chính trong quần thể đền Hùng Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc 100 trứng, sau nở thành 100 người con trai. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh dền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nhà bia có đặt tấm bia đá, khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch IỈỒ Chí Minh trong chuyên thăm đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954. Chùa Thiên Quang: Còn gọi là Thiên Quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. Đền Trung: Tương truyền là nơi các vua Ilùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền Thượng: Đền nằm trên đỉnh núi, theo truyền thuyết nơi đây ngày xưa các vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tô’t tươi… Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại… Lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chú Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của vua Hùng thứ 18) thường soi gương vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỉ thứ 18. Đền Tổ mẫu Ầu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

Những nét chính về lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng gồm có phần Lễ và phồn Hội. Phần Lễ Có 2 Lễ được cử hành trong ngày chính hội: Lễ rước kiệu vua: Đám rước bắt đầu từ chân núi lên đến đỉnh núi Thiêng. Lễ dâng hương: Mọi người đến đền Hùng để dâng hương. Tất cả muốn thể hiến lòng thành kính, biết ơn tổ tiên. Phần Hội Có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: thi vật, kéo co, bơi trải, hát xoan,…

Kết bài Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia của Viột Nam, nhằm tưởng nhớ và biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HD
27 tháng 5 2021 lúc 16:31

- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích

- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa