Kể tên những trò chơi dân gian
- Quan sát các bức ảnh và tìm hiểu:
+ Tên trò chơi;
+ Địa điểm diễn ra trò chơi;
+ Hoạt động của con người trong trò chơi.
- Chia sẻ về những trò chơi dân gian khác mà em biết.
+ Tên trò chơi:
Hình 1: Cờ tướng: Con người đóng làm quân cờ để tiến hành trò chơi.
Hình 2: Nhảy sạp: Người chơi từng đôi nhảy theo nhịp qua sạp.
Hình 3: Nhảy bao bố: Người chơi chia đội mặc bao bố và thi nhảy về đích.
+ Địa điểm diễn ra trò chơi: Tại các lễ hội, chùa, làng,...
+ Các trò chơi dân gian khác mà em biết là: Đấu vật, đi cà kheo, chọi gà, ô chữ, ném còn,...
Kể tên một số hội thi dân gian và hiện đại mà em biết. Tìm hiểu tại sao lại phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi
- Một số hội thi dân gian mà em biết: nhảy bao bố, kéo co, giã gạo, đi cà kheo, tung còn, đập niêu đất, đi cầu Kiều, đấu vật, đua thuyền, cờ người, đánh đu, chọi gà…
- Một số hội thi hiện đại mà em biết: nhảy dân vũ, sáng tạo khoa học, hội thi khởi nghiệp, thiết kế thời trang, hội thi văn học…
- Phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi là bởi:
+ Giúp người chơi và khán giả hiểu về cách chơi một cách công khai.
+ Cuộc thi được diễn ra minh bạch, không gian lận, đánh giá khách quan.
Những trò chơi dân gian dưới đây, trò nào được chơi ở lễ hội ?
A. Rồng rắn lên mây
B. Trồng nụ trồng hoa
C. Kéo mo cau
D. Đập niêu đất
Lời giải:
Trò đập niêu đất được chơi ở lễ hội
văn kể về trải nghiệm một trò chơi dân gian
Kể về một trò chơi dân gian mà em thích
đánh nhau là thể loại trò chơi ko xưa nhưng rất hot và có rất nhiều vụ hay cực luôn
Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là bạn sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới là đam mê của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, bạn cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều bạn định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây:nếu là diều to bạn phải có daay to, nếu không bạn sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; sáo(chỉ để lắp cho diều to)
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người….Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế mà bạn hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất, và mời bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây:
Đầu tiên bạn phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ bạn nên chuẩn bịhai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Bạn phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thang bằng hai bên cánh. Thanh tre này bạn nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, bạn phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đững có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là bạn đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi. Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản:
Đầu: Bạn chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn.
Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
Khi đã có khung cả rồi thì bạn mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì bạn phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.
Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Bạn phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vao đuôi cảu trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của bạn sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là bạn đã có một con quạ giấy rồi.
Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, bạn đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo bạn sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.
Kể tả một trò chơi dân gian mà em đã được tham gia
Các bạn ơi mau lên mình đang cần gấp mai nộp rồi. Ai làm mk cho một lik 😅😅😅😅😅😅
Giải Nhất đã thuộc về lớp 3A. Xin chúc mừng các em! Mời lớp trưởng của lớp 3A đại diện lên nhận phần thưởng". Giọng nói của cô Tổng phụ trách vang lên, em tự tin đi lên sân khấu trong tiếng vỗ tay của các bạn trong toàn khối, Lớp em đã giành giải Nhất trong cuộc thi kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, Đó là một kỉ niệm mà em và các bạn sẽ không bao giờ quên.
Trong các hoạt động được tổ chức chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì kéo co là trò chơi được các bọn học sinh toàn trường đón xem nhiều nhất. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của các khán giả, đội thi đấu của lớp em đã lọt vào vòng chung kết, Vòng cuói, chúng em phải đọ sức với một đối thủ đáng gờm là lớp 3C - bạn nào trong đội đó cũng cao lớn và khỏe mạnh.
Trong khi các thầy cô chuẩn bị cho trận đấu thì các bọn học sinh cả hai đội đều thực hiện các động tác khởi động tay và chân để lúc vào kéo không bị trượt chân hoặc mất thăng bàng. Trước đó, cả hai đội đều được thầy, cô giáo tư vấn về chiến thuật thi đấu sao cho hiệu quả nhất.
Mỗi đội theo quy định sẽ có mười người - năm nam, năm nữ tham gia kéo. Nhà trường đỗ chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và chắc chắn. Ở giữa sợi dây có buộc một chiếc khăn màu đỏ để đánh dấu điểm ngăn cách. Khi sợi dây đỏ đó bị kéơ qua vạch vôi phía bên nào trước thì bên đó sẽ giành chiến thắng.
Khi cuộc chơi sắp bắt đâu, mỗi đội đứng vào hàng theo những vị trí đã được sắp xếp. Đôi chân của các bọn ghì chặt lấy mặt đất, hai tay bám chặt sợi dây thừng. Khoảng cách đứng giữa các bọn cũng cân phải xác định rõ, tránh việc đứng quá thưa hay quá dày, như thế mãi tạo được độ bền cũng như phân phối được lực một cách đều nhất.
Tiếng còi của trọng tài vang lên. Trận đấu thực sự bắt đầu! Vận động viên của hai bên giữ chột lấy sợi dây thừng, chân cứ miết chặt xuống mặt đất. Hai bên giằng co sợi dây, lúc thì chiếc khăn đỏ nghiêng về lớp 3A, nhưng chỉ khoảng năm giây sau, lớp 3C lại kéo được nó sang phía mình, tình thế căng thẳng khiến khán giở mấy phen... "đứng hình". Các bạn bên đội 3C cao to hơn bên lớp em một chút, nhưng các bạn lớp em lại rất dai sức, không chịu bỏ cuộc mặc dù chiếc khăn đỏ cứ nhích dần nhích dần từng tí một về phía lớp 3C.
"Cố lên! Cố lên!" - tiếng cổ vũ của các khán giả bên ngoài đã tiếp thêm sức mạnh cho các bạn. Tiếng reo hò xen lân tiếng vỗ tay đã khiến cho không khí cả sân trường trở nên khí thế, sôi động và thú vị hơn. Tình thế được lật ngược khi các bạn 3A lớp em bất ngờ phản công và túm chặt sợi dây thừng hon nữa rồi ra sức kéo. Hai bên vẫn cứ giằng co nhau, gương mặt ai nấy cũng đỏ bừng, thở hổn hển. Chiếc khăn đỏ được kéo dân dân vượt qua vạch vôi quy định về phía lớp của chúng em.
Và chúng em đã chiến thắng. Các thầy cô, cổ động viên hò reo cổ vũ chúc mừng. Các thành viên trong đội thì ôm nhau hạnh phúc và xúc động vì có một màn lội ngược dòng ngoạn mục. Các bạn khác trong lớp cũng chạy vào bắt tay chúc mừng. Lớp em cũng không quên chúc mừng các bạn lớp 3C vì các bạn ấy đã thi đấu hết mình.
Đi lên sân khấu nhận thưởng mà những hình ảnh và không khí của buổi kéo co hôm ấy cứ như một cuốn phim quay chậm trong đầu em. Em sẽ nhớ mãi kỉ niệm đẹp đẽ này!
những trò chơi dân gian dưới gốc cây phượng
Chơi chọi gà, bắn bi, kẹp cánh hoa của phượng vào trang ssách thành hình con bướm,..
Tu xi , nhay day ,dan day ...
Ý nghĩa của việc khôi phục những trò chơi dân gian
tham khảo
Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Ðánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Ðồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.Có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao. Trò chơi đánh đu đã có một thời thu hút rất đông nam thanh, nữ tú. Trên chiếu đu, đôi trai gái cùng nhún rất nhịp nhàng và chiếc đu được đẩy lên cao dần cùng tà áo dài của cô gái tung bay trước gió tạo thành hình ảnh đẹp và thơ mộng. Trò chơi ném còn với quả còn nhiều mầu sắc được tung lên không trung qua bàn tay khỏe khoắn, khéo léo của các chàng trai, cô gái tìm cách lọt qua chiếc vòng trên ngọn cây nêu gây hồi hộp, hấp dẫn. Những bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo như múa rối nước, bài chòi cũng khởi đầu từ trò chơi dân gian.Trong cuộc sống hôm nay, với sự phát triển của công nghệ giải trí, nhiều khi trò chơi dân gian bị lãng quên. Trẻ em không còn say mê với các trò kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây nữa mà hướng đến các trò chơi hiện đại. Phải nói, các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu vẻ, do công nghệ máy móc đem lại. Nhưng rồi dần dần nó cũng bộc lộ những hạn chế và tác hại. Nhiều trẻ em nghiện trò chơi điện tử vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng xấu tới học tập và tư cách đạo đức. Những trò chơi mang tính bạo lực đang "đầu độc" lớp trẻ, mang đến hậu quả khôn lường. Cho nên bên cạnh việc tổ chức quản lý tốt các trò chơi hiện đại, công nghệ giải trí phát triển lành mạnh thì việc phục hồi các trò chơi dân gian có ý nghĩa sâu sắc. Khi cùng hướng tới mục tiêu giải trí lành mạnh thì trò chơi hiện đại và trò chơi dân gian không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho sân chơi giải trí càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi tầng lớp nhân dân. Trò chơi dân gian cứ lùi khuất dần về quá khứ không phải vì nó cổ và kém hấp dẫn mà cái chính là do chưa được quan tâm phục hồi và phát huy trong cuộc sống hiện đại. Thế hệ trước được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã cao tuổi, còn lớp trẻ, nhất là trẻ em rất ít khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều em không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Nếu trò chơi dân gian được thường xuyên tổ chức thì đâu đến nỗi xảy ra tình trạng như vậy. Thực tế cho thấy một số nơi khi khôi phục lại các trò chơi dân gian được rất đông người, nhất là trẻ em hưởng ứng, thích thú.
Muốn phục hồi trò chơi dân gian, trước hết cần sự quan tâm của chính quyền các địa phương với nhận thức công việc này góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần đưa nó vào chương trình hoạt động của nhà văn hóa, trung tâm văn hóa một cách bài bản, thường xuyên. Ðầu tư cho trò chơi dân gian không cần nhiều chi phí tốn kém. Chỉ cần vài cây tre là có thể trồng được một cây đu, chỉ cần một khoảng đất trống là có thể tạo ra một sới vật hoặc trồng một cây nêu để ném còn... Ở vùng nông thôn, miền núi, khi kinh tế chưa dồi dào, khi trò chơi hiện đại chưa xuất hiện nhiều thì việc phục hồi trò chơi dân gian là rất cần thiết để sinh hoạt văn hóa cộng đồng phát triển. Tết cổ truyền là dịp tốt để phục hồi các trò chơi dân gian không những làm cho không khí ngày Tết sôi nổi, vui tươi mà còn tạo ra những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Kể lại kỉ niệm của em về 1 lần tham gia trò chơi dân gian
(viết dài chút nha)
tk
Các ngày lễ luôn luôn được các trường học tổ chức. Và những ngày lễ luôn gắn với hoạt động vui chơi bổ ích. Và với riêng em, em không thể nào quên được lần chúng em tham gia vào trò chơi kéo co trong ngày Quân đội nhân dân Việt Nam.
Biết được trò chơi kéo co được tổ chức, chúng em ai ai cũng hào hứng. Là một thành viên trong đội kéo co, sự bồi hồi trong em lúc này lớn hơn cả. Chúng em ai nấy không thể tập trung nổi vào buổi mít tinh với các tiết mục văn nghệ mà chỉ ngóng trông trò chơi kéo co sau đó. Gương mặt ai nấy háo hức, ai nấy ồn ã với nhau bàn về chiến thuật trò chơi. Lớp 8A chúng em hôm nay đoàn kết lắm vì các đối thủ đều đáng gờm vô cùng.
Sau lời cô hiệu phó, thì chúng em ùa ra sân vận động của trường. Lớp em túm nhau đi vì sợ lạc. Khối tám là khối ra quân đầu tiên. Đối thủ của chúng em chính là lớp 8B và sau đó là sự đấu tranh gay gắt với các khối lớp khác để giành phần thắng. Em và đồng đội tham gia trận kéo co vói tinh thần thi đấu hết mình. Hai lớp cùng kéo một sợi dây với số lượng thành viên là 10 người cho một đội chơi. Vạch đích được kẻ ra và đội nào vượt qua đích sẽ là đội thua cuộc. Sẽ có ba hiệp đấu để phân thắng bại giữa hai đội. Chúng em cởi tất, cởi giày, vén áo, người khoogn biết còn tưởng chúng em tham gia chiến trường. Lớp nào lớp nấy căng thẳng. Mười đứa chúng em bước vào giữ dây. Sau ba hồi còi của trọng tài, hai lớp bắt đầu vận dụng hết công lực để chiến đấu. Chiếc dây vô cùng chăc nên đã khiến tay chúng em bị rát, bị đau. Nhưng lúc này đây, đau đớn không là gì trước sự cổ vũ hết mình của mọi người xung quanh cùng ý chí quyết tâm. Ồ, bạn lớp bên đã vượt vạch đích. Chúng em đã chiến thắng hiệp đầu.
Hiệp đấu thứ hai càng cam go hơn vì đội lớp 8B rơi vào thế bí. Hai lớp đổi sân, và cổ động viên cũng đổi sân theo sát từng bước chân của cả hai đội. Nhưng lần này thì có chút khó khăn hơn khi đội còn lại mang theo niềm quyết tâm. Và dường như đuối sức do ván trước nên chúng em rệu rã hơn và lớp 8 B chiến thắng.
Trận đấu cuối cùng chính alf sự quyết định căng thẳng của hai độ chơi. Và chúng em đã lấy lại tinh thần. Chúng em quyết tâm đến cùng. Và quả thực, chưa bao giờ em nghĩ thi đấu có thể căng thẳng đến như vậy. Đột nhiên, em cảm thấy dây của chúng em yếu đi. Và như một lẽ tự nhiên, tất cả chúng em bị lê về sân đối thủ. Lớp em đã thất bại trong sự thở dài tiếc nuối của cổ động viên. Nhưng điều em ấn tượng hơn cả là không ai giữ thái độ bức xúc. Thua nhưng chúng em đã cố gắng hết mình và cùng nhau làm nên chiến thắng, em vô cùng tự hào và hạnh phúc vì điều đó.
Trò chơi kéo co đòi hỏi hơn ở một kĩ thuật là tinh thần và ý chí quyết tâm. Dù là thất bại hay chiến thắng thì chúng ta cũng học được nhiều điều với vô vàn bài học ý nghĩa từ một trò chơi dân gian quen thuộc.