Tìm hiểu ý nghĩa của Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Tìm hiểu ý nghĩa của Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Cách đây đúng 60 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời dạy quý báu. Từ đó, ngày này được xem là ngày tôn vinh các Y, Bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế và Bộ Y tế đã lấy ngày 27 tháng 2 là ngày truyền thống của ngành. Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định ngày 27 tháng 2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cách đây đúng 60 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời dạy quý báu. Từ đó, ngày này được xem là ngày tôn vinh các Y, Bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế và Bộ Y tế đã lấy ngày 27 tháng 2 là ngày truyền thống của ngành. Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định ngày 27 tháng 2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: 'Lương y phải như từ mẫu'. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khǎn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.
1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
2. Thư gửi hội nghị cán bộ y tế của chủ tịch Hồ Chí MinhBác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở Nam về?), các chú vui vẻ, mạnh khỏe, hăng hái trao đổi kinh nghiệm, bàn định kế hoạch cho thiết thực và làm việc cho tiến bộ.
Bác góp vài ý kiến sau đây để giúp các cô, các chú thảo luận :
- Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.
Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.
- Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang.
Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.
"Lương y phải như từ mẫu", câu nói ấy rất đúng.
- Xây dựng một nền y học của ta – Trong những năm nước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm.
Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng.
Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây".
Mong các cô, các chú cố gắng thi đua làm tròn nhiệm vụ.
Chào thân ái và thành công.
Tháng 2 năm 1955
HỒ CHÍ MINH
Tìm hiểu ý nghĩa của ngày thầy thuốc Việt nam
May ban oi!Le Anh copy mang!
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/02
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: 'Lương y phải như từ mẫu'. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khǎn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều:Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày 27 tháng 2, bắt đầu từ sau năm 1955, gắn với sự kiện Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế. Bộ y tế đã lấy ngày 27 tháng 2 làm ngày truyền thống của ngành. Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định ngày 27/2 hằng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm đó trở đi ngày 27 tháng 2 được xem là ngày tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế tại Việt Nam và được gọi là Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Đến ngày này có nhiều hoạt động thăm hỏi, chúc sức khỏe, động viên dành cho đội ngũ cán bộ y tế
a) Nêu các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 2 dưới đây.
b) Xem tờ lịch bên rồi trả lời câu hỏi.
- Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 là thứ mấy?
b) - Tháng 2 có 28 ngày.
- Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 là chủ nhật.
Ông là người thầy thuốc có uy tín lớn nhất Việt Nam thế kỉ XIX, ông có tên là gì?
A. Lê Hữu Trác.
B. Lê Quý Đôn.
C. Phan Huy Chú.
D. Ngô Nhân Tịnh.
Câu 1 : Nêu ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Câu 2 : Người thầy đầu tiên của Việt Nam đã dùng chân để viết là ai ? Ở đâu ? Em học tập được gì ở thầy ?
Câu 3 : Phong trào thi đua nào đang được toàn ngành giáo dục quan tâm ?
Câu 4 : Trình bày cảm nghĩ của em về Ngày Nhà giáo Việt Nam .
Đây là bài tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đó nha các bạn
Các bạn giúp mik với ! Mik đang cần gấp ! Viết hay chút nha ! Thank you very much !
Câu 1:
Ngày 20-11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Câu 2:
là thầy Nguyễn Ngọc Kí (quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)
em đã học được từ thầy phải tin yêu hơn vào cuộc sống của mình không nên chán nản mà phải quyết tâm, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Câu 3:
Phong trào " Dạy tốt học tốt" là phong trào được toàn ngành giáo dục quan tâm nhất.
Câu 4:
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Ở bất cứ xã hội nào của bất cứ Quốc gia, dân tộc nào, vị trí của người thầy luôn được xã hội tôn vinh. Đồng hành với nghề dạy học là sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của những người thầy, người cô trong sự nghiệp trồng người. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô chính là những người lái đò cần mẫn, miệt mài chở con thuyền trí tuệ qua sông, đưa học trò đến bến đỗ bình an, gieo mầm tri thức, chắp cánh ước mơ của tuổi trẻ để những học trò sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Mỗi năm khi tháng 11 đến, trong lòng mỗi thầy cô và từng học trò đều có nhiều cảm xúc: Nhớ về thời đi học, nhớ về thầy cô, nhớ về bạn bè cũ. Bản thân tôi tiếp bước theo nghề giáo, thời gian 20 năm trong nghề đã có rất nhiều kỷ niệm với đồng nghiệp, với học trò trong sự nghiệp trồng người ... Các thế hệ học sinh đã trưởng thành vẫn luôn nhớ về trường, về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh tuy không còn học tại trường nhưng vẫn thể hiện tình cảm quý mến, lòng kính trọng, sự biết ơn đối với thầy cô.
Những tình cảm, những kỷ niệm về tình thầy trò là món quà có ý nghĩa đối với mỗi thầy cô, khiến chúng tôi thực sự xúc động, xua tan áp lực của công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
Nhân ngày nhà giáo Việt 20-11, tôi muốn nhắn nhủ đến các học trò thân yêu của mình:"Người thầy không thể nào dạy tốt được khi không có sự đồng cảm và sẻ chia từ phía học sinh. Các em chính là nguồn cảm hứng, là động lực đến trường và thực hiện công tác của người thầy".
Các em là nguồn sức mạnh để chúng tôi dành trọn tâm huyết với nghề Xin gửi lời cảm ơn tới các học trò vì các em đã đem đến cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm với tiếng cười, ánh mắt và một tâm hồn trong sáng không dễ gì tìm thấy ở một nghề nào khác.
Ngày nay, chúng ta đang sống và làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo (Vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đào tạo theo nhu cầu xã hội...), đòi hỏi người thầy phải có bản lĩnh, sống có lý tưởng để vừa giữ được phẩm chất của nhà giáo, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Mỗi thầy cô là một người gieo hạt giống trí tuệ vào tâm hồn trong sáng của lớp lớp thế hệ học sinh. Nhà thơ Quách Mạt Nhược - Trung Quốc đã từng nói về nghề giáo: "Mặt trời mọc, mặt trời tắt. Trăng tròn rồi trăng lại khuyết. Nhưng ánh sáng người thầy không bao giờ tắt".
1. Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở mà tỉnh ngộ, còn những đứa học trò nghịch ngợm như chúng em nhờ có các bài giảng của thầy cô mà trưởng thành hơn. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chúng em chúc cô/thầy mãi mãi hạnh phúc.
2. Người ta hỏi em “vô cực là gì?” Em nói rằng đó là tình cảm của em dành cho cô/ thầy và là tình cảm của cô dành cho chúng em. Em chúc cô/ thầy ngày 20.11 thật vui và ý nghĩa.
3. Em rất thích hình tròn, vì nó chẳng có điểm đầu điểm cuối. Nó cũng như tình cảm thầy/ cô dành tặng cho chúng em chẳng bao giờ kết thúc. Chúng em kính chúc thầy/ cô mãi mạnh khỏe và đón ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thật ý nghĩa.
EM XIN CHÚC CÁC THẦY GIÁO TRÊN OLM NGÀY 20/11
.Ông là người thầy thuốc có uy tín lớn nhất Việt Nam thế kỉ XIX, ông có tên là gì?
(2.5 Điểm)
A. Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông)
B. Lê Quý Đôn
C. Phan Huy Chú
D. Ngô Nhân Tịnh
1. Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở mà tỉnh ngộ, còn những đứa học trò nghịch ngợm như chúng em nhờ có các bài giảng của thầy cô mà trưởng thành hơn. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chúng em chúc cô/thầy mãi mãi hạnh phúc.
2. Người ta hỏi em “vô cực là gì?” Em nói rằng đó là tình cảm của em dành cho cô/ thầy và là tình cảm của cô dành cho chúng em. Em chúc cô/ thầy ngày 20.11 thật vui và ý nghĩa.
3. Em rất thích hình tròn, vì nó chẳng có điểm đầu điểm cuối. Nó cũng như tình cảm thầy/ cô dành tặng cho chúng em chẳng bao giờ kết thúc. Chúng em kính chúc thầy/ cô mãi mạnh khỏe và đón ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thật ý nghĩa.
ui ui <3 chiêu này chắc thầy cô ngất ạ
/ thính ó/
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Nhân dịp 20/11, câu lạc bộ Radio có một video nhỏ xin gửi đến các thầy, cô giáo. Đây là tấm lòng của chúng em, tất cả các thành viên Hoc24 gửi đến thầy cô ạ. Chúc tất cả thầy cô 20/11 vui vẻ :3
https://www.youtube.com/watch?v=TGM__VL8xng&t=10s
Câu lạc bộ Radio | Cô tuyệt vời nhất (Vũ Duy Khánh) - Thể hiện : Nguyễn Quốc Thắng - YouTube
Nhân ngày 20/11, chúng em xin gửi đến các thầy cô những lời tri ân tốt đẹp nhất. Xin kính chúc các thầy cô thật mạnh khỏe để mãi là người chỉ đường gần gũi và yêu thương nhất đối với mọi học sinh.Chúc các thầy cô có một ngày Nhà giáo Việt Nam vui vẻ và hạnh phúc. Chúc cho thầy cô sẽ luôn đủ "Tâm - Trí - Lực" để cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp trồng người cao cả và vĩ đại này.
Thay mặt các thầy cô những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nói chung và các thầy cô đội ngũ olm nói riêng xin chân thành cảm ơn tình cảm, sự quý trọng lòng biết ơn của em đối với thầy cô.
Olm chúc em có những giâp phút trải nghiệm thú vị và học tập hiệu quả cũng như có thật nhiều bạn tốt trên olm em nhé!