Giúp mình câu phần biểu đồ á Mình cần rất gấp
Mng giải giúp mình phần b câu 3 đc ko nek. Nhanh nha mình cần bây giờ rất gấp😢😢
b) Tách các cặp tính trạng riêng ra :
P: AaBbDd x AaBBDd
-> (Aa x Aa) (Bb x BB) (Dd x Dd)
F1 : KG : (\(\dfrac{1}{4}\)AA : \(\dfrac{2}{4}\) Aa : \(\dfrac{1}{4}\) aa) ( \(\dfrac{1}{2}\) BB :\(\dfrac{1}{2}\) Bb) (\(\dfrac{1}{4}\)DD : \(\dfrac{2}{4}\) Dd : \(\dfrac{1}{4}\) dd )
KH : (\(\dfrac{3}{4}\)trội : \(\dfrac{1}{4}\) lặn) ( 100% trội ) (\(\dfrac{3}{4}\)trội : \(\dfrac{1}{4}\) lặn)
b1) Tỉ lệ biến dị tổ hợp ở đời con :
lặn, trội, lặn : \(\dfrac{1}{4}\) x 1 x \(\dfrac{1}{4}\) = \(\dfrac{1}{16}\)
lặn, trội, trội : \(\dfrac{1}{4}\) x 1 x \(\dfrac{3}{4}\) = \(\dfrac{3}{16}\)
b2)
Tỉ lệ 5 gen trội đời con :
AABBDd : \(\dfrac{1}{4}\) x \(\dfrac{1}{2}\) x \(\dfrac{2}{4}\) = \(\dfrac{1}{16}\)
AaBBDd : \(\dfrac{2}{4}\) x \(\dfrac{1}{2}\) x \(\dfrac{1}{4}\) = \(\dfrac{1}{16}\)
Hãy viết đoạn khoảng 5 đến 7 câu văn với luận điểm: Đoạn thơ thứ hai trong bài "Ông đồ" lời ngợi ca cao nhất tài năng của ông đồ.
* giúp mình với,không cần dài đâu ạ ;v;
Với cả mình rất cần gấp :<
Bắt đầu từ đầu thế kỉ XX, khi văn hóa tư tưởng phương Tây có dịp du nhập vào Việt Nam thì nền Hán học và chữ Nho đã dần dần mất đi vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa dân tộc. Các nhà nho, từ chỗ là trung tâm của đời sống văn hóa, được cả xã hội tôn vinh, ngợi ca thì nay đã dần trở nên lạc lõng, bơ vơ trong thời hiện đại, dần chìm vào quên lãng. Nhận thức được điều đó, Vũ Đình Liên đã viết lên bài thơ “Ông đồ”, kí thác tâm tư, chia sẻ nỗi buồn, bộc lộ sự thương cảm chân thành với một lớp người nhà nho khi đó và thể hiện sự tiếc nuối trong cảnh cũ người xưa về giá trị văn hóa đẹp đẽ của một thời vang bóng.
Có thể nói, bài thơ giống như một câu chuyện về một cuộc đời, một số phận hẩm hiu bị đầy vào nghịch cảnh. Đó là cuộc đời của một ông đồ làm nghề viết câu đối trong mỗi độ tết đến, xuân về. Cuộc đời ấy chia làm hai giai đoạn gắn liền với hai thời kì thịnh – suy của nền văn hóa Hán học. Trước hết, đó là thời đắc ý, vàng son lên ngôi của ông đồ:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
“Mỗi năm … lại thấy” có nghĩa là năm nào cũng thế, cứ mội độ hoa đào nở rộ – báo hiệu thời khắc của ngày hội xuân đã tới là ông đồ với bút nghiên, giấy đỏ lại xuất hiện. Và vì thế, ông đồ cùng với hoa đào – xứ giả của mùa xuân đã trở thành một trong các tín hiệu không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến. Khi đó, mọi người dân đều náo nức, tươi vui xuống phố xếp hàng, người qua kẻ lại tấp nập đợi xem ông đồ viết chữ:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay. Và ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Những nét chữ vuông tươi tắn lần lượt được in trên tờ giấy đỏ như một tuyệt tác “phượng múa rồng bay”. Dẫu không còn chỗ đứng trang trọng như các bậc tiền bối ngày xưa, vì phải làm nghề “bán chữ” nhưng ông đồ vẫn được an ủi phần nào vì ít nhiều ông đã và đang làm đẹp cho đời, đem lại không khí tết, niềm vui hân hoan cho mọi người xung quanh. Thế nhưng, thời hoàng kim ấy của ông đồ đã dần dần khép lại, ông đồ rời vào tình cảnh ế khách rồi thất thế:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nơi đâu? Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Từ “nhưng” được đặt ngay đầu khổ thơ, giống như một cánh cửa của hai thời kì trước và sau, thinh và suy, hoàng kim – thất thế. Hoa đào thì vẫn nở, đường phố vẫn nhộn nhịp người qua và ông đồ thì vẫn ngồi đó nhưng “người thuê viết nơi đâu?”. Mọi người đã thờ ơ, lạnh nhạt và không còn quan tâm tới ông đồ. Câu hỏi tu từ được gieo giữa khổ thơ, thể hiện niềm tiếc nuối ngậm ngùi đến xót xa. Vì thế, ông đồ hiện lên thật tiều tụy, đáng thương: “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” ngồi nhìn “lá vàng rơi” và “mưa bụi bay” giăng đầy kín lối, chán chường, vô vọng. Nghệ thuật nhân hóa khiến cho giấy mực vốn vô tri nay cũng thấm thía tâm trạng giống như con người: giấy chẳng còn thắm đỏ, mực thì khô đọng lại thành cục sầu. Câu thơ vang lên rồi reo vào lòng người đọc một nỗi buồn trống trải. Bút pháp tả cảnh ngụ tình được tác giả sử dụng điêu luyện, thể hiện nỗi đau buồn xót xa trong tâm hồn ông đồ thất thế. Khép lại bài thơ là một lời tâm tư, chứa đầy sự suy ngẫm, day dứt của nhà thơ:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Kết cấu đầu cuối tương ứng, với sự đối sánh giữa hai hình ảnh: hoa đào nở và sự hiện diện – vắng bóng của ông đồ ở khổ một và hai, tác giả đã làm nổi bật lên cấu tứ của toàn bài “cảnh cũ người đâu”. Hoa đào thì vẫn nở nhưng ông đồ và các khách hàng giờ đã trôi dạt về phương nào?. Câu hỏi tu từ cuối bài dâng lên một niềm hụt hẫng, trống trải đến ngơ ngẩn, tiếc nuối, khắc khoải trong lòng nhà thơ về ông đồ hay chính là sự phai tàn mai một của nét đẹp văn hóa dân tộc đã đi vào dĩ vãng. Cho nên giá trị bài thơ không chỉ dừng lại ở ý nghĩa nhân đạo mà còn thể hiện ý nghĩa nhân văn và một tinh thần dân tộc rất đáng trân trọng. Xét về nghệ thuật bài thơ, tác phẩm được viết theo thể năm chữ có sự đan xen bằng trắc tuần tự, đều đặn tạo nên âm hưởng trầm lắng, u buồn, phù hợp với nội dung mà tác giả muốn nói tới. Trong bài, chúng ta thấy tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất độc đáo, diễn tả những thời điểm khác nhau lên xuống của thời thế ông đồ. Khi ông đồ đang được trọng dụng lên ngôi thì khung cảnh rộn rã, màu sắc tươi vui, không khí náo nhiệt (khổ 1, 2); nhưng khi ông đồ thất thế thì tâm trạng ông đồ buồn tủi xót xa đã thấm sang cảnh vật, khiến cảnh vật như mang nặng tâm hồn con người (khổ 3, 4). Bên cạnh đó nhà thơ còn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ nghệ thuật như: nhân hóa, câu hỏi tu từ, so sánh tương phản kết hợp với ngôn ngữ giàu hình ảnh đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc cho bài thơ. Và nhịp điệu trong bài cũng có sự biến đổi rất linh hoạt theo từng hoàn cảnh thời thế, tâm trạng ông đồ: khi thì nhanh, dồn dập, náo nức (khổ 1, 2); khi thì chậm rãi, nặng nề (khổ 3); khi lại trầm tư, suy ngẫm (khổ cuối)… Tất cả đã làm nên thành công tuyệt bút của tác phẩm.
Tóm lại, bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một tác phẩm hay, độc đáo có sức ám ảnh thật lớn đối với người đọc về giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam qua bao đời nay. Vượt qua khuôn khổ nội dung câu chữ trong tác phẩm, câu hỏi tu từ cuối bài thơ như một lời nhắc nhở khéo léo của thi nhân về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong hôm nay và mãi mãi mai sau!.
Giúp mình câu 2 trên hình á ko phải câu thứ 2 đâu, mình cần gấp, nhanh nha mn
Tìm a là số tự nhiên để biểu thức sau có giá trị lớn nhất có thể: (2010-a) :2 x 5
Làm giải ra giúp mình với! Mình đang rất rất là gấp Á!
Câu 1(2,5 điểm): Cho : Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở Xin-ga-po: - Hãy phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa. - Cho biết biểu đồ đó thuộc kiểu môi trường nào ở đới nóng?
Giúp mình vs ạ mình dg cần gấp
Các bạn giải giúp mình câu 2 nha mình đag cần gấp lắm, cái chỗ vì... á. Mong các bạn giải nhanh giúp mình
Giúp mình câu 6 Mình cần rất gấp ạ
Các bạn ơi giúp mình trả lời câu hỏi đi!Mình đang cần rất rất gấp.
Giúp mình vs huhu mik cần gấp lun á câu a và d nha mik cần lun cá bạn giúp mik