Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BS
18 tháng 12 2022 lúc 17:17

Bạn Tham Khảo:
Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, được mọi người yêu quý mà gọi cho cái tên Vũ Nương. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, tuy vậy nhưng lại được cha mẹ dạy bảo ân cần từ nhỏ, hiểu được lễ nghĩa, bởi lẽ đó mà mọi người trong làng hay khen tôi có tính tình nết na và thùy mị. Lại được ơn trời cho thêm tư dung tốt đẹp. Nên đến tuổi mười tám, một độ tuổi mà người đời xem là độ tuổi rực rỡ nhất của người con gái, tôi được Trương Sinh, là một chàng trai trong làng mến mộ chắc có lẽ là vì dung hạnh nên đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng mà cưới tôi về. Ngày ấy, tôi vốn biết chồng mình có tính đa nghi, hay ghen, đối với tôi lại phòng ngừa quá sức, nên tôi hết sức giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lần nào vợ chồng phải dẫn đến thất hòa.
Cuộc sống bình yên chẳng được bao lâu thì giặc Chiêm bỗng xâm phạm bờ cõi đất nước, chồng tôi tuy là con nhà hào phú nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Chiến tranh chắc chắn sẽ có chia ly, có mất mát và cả đau thương, vì lẽ đó mà tôi và mẹ chồng đã buồn biết bao nhiêu, buổi tiễn đưa đến, mẹ dặn dò chàng phải biết tự chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe và cẩn thận, bởi trên chiến trường đao kiếm nào có mắt. Còn tôi thì không biết gì hơn, chỉ rót chén rượu đầy tiễn chồng, mong chồng sẽ trở về được bình yên, chẳng mong tước vị phải cao sang quyền quý. Một buổi đưa tiễn đầy xúc động, mắt ai cũng nhòe đi bởi giọt lệ, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.
Sau khi chồng đi được khoản mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình nuôi dạy và chăm sóc con, cũng nhờ có bé Đản nên tôi cũng vơi đi được phần nào nỗi cô đơn nhớ mong chồng trong lòng. Ngày qua tháng lại, thoắt cái đã nửa năm trôi qua, nỗi buồn trong lòng vẫn chẳng thể nào vơi bớt đi. Mẹ chồng tôi lại vì quá nhớ thương con trai mà ngã bệnh, tôi cố hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong mẹ ăn được miếng cơm, miếng cháo để mau chóng khỏe lại. Song vì tuổi già bệnh nặng mà mẹ đã không qua nổi, trước lúc mất bà còn trăn trối rằng:
“Sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”
Tôi đau lòng thương xót, lo ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình. Kể từ đó chỉ còn có tôi cùng bé Đản, nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho đứa con bé nhỏ không có cha bên cạnh, tôi thường trỏ bóng mình trên tường vào mỗi tối rồi bảo với con là “cha Đản lại đến kia kìa!”. Bé Đản còn nhỏ nên ngây ngô tưởng thật, thường vui đùa cùng chiếc bóng.
Qua năm sau, giặc tan đất nước được yên bình, việc quân kết thúc. Chồng tôi may mắn trở về bình yên như mong đợi, hạnh phúc như vỡ òa trong một khoảnh khắc, tuy vậy khi biết được tin mẹ mất, chồng tôi đã rất buồn, chàng hỏi mộ mẹ rồi bế đứa con bé nhỏ đi thăm. Chẳng biết trên đường đã xảy ra chuyện gì nhưng khi về tâm trạng của chàng lại xấu vô cùng, sau đó chàng nặng lời với tôi, trách tôi sao hư thân mất nết, làm chuyện trái đạo lý... Tôi đến cùng không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc và tủi thân. Dùng hết lời để giải thích, hỏi chàng chuyện kia là ai nói nhưng chàng lại giấu mà không trả lời. Tôi vốn biết thân phận mình là con kẻ khó, nương tựa được nhà giàu, chưa từng có suy nghĩ trái đạo lý như vậy. Nhưng nay điều đâu bay buộc, tai họa ập đến. Có lẽ tất cả những lời giải thích của tôi đối với chàng lại chẳng có một lời đáng tin, tuy vậy họ hàng làng xóm bênh vực tôi chàng cũng không nghe. Khiến tôi chẳng thể thanh minh thêm được một lời nào.
Chàng vì nhất thời ghen tuông mà nóng vội đánh đuổi tôi ra khỏi nhà. Danh dự của bản thân bị bôi nhọ, giấc mơ một gia đình hạnh phúc cũng từ đây tan vỡ, tuyệt vọng đến tột cùng tôi chỉ biết tìm đến con đường tự vẫn để chứng minh mình trong sạch. Tắm rửa chay sạch, tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than mong trời chứng giám cho tấm lòng thủy chung của bản thân, xong gieo mình xuống dòng nước lạnh lẽo. Ắt có lẽ vì thấu được nỗi oan của tôi mà thương tôi vô tội, các nàng tiên trong cung nước đã rẽ một đường nước cho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá cả rồi. Nơi đây là chốn cung điện của Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải, người vô cùng nhân hậu và tốt bụng. Một hôm Linh Phi có tổ chức một yến tiệc để thiết đãi ân nhân của mình thuở trước, lại càng không ngờ đến đó là Phan Lang – người cùng làng với tôi lúc tôi còn ở trần thế. Gặp lại được nhau, chúng tôi đã nhắc lại vài chuyện cũ, cũng nhờ vì vậy mà tôi biết được chồng mình đã thấu rõ được nỗi oan của bản thân, bởi vì lúc chàng bế đứa con bé bỏng ngồi bên ngọn đèn dầu, thì con trỏ bóng nhận cha. Cuộc đời vốn đã vô tình đến thế, có những chuyện xảy ra lại khiến ta không ngờ đến nhất.
Nghe Phan Lang kể, tôi cũng thấy xót xa vì cảnh nhà tiêu điều, chồng con không ai chăm sóc. Cảm thấy bản thân sao lại hồ đồ đến vậy, chưa gì đã vội vàng kết thúc sinh mệnh của mình. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi nghĩ bản thân nào còn mặt mũi để gặp lại người xưa, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi cũng muốn quay về để nói lời từ biệt, vì vậy lúc Phan Lang trở về trần thế, tôi đã gửi nhờ một chiếc hoa vàng mà dặn: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”
Mấy ngày hôm sau Trương Sinh quả thật có lập một đàn giải oan ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang, cảm nhận được sự chân thành và hối lỗi của chồng tôi, Linh Phi có ý muốn giúp đỡ tôi quay trở về. Cho nên đến ngày thứ ba, tôi lúc ẩn lúc hiện cùng năm mươi chiếc kiệu hoa, võng lọng mà Linh Phi ban cho. Tôi vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất mãi mãi. Bởi lẽ nơi chốn trần gian nào có chuyện người chết sống lại, cũng một phần vì tôi muốn ở lại để báo đáp ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Sau đó tôi liền trở về thủy cung, không một lần trở lại.
Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã hội xưa khiến phụ nữ phải chịu nhiều sự phán xét, không có tiếng nói trong cuộc đời đầy gian khổ của bản thân. Mong là từ câu chuyện của tôi, mọi người sẽ rút ra được kinh nghiệm đó là hạnh phúc của gia đình phải cần cả hai vợ chồng cùng vun đắp mới có thể dài lâu, đừng vì cảm xúc hay cái tôi của bản thân quá lớn mà ích kỷ làm trong tình cảnh của gia đình trở nên tan vỡ. Bởi vì hạnh phúc chính là được xây dựng trên cơ sở tin yêu và tôn trọng lẫn nhau.

Bình luận (0)
CU
Xem chi tiết
DB
6 tháng 11 2021 lúc 15:13

C

Bình luận (0)
KN
Xem chi tiết
H9
Xem chi tiết
H24
4 tháng 10 2021 lúc 8:27

Tham khảo:

Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, được mọi người yêu quý mà gọi cho cái tên Vũ Nương. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, tuy vậy nhưng lại được cha mẹ dạy bảo ân cần từ nhỏ, hiểu được lễ nghĩa, bởi lẽ đó mà mọi người trong làng hay khen tôi có tính tình nết na và thùy mị. Lại được ơn trời cho thêm tư dung tốt đẹp. Nên đến tuổi mười tám, một độ tuổi mà người đời xem là độ tuổi rực rỡ nhất của người con gái, tôi được Trương Sinh, là một chàng trai trong làng mến mộ chắc có lẽ là vì dung hạnh nên đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng mà cưới tôi về. Ngày ấy, tôi vốn biết chồng mình có tính đa nghi, hay ghen, đối với tôi lại phòng ngừa quá sức, nên tôi hết sức giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lần nào vợ chồng phải dẫn đến thất hòa.

Cuộc sống bình yên chẳng được bao lâu thì giặc Chiêm bỗng xâm phạm bờ cõi đất nước, chồng tôi tuy là con nhà hào phú nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Chiến tranh chắc chắn sẽ có chia ly, có mất mát và cả đau thương, vì lẽ đó mà tôi và mẹ chồng đã buồn biết bao nhiêu, buổi tiễn đưa đến, mẹ dặn dò chàng phải biết tự chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe và cẩn thận, bởi trên chiến trường đao kiếm nào có mắt. Còn tôi thì không biết gì hơn, chỉ rót chén rượu đầy tiễn chồng, mong chồng sẽ trở về được bình yên, chẳng mong tước vị phải cao sang quyền quý. Một buổi đưa tiễn đầy xúc động, mắt ai cũng nhòe đi bởi giọt lệ, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.

Sau khi chồng đi được khoản mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình nuôi dạy và chăm sóc con, cũng nhờ có bé Đản nên tôi cũng vơi đi được phần nào nỗi cô đơn nhớ mong chồng trong lòng. Ngày qua tháng lại, thoắt cái đã nửa năm trôi qua, nỗi buồn trong lòng vẫn chẳng thể nào vơi bớt đi. Mẹ chồng tôi lại vì quá nhớ thương con trai mà ngã bệnh, tôi cố hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong mẹ ăn được miếng cơm, miếng cháo để mau chóng khỏe lại. Song vì tuổi già bệnh nặng mà mẹ đã không qua nổi, trước lúc mất bà còn trăn trối rằng:

“Sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”

Tôi đau lòng thương xót, lo ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình. Kể từ đó chỉ còn có tôi cùng bé Đản, nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho đứa con bé nhỏ không có cha bên cạnh, tôi thường trỏ bóng mình trên tường vào mỗi tối rồi bảo với con là “cha Đản lại đến kia kìa!”. Bé Đản còn nhỏ nên ngây ngô tưởng thật, thường vui đùa cùng chiếc bóng.

Qua năm sau, giặc tan đất nước được yên bình, việc quân kết thúc. Chồng tôi may mắn trở về bình yên như mong đợi, hạnh phúc như vỡ òa trong một khoảnh khắc, tuy vậy khi biết được tin mẹ mất, chồng tôi đã rất buồn, chàng hỏi mộ mẹ rồi bế đứa con bé nhỏ đi thăm. Chẳng biết trên đường đã xảy ra chuyện gì nhưng khi về tâm trạng của chàng lại xấu vô cùng, sau đó chàng nặng lời với tôi, trách tôi sao hư thân mất nết, làm chuyện trái đạo lý... Tôi đến cùng không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc và tủi thân. Dùng hết lời để giải thích, hỏi chàng chuyện kia là ai nói nhưng chàng lại giấu mà không trả lời. Tôi vốn biết thân phận mình là con kẻ khó, nương tựa được nhà giàu, chưa từng có suy nghĩ trái đạo lý như vậy. Nhưng nay điều đâu bay buộc, tai họa ập đến. Có lẽ tất cả những lời giải thích của tôi đối với chàng lại chẳng có một lời đáng tin, tuy vậy họ hàng làng xóm bênh vực tôi chàng cũng không nghe. Khiến tôi chẳng thể thanh minh thêm được một lời nào.

Chàng vì nhất thời ghen tuông mà nóng vội đánh đuổi tôi ra khỏi nhà. Danh dự của bản thân bị bôi nhọ, giấc mơ một gia đình hạnh phúc cũng từ đây tan vỡ, tuyệt vọng đến tột cùng tôi chỉ biết tìm đến con đường tự vẫn để chứng minh mình trong sạch. Tắm rửa chay sạch, tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than mong trời chứng giám cho tấm lòng thủy chung của bản thân, xong gieo mình xuống dòng nước lạnh lẽo. Ắt có lẽ vì thấu được nỗi oan của tôi mà thương tôi vô tội, các nàng tiên trong cung nước đã rẽ một đường nước cho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá cả rồi. Nơi đây là chốn cung điện của Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải, người vô cùng nhân hậu và tốt bụng. Một hôm Linh Phi có tổ chức một yến tiệc để thiết đãi ân nhân của mình thuở trước, lại càng không ngờ đến đó là Phan Lang – người cùng làng với tôi lúc tôi còn ở trần thế. Gặp lại được nhau, chúng tôi đã nhắc lại vài chuyện cũ, cũng nhờ vì vậy mà tôi biết được chồng mình đã thấu rõ được nỗi oan của bản thân, bởi vì lúc chàng bế đứa con bé bỏng ngồi bên ngọn đèn dầu, thì con trỏ bóng nhận cha. Cuộc đời vốn đã vô tình đến thế, có những chuyện xảy ra lại khiến ta không ngờ đến nhất.

Nghe Phan Lang kể, tôi cũng thấy xót xa vì cảnh nhà tiêu điều, chồng con không ai chăm sóc. Cảm thấy bản thân sao lại hồ đồ đến vậy, chưa gì đã vội vàng kết thúc sinh mệnh của mình. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi nghĩ bản thân nào còn mặt mũi để gặp lại người xưa, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi cũng muốn quay về để nói lời từ biệt, vì vậy lúc Phan Lang trở về trần thế, tôi đã gửi nhờ một chiếc hoa vàng mà dặn: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”

Mấy ngày hôm sau Trương Sinh quả thật có lập một đàn giải oan ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang, cảm nhận được sự chân thành và hối lỗi của chồng tôi, Linh Phi có ý muốn giúp đỡ tôi quay trở về. Cho nên đến ngày thứ ba, tôi lúc ẩn lúc hiện cùng năm mươi chiếc kiệu hoa, võng lọng mà Linh Phi ban cho. Tôi vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất mãi mãi. Bởi lẽ nơi chốn trần gian nào có chuyện người chết sống lại, cũng một phần vì tôi muốn ở lại để báo đáp ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Sau đó tôi liền trở về thủy cung, không một lần trở lại.

Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã hội xưa khiến phụ nữ phải chịu nhiều sự phán xét, không có tiếng nói trong cuộc đời đầy gian khổ của bản thân. Mong là từ câu chuyện của tôi, mọi người sẽ rút ra được kinh nghiệm đó là hạnh phúc của gia đình phải cần cả hai vợ chồng cùng vun đắp mới có thể dài lâu, đừng vì cảm xúc hay cái tôi của bản thân quá lớn mà ích kỷ làm trong tình cảnh của gia đình trở nên tan vỡ. Bởi vì hạnh phúc chính là được xây dựng trên cơ sở tin yêu và tôn trọng lẫn nhau.

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
3 tháng 2 2017 lúc 8:51

Vũ Nương - người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất truyền thống tốt đẹp.

– Vũ Nương là người con gái tính tình đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp

– Vũ Nương lấy người chồng là Trương Sinh tính tình đa nghi, hay ghen nhưng chưa bao giờ nàng để vợ chồng bất hòa

– Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thủy chung với chồng, phụng dưỡng, hiếu thảo với mẹ chồng và chăm sóc con cái

→ Nàng làm trọn bổn phận người phụ nữ tam tòng tứ đức một cách hoàn hảo

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
13 tháng 3 2019 lúc 4:26

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Vẻ đẹp, đức hạnh và số phận của Vũ Nương.

b. Thân bài:

- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.

- Phẩm hạnh của Vũ Nương:

   + Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ...)

   + Mẹ hiền (một mình nuôi con nhỏ ...)

   + Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ...)

- Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.

   + Cuộc hôn nhân bất bình đẳng.

   + Tính cách và cách cư xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.

   + Tình huống bất ngờ (lời của đứa trẻ thơ ...)

- Kết cục của bi kịch là cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

- Ý nghĩa của bi kịch: Tố cáo xã hội phong kiến.

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương.

- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Bình luận (0)
N2
Xem chi tiết
NL
30 tháng 10 2023 lúc 21:07

Sơ đồ tư duy Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương

Bình luận (1)
BT
8 tháng 11 2023 lúc 21:41

Từ xa xưa, người phụ nữ đã bị coi là yếu đuối, nhu nhược, lệ thuộc, không làm được việc gì có ích, bị coi thường khinh bỉ và phải lệ thuộc vào quyền lực của đàn ông. Nhưng chính điều này vẫn luôn là đề tài phổ biến gây cảm hứng cho các nhà văn trong văn học trung đại Việt Nam. Và Vũ Nương – người phụ nữ tiêu biểu trong xã hội phong kiến, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp phải những bất công, có cuộc đời bất hạnh – được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thành công trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

Thứ nhất, Vũ Nương là một người phụ nữ người gắn kết nhiều nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp của cô được phản ánh trong nhiều mối quan hệ của con người trong các tình huống khác nhau. Thuở nhỏ, Vũ Nương tính tình hiền lành, có lối suy nghĩ tốt nên được mọi người yêu mến. Sau khi gả vào nhà họ Trương, cô là người vợ thủy chung, hết lòng chăm lo cho gia đình nhỏ của mình. Biết chồng hay nghi ngờ, cô luôn tuân theo phép xã giao, không để xảy ra bất đồng. Ngày tiễn chồng lên đường đi biên ải, Vũ Nương như xé lòng, dành cho chồng lời khuyên đầy yêu thương: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Qua lời khuyên của nàng ta thấy được Vũ Nương không mong vinh hoa phú quý mà chỉ mong chồng bình an ra trận và bình an trở về, nàng cũng đồng cảm với những vất vả chồng phải chịu trong thời gian dài.

Vũ Nương bao năm xa chồng khôn nguôi nỗi nhớ nhung, một lòng chờ đợi chồng về: ” Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, năm này qua năm khác, nỗi nhớ chồng không bao giờ nguôi ngoai, cứ thế kéo dài theo năm tháng: ” Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.”

So với phận làm dâu, Vũ Nương là một người mẹ rất chu đáo và chiều con. Mẹ chồng ốm nặng, nàng chăm sóc bà rất chu đáo , cho mẹ uống thuốc, lễ Phật, dùng những lý lẽ nhẹ nhàng, ngọt ngào để động viên mẹ mau chóng khỏi bệnh. Nhân cách, công đức của Nương khiến mẹ chồng nàng phải nói với nàng:” Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Khi mẹ chồng mất, một mình nàng lo ma chay, cúng tế như cha mẹ ruột. Khó có thể tìm thấy tấm gương siêng năng, hiếu thảo này ở bất kỳ ai có hoàn cảnh éo le nào như nàng .

Đối với con, Vũ Nương là một người mẹ hiền, hết lòng yêu thương con, một mình nuôi con bằng tất cả tình yêu thương mà mình tích cóp được và nỗi sợ hãi thiếu thốn tình thương của cha nơi chiến trường. lạnh lẽo Buổi tối, khi đứa trẻ khóc, anh dỗ dành bằng cách chỉ vào bóng của mình trên tường và nói rằng đó là cha của nó.

Vũ Nương còn là người coi trọng danh dự, nhân phẩm. Điều này có thể thấy trong hoàn cảnh bị nghi oan, Vũ Nương đã cố gắng cải thiện hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ bằng cách hết mình thanh minh, giải thích. Hình ảnh nàng đi dọc sông Hoàng Giang đã khẳng định tấm lòng chung thủy, trong sáng của nàng . Sau khi về với tiên và được sống yên bình ở thế giới khác, Vũ Nương không khỏi bồi hồi nhớ thương chốn trần gian, chồng con, quê hương tổ tông và niềm mong được giải thoát.

Vũ Nương là một người phụ nữ thật xinh đẹp, tháo vát, đảm đang, thương con, thủy chung, hết lòng vun vén hạnh phúc gia đình. Vẻ đẹp của nàng như vầng hào quang tỏa sáng dù đã về nơi chín suối. Biết bao kính trọng và ngưỡng mộ!

Một người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp như Vũ Nương lẽ ra phải được hạnh phúc nhưng nàng lại gặp phải số phận cay đắng đầy bất công và cuộc đời của nàng thật bất hạnh. Thứ nhất, Vũ Nương là nạn nhân của hệ tư tưởng phong kiến, hôn nhân được mua bằng tiền chứ không phải tình yêu. Mặt khác, cuộc hôn nhân giữa nàng và Trương Sinh có phần không bình đẳng bởi Vũ Nương là: ” con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”. Trương Sinh xin mẹ một trăm lạng vàng để cưới nàng . Khoảng cách giàu nghèo đã tạo nên địa vị lớn hơn cho Trương Sinh – một người đàn ông gia trưởng xuất thân từ một gia đình giàu có trong xã hội phong kiến ​​- để hắn dễ dàng chà đạp lên thân phận của Vũ Nương.

Vũ Nương, trở thành nạn nhân của chiến tranh phong kiến ​​một cách vô nghĩa. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì phải ” chia phôi vì động việc lửa binh”. Những ngày ở nhà, Vũ Nương mòn mỏi đợi chồng, khắc khoải nhớ nhung, như thể một người vợ hoài cổ. Ngày gặp nhau là ngày” bình rơi trâm gãy, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió”. Nghi ngờ và thêm vào lời nói của bọn trẻ, anh phớt lờ lời giải thích của cô và những người hàng xóm bênh nàng. Vì vậy, Trương Sinh không ngừng mắng nhiếc, chửi bới, rượt đuổi và đẩy chàng vào cái chết đau đớn. Vì vậy, cảm thấy tiếc cho anh ta! Chỉ vì lời nói của một đứa trẻ, chỉ vì một người chồng ghen tuông, gợi tình mà phải tự kết liễu đời mình.

Tóm lại, nhân vật Vũ Nương của Nguyễn Dữ trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là một hình tượng phụ nữ tiêu biểu trong xã hội xưa, đồng thời cũng là nhân vật lên án xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ thời cận đại. cũ Từ đó cảm thương cho số phận của nhà văn tài hoa Nguyễn Du Vũ Nương.

Bình luận (2)
XQ
18 tháng 8 2024 lúc 21:41

Vũ Nương, nhân vật chính trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Cuộc đời và số phận của Vũ Nương gợi lên nhiều cảm xúc sâu sắc và mang đến bài học ý nghĩa về tình người và sự bất công trong xã hội xưa.

1. Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương:

Vũ Nương là người vợ hiền, người mẹ hiền, và là một con dâu đảm đang. Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương là người phụ nữ "thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Cô sống trong một gia đình bình thường, nhưng luôn thể hiện sự tôn kính với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, và yêu thương con cái. Khi chồng là Trương Sinh phải ra trận, Vũ Nương đã giữ gìn gia đình, chăm sóc con cái, và hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, thể hiện sự kiên nhẫn và đức hạnh của mình.

2. Bi kịch của Vũ Nương:

Dù sống tốt đẹp, nhưng Vũ Nương lại phải chịu một bi kịch đau đớn xuất phát từ lòng nghi ngờ vô căn cứ của chồng. Khi Trương Sinh trở về, nghe con nhỏ nói rằng "đêm nào cũng có một người đàn ông đến" (thực ra chỉ là cái bóng của Vũ Nương trên tường), Trương Sinh không hiểu rõ sự việc và đã tức giận mà không cho Vũ Nương cơ hội giải thích. Bi kịch xảy ra khi Vũ Nương, không chịu nổi sự oan ức và nỗi đau tinh thần, đã nhảy xuống sông tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình.

3. Hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ bị đẩy vào cảnh oan khuất, bất hạnh trong xã hội phong kiến. Cô là nạn nhân của một xã hội mà quyền lực nằm trong tay đàn ông, và nơi mà lòng tin yêu có thể bị phá hủy bởi những nghi kỵ không căn cứ. Số phận của Vũ Nương thể hiện sự bất lực của phụ nữ trước những thế lực xã hội, và cũng là lời tố cáo mạnh mẽ những bất công mà họ phải chịu đựng.

4. Ý nghĩa của câu chuyện:

Câu chuyện về Vũ Nương không chỉ là một bi kịch gia đình mà còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của niềm tin, sự hiểu biết, và lòng bao dung trong cuộc sống. Tác phẩm gửi gắm thông điệp về sự đồng cảm và cảnh tỉnh những định kiến và áp lực xã hội đã đẩy người phụ nữ vào những cảnh ngộ bi thảm.

Tóm lại, nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn và những bi kịch của người phụ nữ Việt Nam thời xưa, đồng thời cũng là một lời kêu gọi về sự thay đổi trong cách nhìn nhận và đối xử với họ trong xã hội.

Bình luận (0)