Những câu hỏi liên quan
NS
Xem chi tiết
TH
15 tháng 2 2019 lúc 16:58

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.

Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?

Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!

Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
DL
14 tháng 1 2023 lúc 20:27

Dàn ý mẫu cho bạn nhé. (Trải nghiệm: nấu bánh chưng cùng gia đình).

Mở đoạn:

- Lý do nhà em nấu bánh:

+ Ba mẹ muốn kinh doanh hoặc làm để cho người thân.

+ ..

Thân đoạn:

- Hoạt động của cha mẹ:

+ chuẩn bị nguyên liệu như: hành lá, gừng, gạo nếp, lá dong,...

+ mẹ và cha mỗi người một việc:

-> mẹ chắt gạo nếp, cắt hành, xay gừng

-> cha rửa lá, cắt lá, chuẩn bị khuôn.

- Hoạt động của em:

+ có thể là chăm em giúp cha mẹ.

+ cha mẹ nhờ việc gì thì giúp cha mẹ việc đó.

+ hỏi cha mẹ cách làm bánh

+ ...

- Thái độ của mọi người khi làm việc:

+ dù ai cũng mệt nhọc nhưng mọi người đều cùng vui vẻ làm.

+ đôi lúc cha mẹ có hơi bất đồng ý kiến.

+ ...

- Khi gói bánh xong bắt đầu ra bánh:

+ em cầm cái gói bánh chưng ba vừa làm đem ra cho mẹ cho vào nồi nấu lớn.

+ mẹ giữ lửa cho nồi.

+ cha nhờ em gì đó.

+ ...

- Khi thấy bánh đã vào nồi:

+ hỏi mẹ bao giờ thì nấu xong.

+ giúp mẹ canh lửa.

+ ....

Kết đoạn:

- Cảm nhận của em sau khi cùng cha mẹ nấu bánh.

+ một trải nghiệm đầy ý nghĩa với gia đình.

+ ...

Bình luận (0)
NS
Xem chi tiết
DT
16 tháng 2 2019 lúc 19:05

chép mạng

Bình luận (0)
SM
16 tháng 2 2019 lúc 19:09

mình ko biết lập dàn ý xin lỗi nha mình ko giúp được cho bạn

Bình luận (0)
NH
16 tháng 2 2019 lúc 19:13

Bạn tham khảo mạng được đó !!!

#Huyen#

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
H24
5 tháng 3 2018 lúc 22:45

Tham khảo nhé bạn hiền:

https://h.vn/hoi-dap/question/33449.html

Câu hỏi của Lê Minh Nguyệt - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

Bình luận (0)
H24
5 tháng 3 2018 lúc 22:47

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Bạn tham khảo thêm ở đây nha https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Hãy+tưởng+tượng+và+đóng+vai+nàng+tiên+mùa+xuân+để+kể+kể+lại+sự+xuất+hiện+của+mình+trên+quê+hương+mỗi+dịp+tết+đến+xuân+về

Bình luận (0)
KV
22 tháng 3 2018 lúc 20:05

bai-van-mau-lop-6-hay-ta-lai-canh-mua-xuan-tren-que-huong-em3

28
Th3

Đề bài : Hãy tả lại cảnh mùa xuân trên quê hương em

Bài làm 1: Hãy tả lại cảnh mùa xuân trên quê hương em

Xuân về rực thắm cánh đào

Đung đưa trong nắng đón chào Tết sang.

Chỉ cần nghe hai câu thơ ấy thôi là không khí Tết cổ truyền – Tết Nguyên Đán lại ùa về trong lòng em. Cảm giác đó thật lâng lâng, khó tả, khiến lòng người sao xuyến khôn nguôi. Phải chăng mùa xuân trên quê hương em đã về! Cứ mỗi độ xuân về, em lại thêm yêu hơn dãy phố nơi mình sinh sống vào những ngày đầu năm mới.

bai-van-mau-lop-6-hay-ta-lai-canh-mua-xuan-tren-que-huong-em

Sáng sớm ngày mùng 1 Tết, vừa tỉnh giấc, cũng như mọi ngày, em ra ngoài ban công vươn vai và hít một hơi căng lồng ngực. Em cảm nhận được cái se se lạnh, phải chăng là dư âm của mùa đông vẫn còn. Nhưng cái lạnh ấy bao trùm lên mọi cảnh vật: cây cối, chim muông không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã dịu ngọt hơn.

Ngước mắt lên nhìn bầu trời, dường như đêm hôm qua đã có một bàn tay nào đó gội rửa để vòm trời hôm nay sạch bóng hơn. Những bác mây dày trôi thong rong như đang còn ngái ngủ. Mây cũng như lười biếng một chút trong những ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây cũng tan dần. Đâu đó một vài tia nắng yếu ớt len lỏi giữa đám mây chiếu rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với cùng gia đình.

Em đưa mắt quanh một vòng nhìn khắp phố. Con đường em đi hàng ngày như một chàng trai cường tráng, tràn đầy sức sống, vừa được nàng tiên xuân ban tặng một chiếc áo mới. Chàng ấy được điểm tô bằng một vài cành lộc xanh mơn mởn, nhú ra từ những cành bàng bị mùa đông tuốt sạch lá giờ chỉ còn khẳng khiu đứng đầu phố, còn là âm thanh của những chú chim non tập chuyền cành, hót ríu rít như đang chờ đợi rất lâu một câu chuyện đón mùa xuân về, những hàng khẩu hiệu, băng rôn đủ sắc màu đỏ, vàng được treo khắp đó đây chào mừng năm mới, là tiếng cười nói rộn ràng, lời chúc tụng hân hoan của những người đi chơi Tết. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường nơi em ở. Đấy, mùa xuân trên quê hương em, chỉ ngần nấy đã thấy nao lòng. Bỗng đâu đó có mùi hương trầm thoang thoảng đánh thức khứu giác của em. Mùi hương ấy chỉ thoang thoảng thế thôi nhưng đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê, không có dịp hội tụ với người thân trong những ngày lễ Tết.

bai-van-mau-lop-6-hay-ta-lai-canh-mua-xuan-tren-que-huong-em1

Mọi người nô nức du xuân, chúc Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, ai ai cũng dạng ngời trên từng nét mặt, tràn đầy vẻ tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, muộn phiền của cuộc sống được khép lại sau cánh cửa giao thừa từ đêm hôm qua. Giờ đây chỉ có niềm hân hoan đón chào những điều tốt đẹp sắp đến với từng người trong một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ áo váy mới, tươi cười với gương mặt dạng ngời, nhận những phong lì xì màu đỏ chứa đựng niềm may mắn cho năm mới. Ngày xuân cũng chính là dịp mọi người đoàn tụ bên gia đình. Mọi người hân hoan, sum vầy quanh mâm cỗ tất niên. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ, thiêng liêng nhất vào mùa xuân trên quê hương em.

Em lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh buổi sáng đầu năm mà lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa đã ban tặng cho cảnh sắc nơi đây. Em ước gì thời gian ngừng lại để em có thể thả hồn vào khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

Bài làm 2: Hãy tả lại cảnh mùa xuân trên quê hương em

Bài hát “Xuân Xuân ơi, Xuân đã về” cất lên từ chiếc ti vi đã làm em choàng tỉnh giấc. Qua khung cửa sổ nhỏ, nhìn ra vườn em thấy mưa xuân phơi phới đang bay nhẹ nhàng, đậu trên những cánh hoa, những chiếc lá mong manh đang vẫy chào mùa xuân. Mùa xuân trên quê hương em dường như đã về để đánh thức vạn vật bừng tỉnh sau một giấc dài ngủ đông lạnh lẽo.

bai-van-mau-lop-6-hay-ta-lai-canh-mua-xuan-tren-que-huong-em2

Thời khắc đó vạn vật như được khoác mình một tấm áo mới. Đó cũng chính là lúc đất trời vào xuân. Nàng nắng xuân dịu dàng xua tan đi chút hơi lạnh còn xót lại của mùa đông. Trên những hàng cây xanh hai bên đường, lộc biếc đang nhú đầy cành. Chim chóc cũng rủ nhau về tụ tập, hót véo von sau đó lại tản ra cánh đồng bay lượn, nhảy múa.  Cây gạo giữa cánh đồng cũng như rực rỡ hơn vào mùa xuân. Từng bông hoa gạo đỏ như son như những ngọn đèn thắp lên trên từng nhánh cây. Thi thoảng một cơn gió lớn thổi qua làm rơi một vài bông hoa gạo, một vài bông bị gió thổi bay ra tận bến sông.

Mùa xuân trên quê hương em cũng đến từ những nơi xa xa mà ta có thể đưa mắt nhìn thấy. Bên kia sông từ phía chân trời đâu đó có dáng nhấp nhô những ngọn núi, quả đồi thấp thoáng trong sương mờ. Bầu trời như cao hơn, trong xanh hơn, mây trắng đi đi ngủ đông nay đã trở lại thăm bác mặt trời và nhởn nhơ bay thong dong trên bầu trời đã bớt u ám. Bên này sông là phố phường đông vui, nhộn nhịp. Nào đào và nào quất trồng dọc theo những dải đất ven đê.Trên những cành đào, cành quất đâu đó còn đọng lại những giọt sương ngủ muộn. Những cánh đào, những quả quất cũng như nhảy nhót cùng nhưng giọt sương ban mai ấy trên những cành lá đang tràn đầy sức xuân

Mùa xuân trên quê hương em mang theo một sức sống náo nức lan truyền vào trong mỗi chồi cây, mỗi bông hoa, mỗi nhành cỏ non. Người người gặp nhau đầu năm chuyện trò râm ran. Lũ trẻ vui đùa, xúng xa xúng xính trong những bộ áo, bộ váy mới. Tết đến xuân về , không khí mùa xuân đã khiến ta ngất ngây, say đắm và thêm yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu cuộc đời tươi đẹp hơn.

 
  
  
Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
H24
5 tháng 3 2020 lúc 14:33

     Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.

     Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.

     Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý. Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.

     Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.

     Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.

     Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau và hơn nữa, khát vọng tự do luôn là khát vọng vĩnh viễn của muôn loài.

               ~ Mik chép mạng, bn tham khảo nha ~

                          

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
QL
Xem chi tiết
QL
24 tháng 2 2021 lúc 16:51

Để đọc và truy cập bài viết, các bạn hãy nhấp vào chữ "Facebook" nhé!

Bình luận (3)

Cái bài viết kia hay thật,nhưng đôi chỗ thấy hơi sến.eoeo

Bình luận (1)
H24
24 tháng 2 2021 lúc 18:24

Yaoi phiên bản tết cổ truyền à :D? Nếu là yaoi thì like ko thì thôi bởi toy ko muốn bị ăn cơm chó của ngôn tình :(

Bình luận (2)
PL
Xem chi tiết
ND
21 tháng 2 2018 lúc 22:44

Tôi là Dế Mèn đây ! Sau cuộc chu du khắp chốn , lần này , tôi trở về nơi tôi đã từng có bài học đường đời đầu tiên . Nơi mà tôi muốn gặp nhất , nôn nao gặp nhất là đi thăm mộ của Dế Choắt . Tôi đứng trước mộ Dế Choắt , từng kỷ niệm ùa về , từ việc tôi trêu chị Cốc làm anh Choắt gầy gò , ốm yếu phải chết . Tôi thắp cho Choắt nén hương , nhổ cỏ dại . Nước mắt tôi ròng ròng chảy ra . Giờ tôi chỉ muốn được gặp lại anh Choắt ngày xưa ! Tôi ân hận lắm , nếu không do tôi thì giờ anh đâu có chết thảm thương như vậy ! Nếu lúc đó tôi không trêu chị Cốc , kéo cậu vào hang thì đâu đến nỗi ! Thôi thì , chuyện cũng đã xảy ra rồi , tôi chỉ còn biết lấy đó làm bài học và chúc anh " ngủ ngon " . Tôi về đây , tạm biệt anh - người thầy đầu tiên của tôi !

Bình luận (0)
UG

ủa bn, bài nầy lớp 6 mới đc hok mak

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DQ
Xem chi tiết
LT
20 tháng 1 2022 lúc 10:53

Tết năm nay em mang về cho mẹ được con điểm 10 :3

Bình luận (3)
NV
20 tháng 1 2022 lúc 10:53

em sẽ mang niềm hạnh phúc mang điểm mười thi đỗ dại học về cho mẹ

và mang những tình cảm sự ấm cúng của gia đinh về cho mẹ

Bình luận (2)
TP
20 tháng 1 2022 lúc 10:54

Mang điểm 10 về cho mẹ :Đ

Cô giáo đu trend: "Mang 10 về cho mẹ, đừng mang muộn phiền về cho mẹ!

Bình luận (19)
BC
Xem chi tiết
BC
27 tháng 10 2021 lúc 15:40

bài văn nha mng

Bình luận (0)
H24
27 tháng 10 2021 lúc 15:42

Tham khảo!

Nấu hàng ngàn suất cơm tặng người nghèo mỗi ngày

Trưa ngày 10/4, dưới cái nắng gắt giữa mùa khô, tại quán cơm chay Bình An, số 49, đường Ngô Quyền, Quận 10, những người chạy xe ôm, bán vé số dạo, người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn một bên đường theo từng vạch kẻ sẵn với khoảng cách 2m chờ đến lượt vào nhận cơm miễn phí. Bên trong quán, có khoảng gần chục người đang làm việc tất bật. Người lo nấu cơm, thức ăn; người cho cơm, thức ăn, canh vào hộp; người bỏ hộp cơm vào bịch bóng và chuyển ra bàn phát cơm; người bê từng thùng nước suối đóng chai ra bàn phát cơm; người đứng phát cơm tận tay người đến nhận. Cạnh đó là chiếc bàn để những bịch sữa phát thêm cho người già, trẻ em nhằm cung cấp thêm nguồn năng lượng chống chọi với dịch bệnh.

Bên cạnh quán cơm là con hẻm 51, tại đây một số người dân thấy việc làm nhân văn của chủ quán cơm đã cùng chung tay tham gia hỗ trợ như nhặt rau, củ, rửa, thái thức ăn… rồi chuyển vào bên trong bếp nấu ăn của quán để đầu bếp chế biến thức ăn với tinh thần tự nguyện.

Chị Võ Thị Thùy Trang, chủ quán cơm chay Bình An chia sẻ: Trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19, ban đầu, hai vợ chồng dự tính vừa nấu cơm bán, vừa phát cơm miễn phí từ 50 - 100 phần cho người nghèo nhằm chia sẻ một phần khó khăn với họ. Tuy nhiên, khi có sự đóng góp của các mạnh thường quân, hai vợ chồng quyết định không kinh doanh từ ngày 1/4 để nấu cơm phát cho người nghèo. Hiện nay, đối tượng được phát cơm không chỉ dừng ở người bán vé số, ve chai mà những ai cần thì vợ chồng đều phát, mỗi ngày phát gần 4.500 suất, gồm 1 hộp cơm, 1 chai nước suối, 1 quả chuối, người già và trẻ em còn nhận thêm bịch sữa.

Chị Nguyễn Thị Chu My, chủ cửa hàng kinh doanh Hoàng Long, số 165 - 167, đường Trường Chinh, Phường 12, quận Tân Bình trao tặng quà hỗ trợ người khó khăn.

Chị Võ Thị Thùy Trang cho biết thêm: Ngoài nấu cơm phát miễn phí, vợ chồng còn ghi phiếu phát gạo cho người nghèo tại Quận 10, Phú Nhuận, cũng như gửi tặng gạo đến trại mồ côi, mái ấm nhà mở, chùa để phát gạo cho người nghèo. Dù việc làm của vợ chồng là rất đáng trân trọng, thế nhưng khi được hỏi về việc làm của mình, chị Võ Thị Thùy Trang khiêm tốn nói: “Thật sự, với 2 vợ chồng thì không đủ sức và nguồn tài chính để làm, vì mỗi ngày chi 50 - 60 triệu đồng. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, bà con trong hẻm 51 đường Ngô Quyền, chính quyền địa phương đến phụ giúp nên mới làm nổi. Vì vậy, vợ chồng rất biết ơn các mạnh thường quân, người dân trong hẻm 51, địa phương đã hỗ trợ”.

Cầm trên tay hộp cơm vừa nhận từ quán cơm đi ra, chú La Kim Oai, ở trọ Phường 15, Quận 8, TPHCM bộc bạch: “Tôi chạy xe ôm, từ ngày có dịch Covid-19 đến nay không chạy được vì không có khách. Hôm rồi chở khách đi qua khu vực này thấy chủ quán phát cơm miễn phí nên ghé vào xếp hàng nhận. Cho nên, hàng ngày, tôi đều tới đây nhận cơm miễn phí về ăn. Đây là việc làm tốt giúp cho những người nghèo, người lao động tự do vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19”.

  
Bình luận (0)