Những câu hỏi liên quan
SL
Xem chi tiết
NA
22 tháng 1 2021 lúc 21:07

1,Nước sông pha lẫn nước đồng
Con gái Phú Thọ đánh chồng cả đêm

2,Ai ơi mua dó khó lòng,
Không đi lên Ẻn thì mong nỗi gì.

3,Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

3,Gắng công kén hộ cốm Vòng,
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

4,Làng Ẻn cất ma,
Sơn Nga chống gậy.

5,Mưa từ Ba Dội mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa qua Đồn Vàng.
Gió đưa quanh đưa về Hùng Nhĩ,
Bây giờ đây anh nghĩ làm sao?
Trận này rồng cá kết giao.

5,Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa ra bến Tuần.
Nước sông Rân chảy về dồi dội,
Lòng em bối rối chờ đợi lấy anh.
Trận này nức tiếng thơm danh.

6,Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên phố Ẻn cũng quên đường về.

7, Chợ trâu Hoàng Xá, chợ cá La Phù
8, Trâu chợ Bù Nọ, cọ chợ Trúc Phê
9, Sông Thao nước đỏ như son,
Người đi có nhớ nước non quê mình?

10,Ai làm cái nón có thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh !
11, Chạp đốn đau, giêng mau hái.
12,Nhất sòng Cao xá
Nhất rá Kẻ Rền
Nhất đền Hùng Vương

13,Bưới Chí Đám Quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh
14,Tháng Ba nô nức hội Đền
Là ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay
15, Dong Mơ, Cọ Khống
16,Lau Tạ Xá, lá Phú Khê
17,Cơm đồng Á, cá Đồng Vầy

có môt số câu hơi ... =>

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NA
22 tháng 1 2021 lúc 20:57

1. Dù ai đi ngược về xuôi
Váy ngắn quá gối là người Văn Lang

2. Văn Lang có một con lươn

Thịt thì nướng chả còn xương đẽo cày.

3. Em lên rừng

Em bứt quả bứa chua
Em xuống khe
Em bắt cái ốc lặn, cùng cái ốc lội
Em tra vào giỏ
Em bỏ vào thời
Em “vê nó màng”
Em mang nó về
Em thả vào nồi
Em bẵng nó lên
Nó sôi sùng sục
Nó sủi sình sịch
Em đổ nó ra
Em xóc chí cha
Là cha chí chát
Em xơi lên bát
Em múc lên loa
Em mút chí cha
Là cha chí chút
Chì chà là chà chì chụt
Canh ốc thì ngọt
Canh bứa chua loè.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
2N
22 tháng 1 2021 lúc 20:58

Nước sông pha lẫn nước đồng
Con gái Phú Thọ đánh chồng cả đêm

Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.

Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên phố Én cũng quên đường về.

Ai làm cái nón có thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh !

-nguồn : mạng

#HT

#yt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NC
Xem chi tiết
PT
25 tháng 2 2021 lúc 21:48

- Ai về Phú Thọ cùng ta 

Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười 

- Ai làm cái nón có thao

Để cho anh thấy cô nào cũng xinh. 

-Ai về Phú Thọ cùng ta 

Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười.

- Ai lên Phú Thọ thì lên 

Lên non cổ tích, lên đền Hùng Vương. 

- Cơn mưa đàng ghềnh lấy trành hứng nước

Cơn mưa đằng ngược chẳng có nước rửa chân.

- Dù ai đi ngược về xuôi 

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. 

- Dù ai buôn bán gần xa 

Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười 

- Phú Thọ quạt nước hỏa lò 

Hải Dương rọc lá giã giò gói nem. 

- Tháng ba nô nức hội đền

Nhớ ngày giỗ tổ bốn nghìn năm nay. 

-Tháng giêng giỗ thánh Sóc Sơn 

Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về. 

-Sông Thao nước đục người đen 

Ai lên phố Én cũng quên đường về.

Hẳn 11 câu luôn nha!

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
NC
25 tháng 2 2021 lúc 21:16

Ai ơi mua dó khó lòng , không đi lên Ẻn thì mong nỗi gì 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DA
Xem chi tiết
TT
7 tháng 2 2022 lúc 21:41

Tham khảo:

 

Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương, cội nguồn dân tộc Việt Nam nơi hội tụ, sinh sống của 54 dân tộc anh em. Mỗi độ tết đến xuân về đông bào các dân tộc ở vùng Đất Tổ có khá nhiều hình thức văn nghệ, trò chơi theo phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình để đón Tết, mừng Xuân.
          Đồng bào Mường ở Phú Thọ sống tập trung chủ yếu ở 3 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập có nhiều hình thức vui chơi như; Ném còn, đu cọn, sắc bùa, đâm đướng, chàm thau, múa mỡi, múa trống đu…
          Hội còn Xuân là trò chơi phổ biến của các dân tộc miền núi, đồng bào Mường, Tày, Dao đều tổ chức hội còn trong những ngày đầu năm. Đồng bào chọn bãi đất rộng, bằng phẳng trồng 1 cây tre trên ngọn treo 1 vòng  tròn dán giấy 2 mặt. Mặt trắng đề chữ “Nguyệt” mặt đỏ là chữ “Nhật”. Quả còn có 2 dạng là hình tròn và hình vuông. Chân cột người ta treo một ít tiền thưởng dành cho người chơi còn đầu tiên ném  rách vòng. Người Mường ở Phú Thọ mở hội ném còn từ mùng 4 đến mùng 7 Tết âm lịch. Theo tục lệ con trai là người ném đầu tiên và chỉ khi có người ném rách vòng thì trai gái mới vào cuộc ném còn. Xưa kia, theo tục lệ truyền thống trước khi ném còn Thổ lang làm lễ cúng cầu cho mọi việc được thuận buồm xuôi gió. Lễ vật bày ở chân cột có ván xôi con gà và nậm rượu cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bản làng yên vui…
          Chơi đu là hình thức chơi dành cho nam thanh, nữ tú thường diễn ra vào những ngày đầu xuân hoặc khi làng, bản mở  hội.Khen ai khéo dựng đu này
Để cho trai gái chơi ngày, chơi đêm          Đu thường tổ chức với hai hình thức: đu bay và đu cọn (còn gọi là đu xe).Đu bay là hình thức chơi đu phổ biến của người Kinh, còn đu cọn chỉ phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người. Đu cọn làm giống cái cọn guồng nước, có nơi gọi là đu xe vì trông nó giống cái bánh xe. Mỗi cọn có bốn bàn ngồi, người chơi ngồi trong bàn xen kẽ một bàn nam một bàn nữ. chơi đu cọn phải có người đẩy cho đu quay vòng.. Chơi đu cọn người ngồi đu phải hát mới đúng lệ. Người Mường ở Thanh Sơn, Tân Sơn Yên Lập có câu: “ Chơi đu phải biết hò đu, bao nhiêu trai, gái lên đu phải hò”. Người Mường còn có tục hát sắc bùa, một loại hình ca hát phong tục chúc Tết, mừng Xuân. Hát sắc bùa có nghĩa là “ Xách cồng” cho phường bùa thực hiện. Mỗi phường sắc bùa có từ 10 - 20 người cả già lẫn trẻ, ngày tết họ đi hát ở các bản trong vùng tạo nên không khí vui tươi, náo nức.
          Trong kho tàng  văn  nghệ dân gian của đồng bào Mường không thể không nói đến nhạc cụ cồng chiêng. Người Mường sử dụng cồng chiêng trong hầu hết sinh hoạt văn hoá xã hội như hội sắc bùa, hội xuống đồng, hội đi săn, mừng lúa mới, mừng nhà mới, mừng đám cưới… Tục đánh cồng chiêng, đâm đuống, chàm thau (đánh trống đồng) là những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Mường. Đâm đuống tổ chức vào đêm giao thừa và vào 3 giờ sáng ngày mùng một Tết nguyên đán. Đâm đuống không chỉ là tiếng giã gạo thông thường mà nó còn là hiệu lệnh truyền tin cầu mong của bản làng với trời đất với ước vọng một  năm mới no đủ, yên vui.         
Đồng bào Dao ở Phú Thọ có tục đón năm mới khá độc đáo. Người Dao làm những túp lều xinh xắn ở gần nhà, trong đó họ bày rượu thịt và cắm hoa rừng màu đỏ. Nhà nào cũng nấu 1 loại rượu màu đỏ, vàng vừa có vị cay, vị đắng, vị ngọt khi uống phải lọc qua vải. Gà, lợn chuẩn cho Tết từ tháng giêng không thả rông để vỗ béo gọi là “ tung cọc”, “ chai cọc”. Đồng bào chuẩn gạo nếp thật ngon để gói các loại bánh truyền thống: bánh chưng, bánh rán, bánh bìa, bánh lá; chuẩn bị món thịt khô gọi là “ Ó kháng” là món truyền thống để cúng tổ tiên. Trai gái, trong bản chuẩn bị những bộ áo quần mới, đặc biệt con gái phải có chiếc khăn nhiễu tua đỏ, đôi xà cạp hoa, con trai đội khăn nhiễu và khăn trắng. Đêm giao thừa chủ nhà thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ cho cả nhà cấy lúa lúa tốt, đi săn được nhiều thú rừng. Sau khi khấn tổ tiên xong các gia đình mang pháo được làm bằng ống nứa ra đốt. Ống nứa được bịt kín 2 đầu đặt vào lửa đốt gọi là “ Páo pồng tô” mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, đón điều may mắn tốt lành trong năm mới. Sáng mùng một tết các cụ già đi quanh nhà gọi hồn vía người thân về nhà, làm những con hoẵng bằng quả đu đủ và hoa chuối rừng rồi đàn ông lấy nỏ, súng kíp bắn vào để chúc 1 năm mới được nhiều thắng lợi.
          Người Mông ở Phú Thọ quan niệm 1 năm có 12 tháng họ không theo lịch âm hoặc lịch dương, mỗi tháng 30 ngày hết ngày 30 của tháng cuối cùng là tết đến; họ ăn tết từ mười rằm tháng chạp đến mười rằm tháng giêng. Thời gian này cũng là hội Xuân được mở tưng bừng tại các bản Mông ở vùng cao. Người Mông có hội “ Gàu tào” và hội “ Sải sán” tổ chức từ mùng 3 tết “ Gàu tào” có nghĩa là đi chơi ngoài trời còn “ Sải sán” nghĩa là chơi núi. “ Gàu tào” ngoài ý nghĩa vui chơi xuân còn ý nghĩa tín ngưỡng tạ ơn ông trời trừ bệnh tật cho con người. Hội “ Sải sán” mang ý nghĩa cầu phúc, cầu đinh. Ở  hội “ Gàu tào” vui nhất là múa khèn. Múa khèn được các chàng trai Mông thể hiện say sưa, âm điệu da diết thu hút nhiều người xem nhất là các cô gái. Ngày xuân người Mông còn có trò chơi “ Đánh Én”, hay chơi cầu lông gà được trai, gái trong bản ưa thích.
          Người Cao Lan ở Phú Thọ chuẩn bị đón Tết từ đầu tháng chạp đến ngày 28 tết họ dừng mọi việc để rửa các nông cụ như cày bừa, cuốc xẻng xếp vào góc nhà. Họ chia bánh cho từng loại nông cụ: một chiếc bánh chưng cho cày, một chiếc cho bừa, một chiếc chia chung cho các loại cuốc xẻng, cối xay, cối giã… người ta thắp hương cắm vào những chiếc bánh đó. Riêng con trâu được chia mỗi ngày tết một cái bánh chưng. Người Cao Lan coi đây là việc trả công cho vật dụng, vật nuôi đã cùng mình lao động vất vả quanh năm. Việc xuất hành trong ngày mùng một tết được đồng bào lựa chọn kỹ lưỡng. Mỗi nhà cử 1 người đi cùng trưởng bản đến  một nơi đã định trước để hái lộc đầu xuân. Người ta chọn một cây có cành lá sum xuê, không bị sâu bọ, mỗi người hái 2 cành, 1 cành mang ra đình làng, 1 cành mang về cắm trước cửa nhà. Người Cao Lan coi đó là sự hái và chia lộc một cho làng một cho gia đình mình sau đó mới đến  nhà nhau để chúc tết. Tục xông nhà của người Cao Lan cũng khá đặc biệt. Người nào trong năm cảm thấy cuộc sống của mình không trọn vẹn thì không đến xông nhà cho bất cứ nhà nào dù là người thân. Người Cao Lan còn có tục lấy nước đầu năm mới sau khi cúng giao thừa mọi người ra giếng múc một xô nước đầy mang về nhà. Một con gà đã mổ thịt từ chiều 30 tết được luộc bằng nước này để cúng đầu năm.
          Xuân mới, Xuân Nhâm Dần 2022 đang về trên quê hương Đất Tổ. Mỗi một dân tộc với phong tục tập quán truyền thống đón tết, vui xuân của mình đã góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trong văn hoá Tết của người Việt Nam.                                                                                                                      
Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
CL
22 tháng 8 2021 lúc 14:57

Con vua thì lại làm vua,                         Con sãi ở chùa thì quét lá đa. 
Bao giờ dân nổi can qua,                      trên đây là câu tục ngữ phong tục tập quán                      

Con vua thất thế lại ra ở chùa.​

Người trên ở chẳng chính ngôi

đây là câu tục nghĩ về kinh nghiệm triết lý

Ai ơi cứ ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành về sau.Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật, giàu sang mới bềnỞ hiền gặp lành
Ác giả ác báo. 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TD
22 tháng 8 2021 lúc 14:57

Bạn tham khảo

5 tục ngữ về phong tục tập quán

=> Ai đi cách trở sơn khê
Nhớ tô mỳ Quảng, tình quê mặn nồng.

 

=> Thịt Mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.​

=> Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.​

=> Chùa nát nhưng có Bụt vàng, 
Tuy rằng miếu đổ thành hoàng còn thiêng.


=> Cô gái lòng son
Không bằng tô don Vạn Tượng.



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PC
22 tháng 8 2021 lúc 14:58

* TN về kinh nghiệm triết lý :

Ai ơi cứ ở cho lành,

Tu nhân tích đức để dành về sau.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Của phi nghĩa có giàu đâu

Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền

Ở hiền gặp lành

Ác giả ác báo.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DY
Xem chi tiết
H24
17 tháng 1 2020 lúc 21:58

1. Ai ơi mua dó khó lòng,
Không đi lên Ẻn thì mong nỗi gì.
2. Mưa từ Ba Dội mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa qua Đồn Vàng.
Gió đưa quanh đưa về Hùng Nhĩ,
Bây giờ đây anh nghĩ làm sao?
Trận này rồng cá kết giao.
3. Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
4. Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa ra bến Tuần.
Nước sông Rân chảy về dồi dội,
Lòng em bối rối chờ đợi lấy anh.
Trận này nức tiếng thơm danh.

5. Gắng công kén hộ cốm Vòng,
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
17 tháng 1 2020 lúc 21:59

Ai ơi mua dó khó lòng, 
Không đi lên Ẻn thì mong nỗi gì.
Ai về Phú Thọ cùng ta, 
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười. 
Dù ai đi ngược về xuôi, 
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.                                                                                                                                           Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
.Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra, 
Mưa khắp thiên hạ, mưa ra bến Tuần.
Nước sông Rân chảy về dồi dội, 
Lòng em bối rối chờ đợi lấy anh.
Trận này nức tiếng thơm danh.
Mưa từ Ba Dội mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa qua Đồn Vàng.
Gió đưa quanh đưa về Hùng Nhĩ,
Bây giờ đây anh nghĩ làm sao?
Trận này rồng cá kết giao.

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
17 tháng 1 2020 lúc 22:02

Nè bạn :

- Gắng công kén hộ cốm Vòng,
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

Làng Ẻn cất ma,
Sơn Nga chống gậy.

Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên phố Ẻn cũng quên đường về.

- Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa ra bến Tuần.
Nước sông Rân chảy về dồi dội,
Lòng em bối rối chờ đợi lấy anh.
Trận này nức tiếng thơm danh.

- Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Chúc bạn may mắn!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
CX
3 tháng 11 2024 lúc 9:16

*Điểm chung:
- Tôn giáo
- Gia đình
- Lễ hội
*Nét riêng của Nghệ An:
- Văn hóa Kinh Bắc

- Lễ cưới truyền thống
*Nét riêng của Việt Nam:
- Áo dài
- Mâm ngũ quả

Bình luận (0)
QC
Xem chi tiết
LP
21 tháng 10 2016 lúc 13:07

Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!


Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!

Bình luận (0)