Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
1 tháng 2 2021 lúc 21:31

Bạn tham khảo :

"Quê hương" là bông hoa đẹp nhất trong vườn "Hoa niên" của Tế Hanh. Thế thơ 8 tiếng, chất thơ trong, giọng thơ đầm, hình tượng thơ khỏe... là ấn tượng sâu sắc của chúng ta khi đọc thi phẩm này.

Tám câu thơ đầu nói về cảnh sắc và sức sống lao động của quê nhà. Ánh sáng của đất trời, ánh sáng của tâm hồn như đã tắm hồng cảnh sắc quê hương. Hai tiếng "làng tôi" đầy mến thương cất lên. Đó là tiếng lòng của đứa con xa nhà nói về đất mẹ quê cha:

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông"

Ca dao, dân ca đã thấm vào hồn thơ Tế Hanh tự bao giờ: "Làng tôi có cây đa to...”, "Làng ta phong cảnh hữu tình...", "Làng ta nghé giã nghề khơi...". Chữ "vốn" dùng rất đắt, cho thấy nghề chài lưới của làng tôi là một nghề truyền thống lâu đời của ông cha truyền lại. Hình ảnh "nước bao vây" gợi lên một vùng quê sông nước bao la. Đó là một làng chài ven biển miền Trung, làng Bình Dương thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Con sông được nhắc đến là sông Trà Bồng "nước gương trong soi tóc những hàng tre".

Sáu câu thơ tiếp theo mở ra một không gian hoành tráng: đoàn thuyền rẽ sóng ra khơi trong ánh hồng rạng đông. Có gió nhưng chỉ là "gió nhẹ". Bầu trời rất "trong", bao la, mênh mông. Một buổi "sớm mai hồng" rất đẹp, cảnh vật "làng tôi" như được tắm trong ánh hồng bình minh tráng lệ. Các tính từ: "trong", "nhẹ", "hồng" đã cho thấy một chuyến ra khơi lí tưởng của bà con làng chài. Nhịp thơ 3/2/3 gợi tả nhịp bước lên đường mạnh mẽ:

"Khi trời trong/ gió nhẹ/ sớm mai hồng

Dân trai tráng/ bơi thuyền/ đi đánh cá"

Những chàng trai trẻ trung, cường tráng của làng chài dã hăm hở đưa thuyền ra khơi. Chính họ đã đem sức lao động và tinh thần dũng cảm đi chinh phục biển khơi, đem lại sự ấm no, giàu có và hạnh phúc của quê hương.

Ở nơi chân trời xa xôi, nhà thơ đang sống lại, đang dõi theo nhịp sống của quê hương đã in sâu vào tâm hồn, máu thịt mình. Con thuyền, mái chèo, cánh buồm là hình bóng quê hương, là sức sống của quê hương.

Con tuấn mã là con ngựa tơ, ngựa đẹp, ngựa hay. Con thuyền được so sánh với con tuấn mã là một hình đẹp. Chữ "hăng" đã làm nổi bật khí thế hăng hái, sôi nổi của đoàn thuyền đánh cá buổi lên đường. Mái chèo như những lưỡi kiếm to, dài, sắc bén từ cánh tay của đoàn trai tráng đang chém xuống, đang "phăng" xuống dòng sông, đẩy con thuyền vượt trường giang đầy khẩn trương, hối hả:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,

Phăng mái chèo, vội vã vượt trường giang".

Cánh buồm của đoàn thuyền rất to như che rợp một góc trời:

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

"Mảnh hồn làng" là một hình ảnh trừu tượng thể hiện sức sống tiềm tàng, sức sống lao động bền bỉ, dẻo dai và lâu đời của một miền quê. Cánh buồm to, được so sánh với mảnh hồn làng rất độc đáo, sáng tạo, biểu lộ niềm tự hào sâu sắc đối với quê hương. Qua các động từ: "rướn", "thâu góp" (bao la thâu góp) đã góp phần tô đậm khí thế ra khơi đánh cá vô cùng hào hứng, mạnh mẽ. Những cánh buồm nâu qua năm tháng dãi dầu mưa nắng biển khơi mà trở thành "chiếc buồm vôi" có "thân trắng" dẻo dai, can trường.

Đoạn thơ cho thấy một hồn thơ trẻ trung, phơi phới. Cách dùng từ chuẩn xác, tinh luyện. Hình tượng thơ về cảnh rạng đông, về chiếc thuyền, mái chèo, cánh buồm rất đẹp và sáng tạo, đã làm nổi bật sức sống của làng chài và tình yêu quê hương thiết tha, mặn nồng. Và ta càng thêm thấm thìa:

"Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi"...

 

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
DL
2 tháng 5 2023 lúc 18:12

Tế Hanh không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một người con của quê hương mình, là một người có tình cảm đậm đà trong trái tim mình. Khi xa quê, ông đã nhớ nhung về nơi thơ ấu đó của mình. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân - những con người làng chài. Và nếu như "hăng như con tuấn mã" là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì " phăng mái chèo vượt trường giang" chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, "chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng " chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn "to" rất "lớn". Ôi, đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác!. Và "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, "rướn" tức cố gắng vươn tấm thân - tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. Khép lại đoạn văn trên, ta hoàn toàn có thể kết luận rằng Tế Hanh chính là một người thi sĩ tài tình vẽ ra bức tranh sinh hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.

T.Lam

Bình luận (0)
DV
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
H24
16 tháng 6 2020 lúc 11:15

Tham khảo link này:

https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-8/viet-doan-van-cam-nhan-kho-tho-cuoi-bai-que-huong-faq458576.html

#z

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NK
Xem chi tiết

Tiếp tục mạch hồi tưởng, khổ thơ thứ 2 trong bài thơ đã tái hiện được cảnh ra khơi của đoàn thuyền trong 1 khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trong 1 khí thế mạnh mẽ tràn đầy sức sống
" Khj trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... "
Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh " trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ". Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động" phăng"," vươt " đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo " cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
MH
19 tháng 3 2022 lúc 5:14

Tham khảo:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Bình luận (0)