Những câu hỏi liên quan
CN
Xem chi tiết
CH
Xem chi tiết
BD
22 tháng 9 2021 lúc 11:36
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BD
22 tháng 9 2021 lúc 11:46

 1: dịch vụ viễn thông , các trung tâm dịch vụ khách hàng qua điện thoại qua e-mail

 5: quỹ tiền tệ quốc tế IMF , hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN , ngân hàng thế giới WB 

6: nghành công nghệ thông tin 

7: sự ra đời của WTO - yổ chức thương mại thế giới , trong lĩnh vực hỗ trỡ hòa nhập người khuyết tật từ khi có luật người khuyết tật năm 2010

2: về công nghệ thông tin , điện tử và tin học , năng lượng 

3: giá trị dao dụng bị biến đổi theo chiều hướng xấu đánh mất bản sắc dân tộc 

4: trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DT
23 tháng 9 2021 lúc 19:24

undefinedundefinedundefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HT
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
MP
29 tháng 9 2023 lúc 20:39

*Tham khảo:

*Về Cơ hội :

1. Tăng trưởng kinh tế: Đổi mới đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

2. Đầu tư nước ngoài: Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam thu hút một lượng lớn vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài. Điều này đã tạo ra cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp, tăng cường công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

3. Xuất khẩu: Đổi mới đã mở cửa thị trường quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản, dệt may và điện tử.

4. Cải cách hành chính: Đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải cách hành chính, giảm bớt quy trình phức tạp và thủ tục rườm rà. Điều này đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và thu hút đầu tư.

*Về Thách thức:

1. Cạnh tranh: Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển.

2. Hạ tầng kỹ thuật: Mặc dù đã có nhiều cải tiến, nhưng hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và vận chuyển hàng hóa, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và giới hạn khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

3. Vấn đề môi trường: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường, như ô nhiễm không khí, nước và chất thải. Việc giải quyết các vấn đề môi trường này đòi hỏi sự đầu tư và quản lý hiệu quả từ phía chính phủ và các doanh nghiệp.

4. Ung thư công nghiệp: Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp đã gây ra nhiều vấn đề về ung thư công nghiệp, như lao động trẻ em, điều kiện làm việc không an toàn và vi phạm quyền lao động. Việc giải quyết các vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm và can thiệp từ phía chính phủ và các tổ chức xã hội.

Bình luận (1)
NV
Xem chi tiết
DT
18 tháng 5 2021 lúc 10:21

C2

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, "Nhật kí trong tù" là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài "Chiều tối" với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BC
18 tháng 5 2021 lúc 15:12

Câu 1. (2 điểm)

"Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.".

Sử dụng câu văn trên là câu chủ đề, hãy viết tiếp khoảng 10 câu làm rõ cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nhân loại.

          Cách mạng công nghệ 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh, sự phát triển của internet vạn vật giúp tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý, cho phép mọi người ở khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau thông qua mạng internet dịch vụ qua các thiết bị di động ở mọi lúc, mọi nơi. Công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của sản xuất thông qua việc tích hợp các hệ thống và quy trình khác nhau . Có thể mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người, năng suất và chất lượng cuộc sống của con người được tăng cao: Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh. 

                                                                    Bài làm

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, "Nhật kí trong tù" là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài "Chiều tối" với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.

                                      "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

                                   Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

                                       Cô em xóm núi xay ngô tối

                                       Xay hết lò than đã rực hồng"

"Nhật kí trong tù" là tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và đày ải đi khắp các nhà lao. Tập thơ đã thể hiện một cách sinh động phong cách thơ Hồ Chí Minh với sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Trước hết, nói đến màu sắc cổ điển trong thơ là nói đến các yếu tố về mặt nghệ thuật và nội dung có sự ảnh hưởng rõ nét của văn chương phương Đông mà chủ yếu là thơ Đường, còn màu sắc hiện đại là những cách tân về mặt nghệ thuật và nội dung mang tinh thần của thời đại. Lý giải về điều này trong thơ Bác, ta có thể hiểu, Hồ Chí Minh vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, cha là nhà Nho, mẹ là người rất am hiểu ca dao, dân ca, nên Bác đã có những kế thừa hết sức tự nhiên. Bên cạnh đó với việc từng học trường Tây và có hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác đã học hỏi không ít từ văn học phương Tây và đưa chúng vào trong những tác phẩm của mình. Và với sự tài hoa trong ngòi bút, nét cổ điển và hiện đại ấy đã được kết hợp hết sức hài hoà.

          Trước tiên, nét cổ điển của bài thơ được thể hiện ở văn tự chữ Hán và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - một thể thơ tiêu biểu và quen thuộc của thơ Đường Trung Quốc, thể thơ đòi hỏi sự hàm xúc cô đọng, đó là lý do vì sao bài thơ với chỉ vỏn vẹn 28 chữ cũng đã miêu tả được cảnh vật thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thi đề của bài thơ - cảnh vật thiên nhiên - cũng là một thi đề khá quen thuộc và được các thi nhân xưa sử dụng khá nhiều.

                                                   "Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ

                                                Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không"

          Câu thơ mở ra khung cảnh rừng núi lúc về chiều. Cảnh vật có phần hiu quạnh được tác giả gợi ra qua biện pháp ước lệ quen thuộc của thơ cổ và đã nói lên chính xác hoàn cảnh của Bác. Chỉ bằng hai nét bút và điểm nhìn hướng lên cao, người tù đã dễ dàng thu vào tầm mắt mình hình ảnh "cánh chim bay" và "chòm mây trôi". Hai hình ảnh xuất hiện tự nhiên, hài hòa và đăng đối. Bút pháp chấm phá, nghệ thuật ước lệ tượng trưng được vận dụng sáng tạo. Không có bất kì từ ngữ nào chỉ thời gian nhưng người đọc vẫn cảm nhận được thời gian lúc này là chiều tối. Nhìn chim bay, mây trôi ta cảm thấy bầu trời lúc này bao la hơn, mênh mông, rợn ngợp hơn, nỗi cô đơn cũng vì thế mà tăng theo, cánh chim nhỏ nhoi cũng theo vậy mà nhỏ bé, đơn độc hơn. Bóng tối dường như theo cánh chim phủ lên vạn vật. Câu thơ gợi cho ta nhớ tới hình ảnh cánh chim trong thơ xưa khi tả cảnh chiều tối. Như Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã viết:

   "Chim hôm thoi thót về rừng

 Hay bậc nữ lưu tài danh của dân tộc - bà Huyện Thanh Quan cũng viết:

   "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi". 

Hoặc Lý Bạch - nhà thơ lớn của Trung Quốc viết trong "Độc tọa Kính Đình Sơn":

"Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn".

          Nếu cánh chim xưa của Lí Bạch như bay vút vào không gian, tan biến vào vĩnh hằng thì cánh chim trong thơ Bác chỉ chuyển trạng thái từ bay sang nghỉ ngơi để rồi lại tiếp tục bay. Đến đây, hình ảnh cánh chim lẻ loi và chòm mây cô đơn dường như đang mang theo nỗi lòng tác giả đi tới khắp mọi nơi mà Người đã đi qua cùng với sự đày ải cơ cực, tuy nhiên Người đã không san sẻ nỗi buồn đau của mình cho cảnh vật mà Người lại đồng cảm, hòa hợp với thiên nhiên tạo vật xung quanh mình. Đằng sau bức tranh phong cảnh ấy hiện lên một phong thái ung dung của một con người tuy bị mất tự do nhưng vẫn làm chủ bản thân trong mọi tình huống. Chính những điều này đã cho thấy vẻ đẹp hiện đại của thơ Bác ẩn chứa và hoà hợp ngay trong những thi liệu đậm chất cổ điển.

Đến hai câu thơ sau, bức tranh sinh hoạt thường nhật của con người nơi xóm núi đã được tái hiện rất chân thực.

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng"

          Nếu hai câu thơ đầu có phần ảm đạm hiu quạnh thì hai câu thơ sau với hình ảnh "cô em xóm núi xay ngô tối" đã toát lên một vẻ đẹp khoẻ khoắn, trẻ trung. Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng truyền thống, dùng hình ảnh lò than để nói về bóng tối của không gian vùng sơn cước khi màn đêm buông xuống. Hình ảnh thơ vừa giản dị vừa độc đáo, làm nổi bật nét mới mẻ, hiện đại của bài thơ. Bên cạnh đó, hình tượng thơ cũng luôn vận động, hướng về tương lai, về ánh sáng: hình ảnh cánh chim bay, hình ảnh chòm mây trôi, hình ảnh người lao động làm việc hăng say, ngay cả thời gian cũng vận động từ chiều tối cho tới tối hẳn. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng vận động từ cô đơn, buồn bã sang vui tươi, hồ hởi. Cách miêu tả và quan sát của tác giả từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Nhãn tự "hồng" của bài thơ có sức lan tỏa lớn. Sắc hồng nóng ấm của lò than đã xua tan đi bóng đêm và sự lạnh lẽo của núi rừng khi chiều tối, nhân lên niềm vui niềm lạc quan của con người, củng cố và mài sắc thêm ý chí của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày nơi xa xứ.

          Bằng sự tài hoa trong ngòi bút của Hồ Chí Minh, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã được hòa quyện hết sức hài hoà và nhuần nhuyễn, tạo nên phong cách thơ ca độc đáo của Bác và góp phần giúp người đọc hình dung đầy đủ và rõ nét chân dung Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất sáng tạo: bút pháp chấm phá, ước lệ tượng trưng, vẽ mây nẩy trăng, lấy điểm tả diện, tả thực. Đọc bài thơ, chúng ta cũng cảm nhận được rằng, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh vẫn luôn lạc quan, ung dung tự tại, luôn hướng về phía trước, về tương lai, luôn biết làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh gian khó nhất.

Bài thơ bốn câu thơ vỏn vẹn 28 chữ với sự tài tình trong ngòi bút Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công bức tranh cảnh vật thiên nhiên và chân dung con người lao động nơi xóm núi. Đồng thời vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối đã mang đến cho tác phẩm cả nét truyền thống và mới mẻ, để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc cho đến mãi về sau này.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NP
18 tháng 5 2021 lúc 16:39

Câu 1

"Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.".

Sử dụng câu văn trên là câu chủ đề, hãy viết tiếp khoảng 10 câu làm rõ cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nhân loại.

-Cách mạng công nghệ 4.0 tạo điều thuận lợi cho việc tạo tạo ra các nhà máy thông minh, sự phát triển của internet vạn vật giúp tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý, cho phép mọi người ỏ khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau thông qua mạng internet dịch vụ qua các thiết bị di động ở mọi lúc mọi nơi. Công nghiệp 4.0 thúc đẩy cuyển đổi kĩ thuật số của sản xuất thông qua việc tích hợp các hệ thống và quy trình khác nhau. Có thể mở ra kỳ nguyên mới của đầu tư, giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người, năng suất và chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao: Mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 sẽ dần đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chinh trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ỏn trên toàn cầu hoàn toàn là có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên internet cũng đặt con người vào nhiều hiểm nguy về tài chinh, sức khỏe. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ 1 cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến nhiều cơ hội và cũng đầu thách thức với nhân loại

Câu 2

Tập Nhật kí trong tù được sáng tác trong quãng thời gian đặc biệt nhạy cảm đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, đó là thời điểm người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và đày ải đi khắp các nhà lao. Vì vậy, trong tập nhật ký, có nhiều bài nói về chuyện đi đường, cảnh chuyển lao, khi sáng sớm, lúc chiều tối, khi đi thuyền, khi đi bộ... trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bài thơ giải tù cũng làm ngời lên vẻ đẹp thơ Bác và vẻ đẹp tâm hồn Bác. Bài thơ Chiều tối thuộc trong số những bài thơ nói trên nhưng có một vẻ đẹp riêng. Đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, lạc quan và nhân hậu. Bài thơ cũng thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh mà nổi bật là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.

Ở bài thơ Chiều tối, mỗi hình ảnh thơ luôn có sự vận động trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại. Tuy mang dáng dấp của những hình ảnh trong thơ cổ nhưng ý thơ, cảm hứng thơ và nhân vật trữ tình lại hoàn toàn hướng về ánh sáng, hướng tới thiên nhiên và cuộc sống con người.

Hai câu thơ đầu mở ra không gian là cảnh núi rừng khi chiều tối:

"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không"

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Cảnh được gợi lên với bút pháp ước lệ quen thuộc trong thơ cổ đồng thời lại nói lên được đúng hoàn cảnh của Bác, mang những nét vẽ hiện đại. Vẽ lên nền trời chiều đang chuyển hình ảnh cánh chim bay về rừng tìm chốn ngủ là bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ xưa. Trong thơ cổ khi viết về buổi chiều, các tác giả thường điểm xuyết bằng hình ảnh cánh chim để gợi nỗi buồn hiu quạnh, lấy không gian để gợi tả thời gian. Chúng ta từng bắt gặp cánh chim trong ca dao xưa: "Chim bay về núi tối rồi"; cánh chim bay mỏi trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan: "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi" hay cánh chim thoi thót trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: "Chim hôm thoi thót về rừng".

Tuy sử dụng bút pháp ước lệ của thơ cổ nhưng hai câu thơ đầu bài Chiều tối vẫn nói đúng hoàn cảnh riêng của Bác. Người đọc có thể hình dung cảnh người tù bị áp giải quan sát cảnh vật, ngẩng mặt lên trời nhận ra hình ảnh cánh chim bay mỏi mệt và chòm mây trôi ngang qua bầu trời. Cảnh phảng phất một nỗi buồn hiu quạnh. Điều này được thể hiện rõ trong nguyên bản chữ Hán: "Cô vân mạn mạn độ thiên không" (Một chòm mây đơn lẻ chậm chạp trôi ngang qua bầu trời). Bản dịch không lột tả được hai chữ "mạn mạn". Câu thơ dịch "chòm mây" có phần thanh thoát, không gợi được sự hiu quạnh của cảnh.

Nét vẽ hiện đại còn được thể hiện quan tâm trạng của người tù. Ở đây không phải là cánh chim bay bình thường mà là cánh chim bay mỏi mệt (quyện điểu), có thể có nhiều chòm mây nhưng khi đi vào thơ Bác chỉ còn lại chòm mây cô đơn. Dường như cánh chim cũng mỏi mệt sau một ngày bay đi kiếm ăn về rừng tìm nơi ngủ cũng như người tù mỏi mệt sau một ngày lê bước trên đường xa cần chỗ nghỉ chân. Chòm mây cô đơn như tâm trạng của con người nơi đất khách đang nhớ về quê hương. Vẻ đẹp tâm hồn Bác ở hai câu thơ đầu trước hết là lòng yêu thiên nhiên. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người cũng tìm đến thiên nhiên trong sự hòa hợp. Giữa cảnh và người có sự cảm thông hòa hợp.

Vẻ đẹp tâm hồn Bác còn là tấm lòng nhớ nước thương dân. Trong hai câu thơ đầu cảnh và tâm trạng đều phảng phất buồn. Buồn vì Người đang xa Tổ quốc, nhớ tới đồng chí đồng bào, bao công việc cách mạng đang chờ có Bác vậy mà Người cứ bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Tâm trạng ấy lại gặp cảnh núi rừng khi chiều tối không buồn sao được. Tâm hồn Bác mang vẻ đẹp của một tấm lòng luôn gắn bó với cuộc đời. Hình ảnh cánh chim, chòm mây trong thơ Bác gợi ta nhớ đến thơ Lí Bạch đời Đường:

"Chim bầy vút bay hết
Mây lẻ đi một mình"

(Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn)

Cánh chim trong thơ Đường của Lí Bạch bay vút vào không gian, như tan biến vào cõi vĩnh hằng. Cánh chim trong thơ Bác không bay đi hết, nó chỉ chuyển trạng thái từ bay sang nghỉ để rồi lại tiếp tục cái vòng tuần hoàn của sự sống. Một con người luôn hướng tới cuộc sống thì không chỉ cảm nhận cảnh núi rừng hiu quạnh mà còn nhận ra nơi xóm núi vẻ đẹp của cuộc sống con người. Chính vì vậy, hai câu thơ sau có sự chuyển hướng bất ngờ mà vẫn tự nhiên:

"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng"

(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)

Cảnh trong thơ Bác vừa mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong những nét vẽ cảnh vật. Trong thơ xưa, dưới cánh chim ngàn mây nổi thường xuất hiện hình ảnh những ẩn sĩ, những đạo sĩ. Trong thơ xưa, cảnh chiều tối vẫn thấp thoáng bóng người:

"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

(Qua đèo ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Hay trong thơ của Liễu Tông Nguyên vẫn có một ông lão ngồi một mình câu cá: "Độc điếu Hàn Giang tuyết". Trong thơ Bác tuy cũng xuất hiện những cô sơn nữ nhưng là người lao động với công việc hàng ngày tuy vất vả mà vẫn ấm cúng. Hình ảnh ấy đã mang đến cho bức tranh cuộc sống nơi xóm núi một nét vẽ hiện đại. Hình ảnh cô em xóm núi xay ngô tối đã đem đến cho bức tranh buổi chiều tối một vẻ đẹp khỏe khoắn lạc quan. Đặc biệt là hình ảnh "lò than rực hồng" đã trở thành trung tâm, tâm điểm của bức tranh. Chính hình ảnh này đã làm cho bức tranh cuộc sống không còn u tịch, tĩnh lặng như những bức họa về cuộc sống trong thơ cổ. Chữ "hồng" đã trở thành nhãn tự của bài thơ. Một chữ "hồng" mà đem đến ánh sáng, hơi ấm, niềm vui để xua tan bóng đêm, không khí lạnh và nỗi buồn hiu quạnh. Bút pháp nghệ thuật của Bác ở hai câu cuối có một nét đặc sắc rất đáng lưu ý. Trong nguyên văn chữ Hán Bác không dùng từ nào nói về tối nhưng vẫn gợi lên được thời gian chuyển từ chiều đến tối một cách tự nhiên. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối. Lò than rực hồng từ trước nhưng khi trời còn sáng nhìn chưa rõ, khi bóng đêm buông xuống thì ánh lửa lò than bỗng rực rỡ hẳn lên. Bản dịch đã đưa thêm vào một chữ tối làm mất đi khá nhiều vẻ đẹp của thơ Bác. Giữa câu 3 và câu 4 có những cụm từ lặp lại theo hình thức đảo: "ma bao túc" và "bao túc ma hoàn". Hình thức này đã tạo nên kết cấu vòng tròn giữa hai câu thơ, gợi lên sự cảm nhận về vòng quay đều đều của chiếc cối xay ngô và từ vòng quay ấy gợi lên sự luôn chuyển của thời gian.

Trước cảnh cuộc sống con người nơi xóm núi, nhà thơ dạt dào cảm xúc. Qua cảm xúc của Bác người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Vẫn là vẻ đẹp của tấm lòng yêu đời nhưng ở hai câu thơ sau có điều thật cảm động. Hai câu thơ ghi lại cảnh cuộc sống gia đình nơi xóm núi điều đó chứng tỏ trên bước đường hoạt động cách mạng, một con người hi sinh tất cả vì dân vì nước thì trong trái tim vẫn có một khoảng tâm trạng dành cho tình cảm gia đình. Về tấm lòng yêu đời của Bác ở hai câu thơ cuối, Hoài Thanh đã nhận xét: "Một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời thiếu thốn, vất vả mà vẫn ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Những hình ảnh như thế không thiếu gì chung quanh ta nhưng thường nó vẫn trôi qua đi. Không có một tấm lòng yêu đời sâu sắc không thể nào ghi lại được". Tâm hồn Bác còn là tâm hồn lạc quan nhân hậu. Hình ảnh lò than rực hồng là cảnh thực nhưng thể hiện tấm lòng lạc quan của Bác. Nếu một tâm hồn không hướng về ánh sáng thì không thể nào ghi lại được hình ảnh ngọn lửa lò than rực hồng đẹp đến thế, sáng đến thế đưa vào thơ.

Bài thơ viết ở thời điểm khi chiều tối mà như ta đã nói đằng sau lưng là một ngày đi đường vất vả có khi tới 53 cây số một ngày, trước mặt lại là những gian lao nguy hiểm mới đang chờ, lại đói rét, lại muỗi rệp. Thơ viết trong hoàn cảnh ấy nếu xuất phát từ cảnh ngộ cá nhân thì chỉ có thể là buồn. Nhưng ở bài thơ Chiều tối, thơ Bác lại chuyển từ buồn sang vui. Điều này chỉ có thể giải thích những vui buồn sướng khổ của Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ cảnh ngộ cá nhân mà còn xuất phát từ cuộc sống của người khác. Bác đã quên cảnh ngộ của người tù để vui với niềm vui cuộc sống nơi xóm núi. Vì vậy, có thể nói bài thơ Chiều tối đã thể hiện một tấm lòng nhân đạo tới mức quên mình.

Như vậy, bài thơ chỉ có bốn câu song đã thể hiện rõ nét chất thép trong vẻ đẹp tâm hồn Bác. Đồng thời, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, thơ Bác không xa vào sự cũ kĩ về bút pháp, sự đơn điệu về hình ảnh, sự chuyển tải hiệu quả những biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn Bác tuy ở hoàn cảnh gian khổ tù đày nhưng Người luôn hướng về thiên nhiên và cuộc sống con người với sự đồng cảm, đồng điệu và quên đi hoàn cảnh riêng của mình. Đó chính là tinh thần thép vượt lên trên hoàn cảnh tù đày của bậc "Đại nhân - Đại trí - Đại dũng" Hồ Chí Minh.

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ML
Xem chi tiết
ND
15 tháng 8 2023 lúc 13:18

Tham khảo
loading...

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
9 tháng 12 2019 lúc 4:06

Đáp án B

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
ND
11 tháng 8 2023 lúc 22:40

Tham khảo
Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có thể định hướng nghề nghiệp và phát huy những thế mạnh của mình.

Bình luận (0)