Những câu hỏi liên quan
LG
Xem chi tiết
NV
21 tháng 2 2022 lúc 21:11

khao thảm:

          1. Mở bài

- Giới thiệu về cô lao công mình định tả.

2. Thân bài

a) Ngoại hình
- Dáng người cô cân đối.
- Làn da ngăm đen.
- Khuôn mặt trái xoan.
- Mái tóc màu đen, dài đến ngang lưng.

b) Trang phục
- Cô mặc bộ quần áo màu xanh của công nhân vệ sinh môi trường, đội nón, đi giày.
- Cô đeo khẩu trang tránh bụi bẩn, đeo găng tay để bàn tay không bị xước xát.

c) Hoạt động
- Cô nhanh nhẹn đưa từng đường chổi và hót rác vào xe đẩy để mang chúng đến nơi xử lí.
- Cô làm việc rất cần mẫn, không quản ngại trời nắng hay mưa.

3. Kết bài
- Bày tỏ tình cảm của bản thân với cô lao công ấy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PT
21 tháng 2 2022 lúc 21:14

Whát?What tờ heo.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
US
Xem chi tiết
NY
2 tháng 12 2018 lúc 15:42
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi. “Những đêm hè Khi ve ve Đã nghỉ Tôi lắng nge Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác hàng me…” Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn. Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên. Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn. Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát. VĂN ĐC KO BẠN
Bình luận (0)
H24
2 tháng 12 2018 lúc 20:00

Nguyễn Phan Hải Yến

chép mạng nên đòi viết văn là phải rùi! Nếu ko lập giàn ý còn nhanh hơn

Bình luận (0)
NY
13 tháng 12 2018 lúc 22:03

Chân thành gửi câu trả lời đến Tsukinousagi : "Tao không có thời gian ,bài này tao đã từng lập dàn ý và viết văn rồi ,còn trong vở văn của tao .oke"

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
LP
20 tháng 11 2016 lúc 12:30

MB: Giới thiệu bác lao công.

TB: Tả ngoại hình:

Dáng người: nhỏ nhắn, dong dỏng cao.

Quần áo: mào xanh lá cây (trang phục của công ty VSMT)

Khuôn mặt: Không nhìn rõ vì……, chỉ lộ đôi mắt sáng, hiền hậu.

Chân: đi ủng cao su, tay đeo găng.

Trông bác gọn gàng trong bộ quần áo bảo hộ lao động.

Tả hoạt động: Đẩy xe rác đi dọc phố, lắc chuông leng keng….

Con phố qua một ngày hối hả người qua kẻ lại trông…….

Bác dùng cây chổi tre quét dọn từng ngóc ngách, trên hè, dưới lòng đường, không còn sót một chiếc lá. Tiếng chổi xoèn xoẹt theo nhịp tay nhanh nhẹn của bác. Quét xong: Vun gọn, dùng đôi kẹp sắt, hót gọn ghẽ đổ vào xe rác. Đến cuối phố: xe đấy ắp, bác đẩy vất vả hơn. Lon bia, vỏ hộp, giấy vụn bác nhặt vào túi riêng, treo lủng lẳng quanh xe. Thỉnh thoảng, bác lấy ống tay quệt mồ hôi lăn trên trán. Bác đi tới đâu , đường phố sạch sẽ sáng sủa tới đó, giống như…..

KB: - Nhận xét về công việc của bác.

- Nêu suy nghĩ và hành động của mình và mọi người.

Bình luận (0)
DB
2 tháng 4 2018 lúc 19:38

ppap i have a cay lao. i have a con cong ahhhhhhh! lao cong hihihiha

Bình luận (0)
AH
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
HM
3 tháng 12 2016 lúc 21:34

Một buổi sáng hơn một năm về trước, tôi đến trường sớm hơn mọi hôm, chắc không có gì đặc biệt nếu tôi không bắt gặp cảnh tượng ấy. Một cảnh tượng có thể đối với mọi người rất quen nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp. Một người đàn ông chắc đã gần 60 tuổi, mái tóc điểm bạc gần hết với khuôn mặt khắc khổ đượm màu thời gian đang gánh hai thùng nước đã đun sôi để nguội lên tầng hai để đổ vào những chiếc bình ở hành lang của mỗi tầng. Đây sẽ là nguồn nước uống cho những học sinh như chúng tôi thoả cơn khát sau những giờ học căng thẳng. Không biết tôi có phải là người nhạy cảm hay không mà cảnh tượng đó cứ in hằn trong tâm trí của một cô gái mới lớn cho đến tận bây giờ. Bác gánh hai thùng nước từng bước, từng bước lên cầu thang rồi từ từ đổ nước vào bình. Rồi từ hôm đó tôi đi học sớm hơn và quan sát các công việc bác làm rất tỉ mỉ, cẩn thận. Có lẽ mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên được điều đó! Thời gian trôi qua, giờ đây tôi đã là một học sinh sắp phải rời xa mái trường THPT Bình Gia thân yêu để tiếp tục bước đi trên con đường tương lai của mình ở những giảng đường đại học. Vì vị trí lớp học của tôi ở chỗ khuất nên ít khi tôi thấy bác, đó có lẽ là thiệt thòi đối với tôi chăng? Thi thoảng tôi mới thấy bác khi tôi học môn thể dục hoặc có việc của lớp phải vào phòng hành chính. Vẫn đôi bàn tay ấy với những công việc quen thuộc, rất cần mẫn, cẩn thận từng chút một. Nếu tôi chỉ bắt gặp hình ảnh đó một lần thì có lẽ tôi đã không nghĩ về bác nhiều đến thế. Trong suốt thời gian tôi học ở trường đến bây giờ, ngày nào cũng vậy bác cứ đi, từng bước một trên con đường riêng của mình và làm những công việc có ích cho tất cả mọi người mà ít ai biết đến. Bác với chiếc xe đạp cũ kĩ, thô sơ của mình ngày ngày vẫn đến trường chăm sóc khuôn viên nhà trường. Dù tiết trời có chuyển từ nắng nóng sang mưa rào thì bác vẫn luôn có mặt để làm đẹp cho trường. Khi trời nắng rát bỏng người, vẫn dáng người ấy cùng với chiếc xe đạp ấy, bác vẫn đi. Rồi những khi mưa phùn gió bấc, vẫn dáng người ấy, chiếc xe đạp ấy, bác vẫn đi. Hình ảnh bác lặng lẽ lau chùi từng căn phòng, từ phòng hành chính, phòng chờ của thầy cô, rồi đến phòng hội đồng và các lớp học. Có lẽ những kẻ căm ghét bác duy nhất là lũ vi khuẩn và bụi bẩn, có bàn tay của bác là chúng không có chốn dung thân. Hôm nào cũng vậy, bác đến sớm hơn mọi người, lặng lẽ lau chùi ở các căn phòng, đun nước pha trà sẵn... Bác đi qua khu nhà vệ sinh của học sinh phía đằng sau dãy nhà ba tầng, nếu còn thấy bẩn, bác dọn dẹp vệ sinh lại cho sạch sẽ. Có lẽ bác là người ra về muộn nhất, khi đã hoàn tất các công việc ở trường, với chiếc xe đạp cũ - người bạn đường của bác, bác lại lặng lẽ ra về. Phải chăng người hiểu và biết rõ ngôi trường này chính là bác. Bác nhớ từng gốc cây, hòn sỏi và lối mòn, bác nhớ từng ô cửa, viên gạch. Viên nào vỡ, ô cửa nào nứt là bác lại kịp thời báo cáo với nhà trường để sửa chữa ngay. Có lần lớp tôi học lâm sinh, giờ thực hành cả lớp phải ra vườn cuốc đất để gieo mầm sự sống, bác là người đã ra tận vườn chỉ bảo chúng tôi cách cuốc, tránh cuốc vào ống dẫn nước ngầm ở dưới lòng đất.

Công việc của bác lao công làm đã giúp ích cho nhà trường rất nhiều, vậy mà hình như rất ít người biết đến bác. Ban đầu tôi cũng chưa biết bác tên là gì, tôi đã hỏi bạn bè trong trường nhưng cảm tưởng như chẳng ai quan tâm đến vấn đề tôi đang hỏi. Một người hết lòng chăm lo cho ngôi trường, lặng lẽ đi trên con đường với biết bao mong ước về một ngôi trường xanh - sạch - đẹp. Nhiều lúc tôi bắt gặp những bạn học sinh không biết vô tình hay cố ý vặn vòi lấy nước trong bình để rửa tay, họ không biết hay cố tình không biết rằng mỗi sáng có một người đến trường sớm hơn họ gánh những thùng nước vượt qua từng bậc thang, mồ hôi lã chã rơi, để họ có thể uống sau những giờ học mệt mỏi. Vậy mà...

Trước hành động đó tôi cảm thấy rất bức xúc nhưng giờ đây tôi tự trách mình khi chỉ biết đứng nhìn và lắc đầu, tôi đã không ngăn lại hành động vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức đó chỉ vì tính cách nhút nhát của mình. Nếu như mọi người bảo rằng bác làm những công việc nặng nhọc đó chỉ vì tiền thì có lẽ đó là một lời nhận định ngớ ngẩn. Bác làm những công việc đó không đơn giản đó là một việc để làm mà nó xuất phát từ trái tim, tình yêu thương với mái trường và những mầm non của đất nước.

Xin phải nói thêm ra ở đây rằng, bác là người đã từng xung phong ra mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Khi nghỉ chế độ , trở về với cuộc sống đời thường, trên ngực áo của bác rất nhiều huân huy chương. Nhưng cuộc sống xô bồ thời mở cửa mấy ai còn nghĩ đến những điều trong quá khứ máu lửa ấy nữa. Tôi đã từng đố vui bạn bè: Có một con người “ Thuở trẻ trai đem thân đi cứu nước, lúc về già gánh nước vượt cầu thang”. Bạn bè tôi cũng hiểu ra ngay rằng tôi đang muốn nói tới ai, nhưng họ vẫn vô tâm để những lời nhắc nhở khéo ấy vào trong quên lãng.

Nếu bạn sống vội vã, không cảm nhận những gì đang diễn ra xung quanh thì bạn sẽ chẳng bao giờ phát hiện, khám phá và nhận ra những gì mà mình cần phải quý trọng và trân trọng những gì đang có. Tôi gọi bác là bác lao công bởi lẽ những công việc bác làm đích thực là việc của người lao công thực thụ nhưng không vì lẽ đó mà tôi khinh thường bác, ngược lại tôi càng kính trọng khâm phục bác nhiều hơn. Nhớ lại bài học về hình ảnh “ Chị lao công đêm đông quét rác” giờ đây tôi càng thấm thía bài học làm người. Có những con người hi sinh thầm lặng không đòi hỏi gì hơn nhưng thế giới xung quanh thì lại quá thờ ơ, vô tâm. Quả thực đó mới là “ Sống trong cát chết vùi trong cát, những trái tim như ngọc sáng ngời” và những con người đó “đã làm nên đất nước” ngày hôm nay. Có nhiều người coi thường công việc mà bác làm, cho rằng đó là một công việc hạ đẳng nhất trong xã hội nhưng với tôi thì khác. Công việc mà bác đang làm là một trong những công việc cao quý, bởi lẽ bác đã lặng thầm góp phần vào việc giữ gìn khuôn viên sạch đẹp của trường. Thành công của ngôi trường ngày hôm nay không chỉ có công của các thầy cô mà một phần nào đó có sự âm thầm góp công của những người như bác. Qua nhiều lần hỏi mọi người mà không ai biết, tôi mạnh dạn trực tiếp hỏi bác. Bác chỉ mỉm cười, một nụ cười thân thiện rồi nhẹ nhàng trả lời:

- “ Cháu cứ gọi bác là bác lao công được rồi”.

Tôi thưa rằng:

- “ Nhưng cháu muốn biết tên bác để sau này còn kể cho mọi người nghe câu chuyện về một con người đáng kính”.

- “ Có gì đâu hở cháu! Nhà sạch thì mát, trường sạch thì bác mới yên tâm”.

Bác lao công từng ngày, từng ngày vẫn lặng lẽ chăm sóc khuôn viên trường. Có lần trong khi dọn vệ sinh, bác đã nhặt được một chiếc ví trong đó có hơn ba trăm nghìn. Bác vội vã đem chiếc ví nộp cho văn phòng Đoàn trường để trả lại cho người đánh mất. Thì ra chiếc ví đó là của một bạn học sinh mang tiền đi nộp học.

Tôi băn khoăn mãi về tên của bác rồi đem chuyện này nói với cô giáo chủ nhiệm, cô cười thật tươi trả lời tôi rằng:

- “ Em là một học sinh ngoan, biết trân trọng những gì nhỏ bé nhất. cô rất vui vì có một người học trò như em. Hi vọng rằng tình cảm của em sẽ có sức lan toả trong cộng đồng trường học của chúng ta. Đó thực sự là một tấm gương người tốt việc tốt đáng để chúng ta noi theo em ạ! Bác ấy là bác Thành.”

Sáng nay tôi đi học sớm hơn chỉ để bắt gặp cảnh tượng như ngày nào. Vẫn bóng dáng ấy, vẫn mái đầu đã quá nửa bạc trắng với những công việc quen thuộc, bác đến trường và làm, lặng lẽ và âm thầm... Tôi cảm thấy tự hào về bác lao công trường tôi, bác Thành! Và giờ đây tôi có thể nói với mọi người rằng có một câu chuyện sẽ trở thành bài học làm người song hành cùng “ Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, đó là “ Lặng lẽ bác lao công”.

Bình luận (0)
NT
23 tháng 12 2016 lúc 11:26

dan y day ne, tham khao nha!

MB: Giới thiệu bác lao công.

TB: Tả ngoại hình: Dáng người: nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Quần áo: mào xanh lá cây (trang phục của công ty VSMT)

Khuôn mặt: Không nhìn rõ vì……, chỉ lộ đôi mắt sáng, hiền hậu.Chân: đi ủng cao su, tay đeo găng. Trông bác gọn gàng trong bộ quần áo bảo hộ lao động. Tả hoạt động: Đẩy xe rác đi dọc phố, lắc chuông leng keng…. Con phố qua một ngày hối hả người qua kẻ lại trông……. Bác dùng cây chổi tre quét dọn từng ngóc ngách, trên hè, dưới lòng đường, không còn sót một chiếc lá. Tiếng chổi xoèn xoẹt theo nhịp tay nhanh nhẹn của bác.Quét xong: Vun gọn, dùng đôi kẹp sắt, hót gọn ghẽ đổ vào xe rác. Đến cuối phố: xe đấy ắp, bác đẩy vất vả hơn. Lon bia, vỏ hộp, giấy vụn bác nhặt vào túi riêng, treo lủng lẳng quanh xe.Thỉnh thoảng, bác lấy ống tay quệt mồ hôi lăn trên trán. Bác đi tới đâu , đường phố sạch sẽ sáng sủa tới đó, giống như….. KB: - Nhận xét về công việc của bác. - Nêu suy nghĩ và hành động của mình và mọi người. Dựa vào dàn ý sau, viết bài văn tả bác lao công.
Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
MG
8 tháng 5 2018 lúc 9:18

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây… nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác… Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen…cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn… Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút… Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

Bình luận (0)
NA
8 tháng 5 2018 lúc 9:22

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

Bình luận (0)
YT
8 tháng 5 2018 lúc 9:23

tra google ấy bn

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
QC
17 tháng 3 2020 lúc 8:38

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

– Thời gian lao động…

– Thành phần tham gia…

2.  Thân bài:

* Tả buổi lao động:

(Ví dụ: buổi lao động trồng cây của toàn trường).

– Chuẩn bị chu đáo từ hôm trước.

– Trên đường đi, ai cũng hào hứng.

– Đến nơi là bắt tay vào việc ngay.

– Cả ngọn đồi náo động bởi tiếng cuốc, tiếng xẻng đào hố trồng cây.

– Giờ giải lao vui vẻ…

– Ngọn đồi đã được phủ kín cây non.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Hi vọng rằng cây sẽ lớn nhanh, làm đẹp cho quê hương.

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
17 tháng 3 2020 lúc 8:41

1.  Mở bài:

*Giớithiệuchung:

- Thời gian diễn ra hoạt động: chiều thứ bảy.

- Công việc: tổng vệ sinh đường phố.

2.  Thân bài:

* Tả cảnh:

- Thành phần tham gia: mỗi nhà cử một người.

- Công việc: quét đường, khơi cống rãnh, hót rác...

- Ý thức làm việc: nhiệt tình, sôi nổi.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Đường phố trở nên sạch sẽ.

- Tinh thần đoàn kết được nâng cao.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
QT
18 tháng 3 2018 lúc 19:21

Mở bài: -Nói một chút về Bác: Lúc sinh thời Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến thiếu niên nhi đồng,....trong đó có 5 điều Bác Hồ dạy học sinh chúng ta_tương lai của đất nước. và có câu:"Học tập tốt, lao động tôt" để đạt được thành công chúng ta sẽ luôn làm theo lời nói đó.
Thân bài: Học tập tốt là gì (phần này tự tìm hiểu nhé).
Lao động tôt là gì?
Sự gắn kết giữa học tập tôt và lao động tốt (tức là học đi đôi với hành nữa đấy)
Ngày xưa và bây giờ người ta vận dụng hai thứ đó như thế nào?
Tầm quan trọng của nó.....
Cảm nghĩ nữa nha: Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đan tộc, Người đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Người cũng đã từng nói :Người có đức mà không có tài cũng bỏ, có tài mà không có đức cũng bằng thừa........
Kết bài: Nhấn mạnh lại lời Bác dạy co tầm quan trọng tô lớn và lời hứa của môin học sinh chúng ta.

k mk nha mn 

Bình luận (0)
KT
Xem chi tiết
H24
19 tháng 12 2017 lúc 19:31

đề 1

Dàn ý (gợi ý)

   + Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)

   Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.

   + Thân bài:

   + Tả hình dáng của em bé:

   Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...

   + Tả hoạt động, sở thích của em bé:

    - Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.

    - Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...

    - Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.

    - Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.

    - Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.

   + Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.



đề 2:

A. mở bài: 

-giới thiệu về mẹ 

-tình cảm chung về mẹ

B. thân bài:

-giới thiệu bao quát

a) biểu cảm về ngoại hình

-mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt

-nước da mẹ ko trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình

b) biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc

- mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người

-khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở

-c)kỉ niệm giữa minh và mẹ

d)biểu cảm trực tiếp

C. kết bài:

-cảm nghĩ, tình cảm về mẹ

-lời hứa hẹn

đề 3:I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực

4: bn tự làm nhé ^_^

Bình luận (0)
KT
20 tháng 12 2017 lúc 15:39

Khởi à, mình đã ghi trên đó là " KHÔNG COPPY TRÊN MẠNG HAY NHÌN SÁCH GIẢI" mà sao bạn vẫn " cooy"

Bình luận (0)
HM
25 tháng 5 2018 lúc 15:18

Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

   Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bang chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

   Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.

Bình luận (0)