ở địa phương em đã sử dụng mô hình RVAC trong chăn nuôi và rất có hiệu quả.
chúc bn học tốt !!!
Có nhiều hình thức lắm em, em thấy hình thức nào phù hợp và rộng rãi nhất địa phương em thì em chọn thôi!
ở địa phương em thực hiện chăn nuôi theo mô hình RVAC , VAC như thế nào? Hiệu quả của việc thực hiện này so với mô hình chăn nuôi thủ công như thế nào? nếu được thực hiên mô hình này, em sẽ làm như thế nào?
Công nghệ 7
giúp tui với!
mai thi rồi ToT
tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân.
Hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1. Viết một báo cáo ngắn để mô tả những đặc điểm chủ yếu của địa hình nơi em sinh sống.
Nhiệm vụ 2. Thu thập thông tin và hình ảnh về tác động của con người đã làm thay đổi địa hình ở địa phương em.
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Trình bày: Mô tả đặc điểm chủ yếu của địa hình thành phố Hà Nội
- Vị trí địa lí:
+ Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.
+ Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
- Diện tích: Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
- Địa hình Hà Nội:
+ Thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.
+ Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.
+ Phần diện tích đồi núi chiếm 1/4 diện tích thành phố,phần lớn thuộc các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,… với các đỉnh như: Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m...
+ Khu vực nội thành Hà Nội có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng,…
Chia sẻ cách tìm hiểu các thông tin về nghề/nhóm nghề em quan tâm ở địa phương.
- Nêu những cách em đã thực hiện khi tìm hiểu các thông tin về nghề.
- Cách nào giúp em thu thập thông tin chính xác, hiệu quả?
- Cách tìm hiểu các thông tin về nghề/nhóm nghề em quan tâm ở địa phương.
+ Tìm kiếm thông tin trên Internet.
+ Đọc các tài liệu tham khảo về nghề.
+ Quan sát thực tế thông qua tham quan.
+ Làm một số công việc của nghề.
+ Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi.
+ Quay phim, chụp ảnh.
+ Hỏi người thân bạn bè
+ ….
- Cách giúp em thu nhập thông tin chính xác, hiệu quả: quan sát thực tế thông qua tham quan; phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi
Tìm hiểu quy trình chăn nuôi ở địa phương, em hãy cho biết, nội dung nào đã thực hiện đúng quy trình VietGAP, nội dung nào chưa đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó đề xuất một số biện pháp để xây dựng mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP cho một loại vật nuôi phổ biến ở địa phương em.
Nội dung đã thực hiện đúng quy trình VietGAP:
- Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.
- Chuẩn bị con giống.Nuôi dưỡng và chăm sóc.
Nội dung chưa đạt theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Quản lí dịch bệnh.
- Quản lí chất thải và môi trường.
- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc.
- Kiểm tra nội bộ.
Đề xuất một số biện pháp để xây dựng mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Xây dựng hầm biogas để xử lí phân chuồng, tạo nguồn chất đốt.
- Di chuyển chuồng nuôi ra xa khu vực nhà ở.
- Di chuyển khu chăn nuôi xa chợ, tránh ô nhiễm và ảnh hưởng tới người dân.
- Quán triệt, nhắc nhở về ý thức và việc tuân thủ quy định của chính quyền địa phương.
Hãy nêu các yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng, chăm sóc cây, thu hoạch quả chôm chôm. Ở địa phương em đã thực hiện các biện pháp kĩ thuật đó như thế nào?
Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:
- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.
- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.
- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.
Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:
- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.
- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.
+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.
+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.
+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.
- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.
- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…
Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.
Mô tả một mô hình chăn nuôi có áp dụng công nghệ cao ở địa phương em hoặc em biết.
Mô tả một mô hình chăn nuôi có áp dụng công nghệ cao mà em biết là:
Mô hình gắn chip điện tử trong chăn nuôi bò sữa:
Mỗi con bò được gắn chíp điện tử (có nguồn gốc xuất xứ từ Hà Lan) gắn với máy tính và điện thoại. Qua đó, có thể theo dõi tình trạng ăn uống, nghỉ ngơi của con vật; theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh tật; theo dõi phát hiện động dục và sản lượng sữa để kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý phù hợp; hệ thống massage tự động, nghe nhạc để kích thích tăng năng suất sữa.
Tìm hiểu và chia sẻ những hiểu biết của em về các vấn đề được mô tả trong từng hình ảnh dưới đây.
Gợi ý:
+ Chỉ ra vấn đề được mô tả trong hình ảnh;
+ Nêu hậu quả của vấn đề;
+ Liên hệ thực tiễn tại địa phương em.
Bức tranh 1: Khói bụi từ phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.
Bức tranh 2: Khói thải từ các nhà máy vào không khí
Bức tranh 3: Xói mòm đất đồi núi làm đất bạc màu
Bức tranh 4: Chặt phá rừng bừa bãi gây hạn hán
Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của mô hình VAC ở một số địa phương mà em biết theo mẫu :
a. VAC là gì ?
b. Mối quan hệ tương hỗ của các thành phần trong mô hình VAC
c. Địa phương thực hiện
d. Hiệu quả kinh tế đạt được