Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6


Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
PT
19 tháng 11 2016 lúc 20:02

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.


 

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
L2

Bạn tham khảo 

I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).


2. Thân bài

- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô

- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới

- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch


3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần


II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:

Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.

Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.

Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HL
31 tháng 8 2021 lúc 20:55

I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học

2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...

II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
22 tháng 12 2024 lúc 16:08

 

 

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
TP
10 tháng 11 2016 lúc 21:39

Gợi ý:

- Cảnh đêm rằm trong bài thơ tuyệt đẹp. Nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái của Bác, giữa sóng to gió lớn của cuộc chiến đấu, vẫn bình tĩnh và bình dị như không.
- Cảnh trăng nước bát ngát mà không hiu quạnh, tràn đầy mà không rợn ngợp. Đúng là hình ảnh một tâm hồn rất giàu, rất khoẻ, tưởng chừng chứa đựng cả sức xuân dạt dào của đất trời, sông núi.
Bài tứ tuyệt được kết thúc bằng động tác lướt đi phơi phới của một con thuyền đầy trăng, trên đó những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai của đất nước.
CẢNH KHUYA
Ban ngày vì lẫn trong muôn nghìn tạp âm khác, ta rất khó nghe tiếng suối chảy, nhưng ban đêm, nhất là càng về khuya, tiếng suối mới hiện ra rõ rì rầm như cơn mưa từ xa đang đến.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Với Bác, tiếng suối như tiếng hát. Cách ví ấy vừa mới mẻ, vừa gợi lên những tình cảm bạn bè thân thiết giữa con người với thiên nhiên.
Trong không khí thanh vắng, trên cái nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo, hiện lên trước mắt một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ :
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao; ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự bền vững từng trải.
Bức tranh có cái đẹp kì vĩ, lẫn cái đẹp tinh tế. Hai câu mà có đủ : nào rừng, nào suối; nào cổ thụ, nào hoa. Và trên hết lá một ánh trăng rất sáng, sáng lắm mới chiếu rõ được hoa rừng : trăng về khuya.
Tiếp đến câu thứ ba tổng kết hai câu trên và chỉ ra một hệ quả :
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ.
Vâng, ai có thể nỡ ngủ cho đành trong cảnh rừng trăng rất đẹp. Nhưng không, với Bác chỉ đơn giản là do :
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Với câu kết này tinh thần bài thơ đã hoàn toàn đổi mới . Nhà nghệ sĩ cốt cách phương Đông đã hiển nhiên thành nhà cách mạng hiện dai

Bình luận (0)
NG
Xem chi tiết
S2

1- Mở bài:

– Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.

– Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc

– Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.

2- Thân bài:

– Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):

+ Câu 1 và 2:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

– Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.

– Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

– Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…

– Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

– Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:

+ Câu 3 và câu 4:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

– Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.

– Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.

– Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.

3- Kết bài:

– Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).

– Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
25 tháng 12 2019 lúc 19:33

chịu ?_?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PL
25 tháng 12 2019 lúc 19:34

Dàn ý phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh mẫu 2

Mở bài:

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.

Thân bài:

_ Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;

+ Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Bác đã có sự so sánh đầy độc đáo, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người, cũng có sức sống trẻ trung như con người.

+ Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Bác đá điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối

Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng song vẫn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng

_ Tâm trạng của nhà thơ

+ Điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng; đồng thời mở ta hai nét tâm trạng của tác giả

+ Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

Kết bài:

Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

nguồn: https://vndoc.com/

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LK
Xem chi tiết
H24
10 tháng 12 2021 lúc 23:10

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
YT
Xem chi tiết
TT
8 tháng 12 2016 lúc 20:43

Mình có bài này, bạn tham khảo nhé, chúc bạn học tốt!!!

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một "người Cha" vĩ đại của dân tộc, đồng thời Người cũng là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ hay, đẹp và giản dị như con người của Bác vậy. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, vào một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ "Cảnh khuya" để lại trong em nhiều cảm xúc:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. " Như một người họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp kì ảo của một đêm trăng rừng:  "Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.” Nổi bật lên giữa không gian đêm khuya thanh vắng tĩnh mịch là tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng soi rọi vào cành lá, tạo nên thứ áng sáng lung linh huyền ảo. Bóng trăng quấn quýt bóng cây, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm hơi sương: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hoà quyện, lung linh kì ảo. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng vằng vặc, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên giai điệu êm đềm, trong đó ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về cảnh đẹp thiên nhiên thì đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà." Đây là hai câu thơ giúp ta thấy rõ hơn con người cũng như nỗi lòng, tâm tình của một thi nhân, một vị lãnh tụ, một con người yêu thiên nhiên tha thiết và vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh Người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn về Bác, đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì dân tộc Việt Nam Bác có thể hi sinh tất cả. Trong cuộc đời 79 năm, Bác có biết bao nhiêu đêm không ngủ như vậy? " Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành" vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy Bác không chút nào xao lãng. Vì dân, chưa lần nào Bác nghĩ đến mình.
Bình luận (1)
NA
8 tháng 12 2016 lúc 20:49
Mở bài:- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc - Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. Thân bài:- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này): + Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: +Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Kết bài:- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. 
Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NV
30 tháng 11 2016 lúc 20:54

*Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chis Minh

Viết năm 1957 tại chiến khu Việt Bắc

- Trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, Bác Hồ vẫn tràn đầy cảm hứng trước đêm trăng huyền ảo

*Thân bài:

-Cảm nhận về cảnh đêm trăng rừng thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc

+Hình ảnh tiếng suối chảy văng vẳng khi gần, khi xa ... trong đêm thanh tĩnh

+Ánh sáng lọt qua kẽ lá tạo nên một khung cảnh huyền ảo

+Nghệ thuật so sánh, điệp từ, lấy động để tả tĩnh , bức tranh có cả chiều rộng, chiều dài, chiều xa

-Tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng đệp đó

+Say sưa với cảnh thiên nhiên trong trẻo, kì diệu

+Ý thức trách nhiệm cao với đất nước, với cuộc kháng chiến

-Cảm xúc của em về cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tâm tình của nhà thơ trong tác phẩm

*Kết bài:

-Khẳng định " Cảnh khuya" là một bài thơ đặc sắc, ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh và tình, kết hợp giữa màu sắc cổ điển và màu sắc trung đại

-Bài thơ bộc lộ tâm hồn tinh tế nhạy cảm, ý thức trách nhiêm của vị lãnh tụ đối với đất nước trong hoàn cảnh gian nan

Bình luận (0)
PT
30 tháng 11 2016 lúc 20:54

I. Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya

– Dẫn dắt:
+ Bác Hồ là nhà thơ lớn của dân tộc. Bác vừa đánh giặc vừa làm thơ.
+ Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) Hồ Chủ tịch sống và hoạt động tại chiến khu Việt Bắc. Người có viết một số bài thơ chữ Hán (Thu dạ, Nguyên tiêu, Báo tiệp,…) và thơ tiếng Việt (Cảnh rừng Việt Bắc, cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy…).
Thu đông 1947, chiến dịch Việt Bắc diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh lịch sử hào hùng ấy, Bác Hồ đã viết “Cảnh khuya”.
-Trích dẫn:
“cảnh khuya” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Chủ đề:
Bài thơ tả cảnh khuya suối rừng Việt Bắc, thể hiện niềm thao thức “lo nỗi nước nhà” của nhà thơ Hồ Chí Minh.

II. Thân bài phân tích bài thơ Cảnh khuya

Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya suối rừng.
– Câu 1 tả tiếng suối chảy trong đêm khuya, tiếng suối rì rầm nghe rất “trong”, rất êm đềm. So sánh tiếng suối với tiếng hát xa, nhà thơ đã làm cho cảnh khuya không hoang vắng mà mang sức sống ấm áp của con người. Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối chảy để làm nổi bật cảnh khuya thanh vắng. Đó là thủ pháp nghệ thuật của Đường thi: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
Liên tưởng mở rộng:
+ “Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(‘‘Côn Sơn ca” – Nguyễn Trãi)
+ “Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
(“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)
– Câu 2 tả trăng, cổ thụ và hoa. Cảnh khuya núi rừng Việt Bắc đẹp thơ mộng, hữu tình. Chữ “lồng” được điệp lại hai lần gợi lên sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Thiên nhiên tạo vật được nhân hóa mang tình người. Cách tả, cách nhìn của nhà thơ đối với thiên nhiên tạo vật rất ấm áp, âu yếm yêu thương. Câu thơ trăng tràn ngập ánh sáng. Nghệ thuật lấy tối (bóng cổ thụ) để tả sáng (trăng, hoa) cũng là bút pháp Đường thi rất điêu luyện, tinh tế:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Liên tưởng mở rộng:
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng lioa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu !”
(“Chinh phụ ngâm”)
Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước, “cảnh khuya” mang vẻ đẹp cổ điển. Nó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.
Hai câu thơ 3, 4 thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình của thi nhân:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Hai câu cuối bài “cảnh khuya” đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.
– Hai chữ “chưa ngủ” cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4, trong thi pháp cổ gọi là biện pháp liên hoàn, có tác dụng làm cho thơ liền mạch, giàu nhạc điệu, đồng thời diễn tả âm điệu “chưa ngủ” triền miên, nhịp nhàng như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tình giữa cảnh khuya suối rừng.
-Tâm trạng “lo nỗi nước nhà” là tình cảm “ưu ái” của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến:
“Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng”
(“Đi thuyền trên sông Đáy” – 1949)

III. Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya

– “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Vẻ đẹp màu sắc cổ điển kết hợp tài tình với tính thời đại.
– Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước.
– Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh phấn đấu cho độc lập, tự do của đất nước
và hạnh phúc của nhân dân. “Cảnh khuya” là bài tứ tuyệt kiệt tác mênh mông, bái ngát tình.

Bình luận (0)
TD
30 tháng 11 2016 lúc 21:05
Mở bài:- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc - Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. Thân bài:- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này): + Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: +Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Kết bài:- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

Vào mùa hè, em cùng gia đình đi tắm biển ở Vũng Tàu.Bãi biển Vũng Tàu là một thắng cảnh đẹp của đất nước ta.

2. Thân bài: Tả bãi biển:

Bãi biển chạy vòng từ Bãi Trước đến Bãi Sau.Bờ biển cong cong hình lưỡi liềm ôm gọn lấy bãi cát trắng thoai thoải.Các dãy núi lớn nhỏ nhấp nhô ôm lấy biển.Mặt trời nhô lên từ từ, sáng rực và tròn to như cái đĩa khổng lồ.Buổi sáng biển lặng sóng, êm ả như mặt hồ.Gió thổi mát lộng xen lẫn ánh nắng lung linh dập dờn trên những đợt sóng biển nhè nhẹ.Mặt biển mênh mông, không thấy đâu là bến bờ.Nước biển xanh lơ, rồi xanh thẳm, thay đổi theo buổi trong ngày.Sóng biển ì ầm từng đợt cuồn cuộn ào ạt xô vào bờ cát.Cát trắng mịn màng óng ánh dưới ánh nắng chói chang.Hàng dương xanh ngắt hai bên bãi biển vi vu, ngả nghiêng theo gió.Những chiếc dù xanh đỏ xếp liền nhau trên bãi biển.Du khách tấp nập đông đúc trên chiếc ghế dài hướng ra biển hóng mát.Tiếng nói cười xen lẫn tiếng sóng biển ầm ĩ.Trẻ em vui đùa trên bãi cát, hoặc cùng cha mẹ tắm biển gần bờ.Nhiều trò chơi tập thể vui nhộn, sôi nổi, tạo không khí vui vẻ, sảng khoái diễn ra trên biển.Thỉnh thoảng có vài du khách chơi trò cảm giác mạnh trên biển như ca nô lướt sóng, mô tô nước,… Họ điều khiển ca nô, mô tô nước vượt qua những con sóng cao trong tiếng cổ vũ của người xem.Đàn chim biển tung cánh bay rợp trời.Xa xa, đoàn thuyền đánh cá nhấp nhô xuôi ngược.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

Bãi biển Vũng Tàu có những nét riêng hấp dẫn khách du lịch.Em mong hè nào cũng được ba mẹ dẫn đi chơi.Khu du lịch này có tiềm năng cao đem lại nguồn lợi về kinh tế cho nước nhà.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DT
17 tháng 10 2021 lúc 8:41

tham khảo nha

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.Tiếng mái chèo khua nước lao xao.Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
Xem chi tiết
PT
11 tháng 11 2016 lúc 20:32

Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cây rừng ở Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.

Bình luận (1)
HL
20 tháng 11 2016 lúc 20:55

- Tự sự : nói về việc nhà thơ chưa ngủ vì cảnh đẹp , vì lo cho đất nước

=> diễn tả phong thái ung dung , tình yêu thiên nhiên , đất nước hòa quyện thống nhất trong con người Bác

- Miêu tả : âm thanh : tiến suối , tiếng hát và hình ảnh : trăng , cây cổ thụ , hoa , cảnh về khuya

=> + giúp người dọc hình dung 1 cách cụ thể và sinh động về cảnh

+ Gợi lên trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên của Bác

Nhớ LIKE nhé !

Bình luận (0)
ND
3 tháng 11 2016 lúc 21:01

@Mai Phương aNH

Bình luận (0)