Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
PY
Xem chi tiết
BC
18 tháng 12 2016 lúc 12:01

* Châu âu:

- Văn học: + Ph.Ra-bơ-le là nhà văn, nhà y học

+ R. Đề-các-tơ là nhà toán học, triết học

+ Lê-ô-na Đơ Vanh-xi là họa sĩ, kỹ sư nổi tiếng

+ N. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học

+ U. Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại

- Khoa học-Kỹ thuật: bộ tứ đại được phát minh ra: giấy viết, la bàn, thuốc súng, kỹ thuật in.

* Châu Á: + Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am: bộ tiểu thuyết Thủy Hử

 

+ La Quán Trung: Tam quốc diễn nghĩa

+ Ngô Thừa Ân: Tây Du Kí

+ Tào Thuyết Cần: Hồng lâu mộng

+ ...

* Chúng ta cần phải phát huy những di sản đó, trong mỗi người chúng ta phải có ý thức, trách nhiệm và tôn trọng mọi di sản đó, nhờ có vậy ta mới có thể giữ gìn những di sản đó từa đời này sang đời khác và mãi bền vững theo thời gian.

Học tốt!

Bình luận (0)
HP
Xem chi tiết
H24
17 tháng 2 2016 lúc 20:14

1.

a/ Nông nghiệp
_ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
_ khác nhau: 
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế
+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều
b/ Thủ công nghiệp
_ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
c/ Thương nghiệp
_ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp

 

2. Nông nghiệp:

- Được phục hồi và phát triển.

- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất.

- Ruộng đất tư điền trang thái ấp nhiều lên.

Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng, nhiều ngành nghề.

- Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển, lập làng nghề thủ công.

Xã hội:

– Xã hội ngày càng phân hóa giữa các tầng lớp sâu sắc.

+ Tầng lớp thống trị : Vua,vương  hầu,quý tộc.quan lại,địa chủ

+ Tầng lớp bị trị : Thợ thủ công,thương nhân,Nông dân tá điền,Nông nô,Nô tì.

Văn hóa:

- Đạo phật và nho giáo đều phát triển, nho giáo phát triển mạnh.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đa dạng, phong phú: ca hát,  nhảy múa, chèo tuồng,...

- Bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ nôm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Giáo dục:

- Mở rộng quốc tử giám.

- Trường học mở ra nhiều, các kì thi được tổ chức nhiều hơn.

Khoa học kĩ thuật:

- Thành lập quốc sử viện.

- Quân sự, y học đạt được nhiều thành tựu.

Kiến trúc và điêu khắc:

- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: Thành Tây Đô, tháp Phổ Minh,...

- Nghệ thuật chạm, khắc tinh tế.

Bình luận (1)
NH
1 tháng 2 2017 lúc 19:31

Hỏi cô giáo lịch sử nhé:)

Bình luận (1)
PN
17 tháng 2 2017 lúc 21:48
1./ Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần?​

a/ Nông nghiệp
_ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
_ khác nhau:
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế
+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều
b/ Thủ công nghiệp
_ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
c/ Thương nghiệp
_ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KN
3 tháng 5 2017 lúc 20:58
- Kinh tế: + Rất phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa trên việc trồng lúa nước, người Chăm-Pa biết dùng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò để kéo cày. + Ngoài ra còn trồng thêm các loại cây ăn quả và cây công nghiệp. + Khai thác lâm sản, thổ sản, làm đồ gốm, đánh bắt thủy sản. - Văn hóa: + Đã có chữ viết riêng từ thế kỉ IV. + Người dân phần lớn theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. + Có phong tục hỏa táng người chết, ăn trầu, sống ở nhà sàn... + Nghệ thuật phát triển rực rỡ, tiêu biểu là tháp Chăm, các đền, tượng,...
Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
LN
7 tháng 10 2016 lúc 10:14

- Thành tựu về Phật giáo  - Nho giáo
- Vì Phật giáo và Nho giáo ở Trung Quốc rất thịnh hành, kinh phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống vừa mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh ...

Bình luận (0)
TT
6 tháng 10 2016 lúc 20:57

vạn lý trường thành.LÍ DO EM THÍCH NÓ LÀ:VÌ NÓ LÀ MỘT BỨC TƯỜNG THÀNH NỔI TIẾNG Ở TRUNG QUỐC LIÊN TỤC ĐƯỢC XÂY DỰNG BẰNG ĐẤT VÀ ĐÁ ĐỂ BẢO VỆ TRUNG QUỐC KHỎI NHỮNG CUỘC TẤN CÔNG

Bình luận (0)
TV
25 tháng 12 2024 lúc 20:50

THÀNH TỰU VỀ PHẬT GIÁO . VÌ NÓ RẤT PHỔ BIẾN Ở TRUNG QUỐC ,.... BẠN LÊN TRA MẠNG CO NHÉ

 

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
TH
30 tháng 9 2016 lúc 21:00

Một trong những thành tựu văn hóa, khoa học - thuật mà em thích nhất là la bàn. Vì: La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc. Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. (Lúc đó người ta đã biết đồng là kim loại không có ảnh hưởng trên từ trường, và do đó, không làm lệch hướng của kim nam châm). Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh) cáng muỗng chỉ hướng Nam. Trung quốc cũng được coi là nước đầu tiên dùng la bàn trong ngành hàng hải. (CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT) nhớ click đúng cho mình nha

Bình luận (1)
NC
Xem chi tiết
TT
16 tháng 12 2018 lúc 21:32

- Văn hóa:

+ Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến.

+ Văn học, sử học rất phát triển, đặc biệt là thơ Đường.

+ Nghệ thuật có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.

Bình luận (0)
DT
16 tháng 12 2018 lúc 21:36

Về văn hoá :

+ Tư tưởng : Nho giáo
+ Văn học , Sử kí : có nhiều bài thơ , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếng 
+ Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... rất nổi tiếng 

cách khác:

+ Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến.

+ Văn học, sử học rất phát triển, đặc biệt là thơ Đường.

+ Nghệ thuật có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
HT
19 tháng 3 2016 lúc 11:12

Các thành tựu của giao duc thời Lý Trần Lê sơ

+ Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

+Dưới triều Trần, giáo dục ngày càng mở rộng. Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

Thời Lê sơ : phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

+ Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

+ Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

+ Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

+ Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

Mục đích Để khuyến khích việc học tập, Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

Bình luận (0)
KB
Xem chi tiết
DT
26 tháng 5 2016 lúc 21:46

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

Bình luận (0)
KB
26 tháng 5 2016 lúc 21:47

ths bạn

Bình luận (0)
H24
26 tháng 5 2016 lúc 21:50

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ

Bình luận (0)