Kể tên những lễ hội nổi tiếng ở Đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.
Cách đây hàng nghìn năm, con người đã sinh sống ở Đồng bằng Bắc Bộ. Đây là nơi có dân cư rất đông đúc với nhiều lễ hội đặc sắc. Đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng là vùng đất trăm nghề. Hãy kể tên một lễ hội hoặc nghề truyền thống ở Đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.
- Một số lễ hội ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: lễ hội chùa Hương ; lễ hội chùa Thầy; Hội Lim; Hội Gióng; hội Phủ Dầy,...
- Một số nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: nghề làm gốm sứ ở Bát Tràng (Hà Nội); nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (Hà Nội); nghề đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh),…
THAM KHẢO
- Một số lễ hội ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội); lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội); Hội Lim (tỉnh Bắc Ninh); Hội Gióng (huyện Gia Lâm, Hà Nội); hội Phủ Dầy (tỉnh Nam Định),…
Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
+ Một số dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa,…
+ Lễ hội nổi tiếng: Hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, hội xuân núi Bà, lễ tế thấn cá Ông (cá voi) cái làng chài ven biển,…
Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nổi tiếng ở đông bằng Nam Bộ?
- Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là Kinh, Khơ- me, Chăm, Hoa.
- Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng,.. là những lễ hội nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, em hãy:
- Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Giới thiệu một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo!
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: hội Lim (ở Bắc Ninh), hội chùa Hương (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội); hội Gióng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội Phủ Giày (ở Nam Định)...
- Một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....
+ Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người,...
Quan sát các hình từ 7 đến 10 và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số lễ hội và hoạt động trong lễ hội ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo:
- Hội Lim, Hội Chùa Hương, Hội Gióng…là những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu, tạ ơn trời đất,... Trong lễ hội, người dân thường mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Một số lễ hội nổi tiếng ở Đồng bằng Bắc Bộ như: hội Lim, hội chùa Hương, hội Gióng, hội Phủ Dầy,...
Địa Lí 4 Bài 12 trang 101: Dựa vào hình 2, 3, 4 và vốn hiểu biết của mình, em hãy:
+ Mô tả về trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Kể tên một số hoạt động trong lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Trang phục của người dân đồng bằng Bắc Bộ gọn gàng, dễ mặc, phù hợp với văn hóa lúa nước. Trang phục của phụ nữ thướt tha, nhẹ nhàng. Vào các ngày lễ hội người dân ăn mặc các trang phục truyền thống: đàn ông mặc áo the, đội khăn xếp, phụ nữ mặc áo tứ thân,…
+ một số hoạt động trong lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ: hội tổ chức tế lễ, hoạt động vui chơi giả trí như đấu cờ người, thi nấu cơm, giã gạo, hát trao duyên,…
Địa Lí 4 Bài 13-14 trang 106: Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.
Một số làng nghề và sản phẩm thủ công:
+ Làng gốm Bát Tràng nổi tiếng với đồ gốm.
+ Làng tranh Đông Hồ nổi tiếng với tranh dân gian.
+ Làng Vạn Phúc Hà Đông nổi tiếng với sản phẩm lụa.
+ Làng Đồng Kị Bắc Ninh nổi tiếng với nghề đúc đồng.
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
- Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Mô tả một lễ hội mà em ấn tượng nhất.
Tham khảo
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.
+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…
+ Lễ hội Đền Hùng (ở Phú Thọ);
+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang);
- Mô tả Lễ hội Lồng Tồng:
+ Lễ hội Lồng tồng (còn gọi là hội Xuống đồng) là lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng.... được tổ chức trên những cánh đồng hoặc khu đất rộng.
+ Cày ruộng là nghi thức quan trọng trong lễ hội, sau đó có các trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, đẩy gậy....
1. Kể tên các lễ hội ở đồng bằng bắc bộ
2.nêu những ví dụ cho thấy hà nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị.
1,Những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết là:
- Hội Lim
- Hội Chùa Hương
- Hội Gióng
- Hội Gò Đống Đa
- Lễ hội Yên Tử
- Lễ hội đền Trần
- Hội chùa Keo
2,Ví dụ cho thấy Hà Nội là trug tâm văn hóa ,kinh tế ,chính trị là:
1. Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
2. Quốc Tử Giám ờ Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
3. Hà Nội còn có các nhà máy, khu công nghệ cao, làng nghề,.. làm ra nhiều sản phấm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại. giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội, như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,...