Nêu bố cục của văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”.
1.Văn bản "lặng lẽ ở Sa Pa" tác giả là ai và nêu vài nét và sự nghiệp sáng tác về tác giả?
2. hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
1. Tác giả , vài nét và sự nghiệp sáng tác của tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.
- Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ.
+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.
+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” …
- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh”
Qua văn bản ''lặng lẽ Sa Pa '' của Nguyễn Thành Long, hãy viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về ý thức , tránh nhiễm của lớp trẻ hiện nay ?
Tóm tắt văn bản Lặng Lẽ Sa Pa
REFER
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết.
Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứngrefer
Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.
Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên.
Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.
tham khảo
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết.
Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.
" Hoạ sĩ nhấp chén trà...thèm người là gì?" Từ đoạn trích trên nêu cảm nhận của em về anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Không copy trên mạng nha)
Hãy tóm tắt văn bản " Lặng lẽ Sa Pa " .
viết đoạn văn nói lên ý nghĩa của cách đặt tên nhân vật trong văn bản " Lặng lẽ Sa Pa "
tham khao:
Sở dĩ Nguyễn Thành Long lấy nhan đề là Lặng lẽ Sa Pa: Các nhân vật không có tên riêng, gọi tên theo nghề nghiệp, dụng ý tác giả muốn nói đến nhiều người với nhiều ngành nghề khác nhau ở Sapa ra sức lao động cống hiến sức mình xây dựng quê hương đất nước. Tác giả còn muốn nói đến thái độ cống hiến vô tư của con người trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn. Họ không hề đòi hỏi quyền lợi cho bản thân mà tất cả vì ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc.
Chúng ta đều biết, nhan đề tác phẩm thường thể hiện đề tài, nội dung hoặc tư tưởng chủ đề của tác phẩm; với nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Bề ngoài Sa Pa có vẻ lặng lẽ, êm đềm, thơ mộng. Đó là xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ xưa mà người ta đến để nghỉ ngơi. Ở đó có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn; có những con bò đeo chuông ở cổ, có những rừng thông đẹp lung linh kỳ ảo dưới ánh nắng mặt trời. Đằng sau vẻ đẹp lặng lẽ nên thơ của Sa Pa, đã và đang có những con người đang thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Đó là anh cán bộ làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu một mình trên đỉnh Yên Sơn ở độ cao 2600 mét, đang thầm lặng làm việc để góp phần dự báo thời tiết. Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ chuyên nghiên cứu bản đồ sét,… tất cả đang âm thầm lặng lẽ làm việc và cống hiến. Như vậy nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên Sa Pa vừa thể hiện được sự cống hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây. Với việc đặt nhan đề như vậy, phải chăng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của con người?
Nội dung văn bản : 'Lặng lẽ Sa Pa"
- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa các nhân vật, truyện còn có một chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết tạo nên sự thu hút cho người đọc,
- Truyện ca ngợi những con người lao động mới, suốt đời cống hiến cho đất nước một cách âm thầm lặng lẽ với hình tượng đẹp của anh thanh niên cùng các nhân vật phụ, tác giả muốn nói với người đọc " Trong cái im lặng của Sapa có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước".
Nói chung, Lặng lẽ Sapa là một truyện ngắn nhẹ nhàng nhưng thú vị và ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã thành công lớn trong cách xây dựng nhân vật, từng bước, từng bước để các nhân vật hiện hình lên ngày mỗi rõ nét với các đường nét độc đáo, gây được tình cảm sâu sắc với người đọc. Có thể xem đó là bài ca ca ngợi cuộc sống và tình người.
- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa các nhân vật, truyện còn có một chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết tạo nên sự thu hút cho người đọc,
- Truyện ca ngợi những con người lao động mới, suốt đời cống hiến cho đất nước một cách âm thầm lặng lẽ với hình tượng đẹp của anh thanh niên cùng các nhân vật phụ, tác giả muốn nói với người đọc " Trong cái im lặng của Sapa có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước".
Nói chung, Lặng lẽ Sapa là một truyện ngắn nhẹ nhàng nhưng thú vị và ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã thành công lớn trong cách xây dựng nhân vật, từng bước, từng bước để các nhân vật hiện hình lên ngày mỗi rõ nét với các đường nét độc đáo, gây được tình cảm sâu sắc với người đọc. Có thể xem đó là bài ca ca ngợi cuộc sống và tình người.
Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
● “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
● In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.
Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" được sáng tác trong hoàn cảnh sau:
- Năm 1970
- Thời kì miền Bắc trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
- Là kết quả của chuyến đi công tác lên Lào Cai của tác giả
- Được rút từ tập "Giữa trong xanh" in năm 1972