chỉ ra ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích từ"chiều hôm đó đến họ nội của tôi nói
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
chỉ ra và nêu tác dụng của thành ngữ hoặc biện pháp nói qúa được sử dụng trong những đoạn trích sau :
a) người ta nói trèo đẻo là kẻ cắp . kẻ cắp hôm nay gặp bà già ! nhưng từ đây , tôi lại quá trèo đẻo . ngày mùa , chúng thức suốt đêm . mới tờ mờ đất , nó đã cất tiếng gọi người : " chè cheo chép ... " chúng nó trị kẻ ác ...
b) nếu phải duyên nhau thì thắm lại
đừng xanh như lá bạc như vôi
c) rồi Đăn San múa khiên . một buốc nhảy , chàng vượt qua mấy đồi tranh . một bước lùi , vượt qua mấy đồi mía . tiếng gió khiên xít vù vù như giông bão , cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả... múa trên cao tiếng khiên kêu như tiếng nhạc rung ... chàng ném lao bên này , đỡ lao bên kia , tiến tới , thoái lui mũi lao như những vệt sao băng chớp sáng .
MÌNH ĐANG CẦN GẤP Ạ
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:đường đời đầu tiên- Tô Hoài)
a. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biẻu đạt nào?
b. Đoạn trích đươc kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể ấy?
c. Chỉ ra trạng ngữ sử dụng trong đoạn và cho biết trạng ngữ dùng để làm gì?
d. Chỉ ra cụm từ nào dùng mở rộng thành phần chủ ngữ trong câu: “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”.
Nêu nội dung của đoạn trích trên
2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...
- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hôp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh
Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3. Tìm các tính từ có trong câu văn sau:
Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
Câu 4. Theo em, thế nào là lòng nhân hậu?
Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày những bài học mà em đã rút ra cho bản thân.
Câu 1 :
Ngôi kể thứ nhất ( người kể xưng tôi )
Câu 3 :
Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
Câu 4 :
Lòng nhân hậu là tấm lòng yêu thương, luôn chia sẻ cảm thông với những người xung quanh. Người có tấm lòng nhân hậu luôn dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
Câu 5 :
Từ truyện này em rút ra được bài học : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trong tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy được người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!
1. Văn bản "Bức tranh của em gái tôi" được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.
2. Viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật "tôi" trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi". Trong đoạn văn có sử dụng 1 phó từ, 1 hình ảnh so sánh (gạch chân, chú thích).
Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. Tác dụng của ngôi kể là: Tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh. Giúp cho nhân vật tự soi xét tính cách, hành động của mình.
Câu 2:
Nhân vật anh trai của Kiều Phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Người anh luôn gọi Kiều Phương là Mèo vì mặt lúc nào cũng dính màu vẽ nhọ nhem như một chú mèo. Từ sự quan tâm đó đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em gái mình được trưng bày. Người anh thoạt đầu ngỡ ngàng rồi đến hối hận không nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương, người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phảng phất hình dáng của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.
cả làng im ắng. bà như chiếc bóng giở về. ít khi tôi thaaysbaf nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. dân làng bảo bà hiền như đất. nói cho đúng, bà hiền như cái bóng. nếu ai lành chanh lành chói bà rủ rỉ khuyên. bà nới nhiều bằng ca dao, tục ngữ. những chị mồm năm miệng mười, sau khi nghe bà khuyên chỉ còn mồm một miệng hai.
người ta bảo: "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". bà như thế thì chúng tôi hư sao được. u tôi như thế, chúng tôi không nỡ hư nỡ hỏng
xác định phương thức biểu đạt
đoạn trích sử dụng ngôi kể nào
nội dung của đoạn trích
- Phương thức biểu đạt : Tự sự
- Ngôi kể: Thứ nhất
- Nội dung: nói về người bà hiền hậu, chăm chỉ
Phương thức biểu đạt : tự sự
Ngôi kể : thứ nhất
Nội dung : Nói về người bà hiền lành ,tốt bụng của nhân vật tôi
Cho đoạn trích sau:
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ, đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ biết lớp, biết thầy để phải khỏi rụt rù trong cảnh lạ.
(Trích "Tôi đi học" của Thanh Tịnh)
1. Văn bản có chứa đoạn trích trên được kể theo ngôi kể thứ mấy và tác dụng của ngôi kể đó là gì?
2. Lập dàn ý và viết 1 đoạn văn (từ 10 - 12 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên. Gạch chân dưới 1 câu ghép được sử dụng trong đoạn văn.
Đoạn văn trên được trích trong văn bản : "Tôi đi học" của Thanh Tịnh. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn ta tâm trạng của "Tôi" và các bạn học sinh khác lần đâu đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cậu học trò chư cánh chim non đang mơ ước được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông và bao la bất tận ấy. Nhờ sử dụng phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay. Cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ta cảm nhận được tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý nhà trường, thầy cô và bạn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ là chứng minh sống cho điều đó.
( E tự gạch chân nhé! )
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Cho đoạn văn sau:
… “Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quyên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù….” (Ngữ văn 6 - tập hai)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản vừa xác định.
Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào? Tác dụng.
Câu 3: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng.
Câu 4: Viết đoạn văn (10 -12 câu) miêu tả nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng hai phó từ, một cụm danh từ, một cụm động từ. (Gạch chân dưới các phó từ, các cụm danh từ, cụm động từ đã sử dụng)
Câu 1:
- Trong văn bản buổi học cuối cùng.
- Tác giả An-phông-xơ Đô-đê.
- Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Thổ.
Câu 2:
Ngôi thứ nhất
Tác dụng Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.
Câu 3:
Sử dụng phép so sánh.
• làm cho lời văn thêm hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
• thể hiện rõ nét không khí của buổi học cuối cùng: lúc thì ồn ào, lúc thì lặng yên.
• thể hiện tâm trang lưu luyến, bịn rịn của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men.
Câu 4:( bạn tham khảo nha )
Trong văn bản buổi học cuối cùng nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là thầy Ha – men. Để tôn vinh buổi học Pháp văn cuối cùng, thầy Ha – men đã mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ mặc trong những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo và giảng bài vs giọng nói dịu dàng và truyền cảm hứng.Thầy ko trách mắng cậu bé Prăng khi cậu đến muộn hay ko thuộc bài, thầy để giành hết tâm huyết và sự kiên nhẫn của mình để gian buổi học cuối dù cho cảm giác đau buồn vì sắp phải rời khỏi ngôi trường đã gắn bó bao nhiêu năm qua, rời xa các em học sinh và vùng An – dát. Thầy đã chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh viết bằng chữ rông: Pháp , An – dát , …, thầy còn kiên nhẫn giảng giải như muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình , muốn đưa ngay một lúc những tri thức đấy vào đầu các em học sinh trước khi ra đi. Trong bài giảng của mk thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp-tiếng ns dân tộc , thầy cũng tự phê bình mk cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy ns đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn, thầy còn nhấn mạnh rằng : chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khoá chốn lao tù, giúp mỗi người tù"vượt ngục tinh thần" nuôi dưỡng lòng yêu nước. Khi buổi học kết thúc cũng là lúc con người kia xúc động mạnh, người tái nhợt nghẹn ngào, ko ns đc hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm" như chứng tỏ lòng yêu nước và sự cao quý của tiếng Pháp như nhắc nhở các em học sinh đừng bao giờ đánh mất tiếng Pháp và tình yêu đối vs đất nước Pháp.
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản "Buổi học cuối cùng". An-phông-xơ Đô-đê. Hoàn cảnh sáng tác là khi Đức xâm chiếm Pháp, dạy tiếng Đức ở ở các trường vùng An-dát và Lo-ren.
Câu 2: Kể theo ngôi thứ 1, giúp thể hiện được tình cảm, cảm xúc của nhân vật một chân thực.
Mình chỉ trả lời đc 2 câu này thôi
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản Buổi học cuối cùng. Của tác giả An- phông- xơ Đô- đê. Hoàn cảnh sáng tác là khi Đức xâm chiếm đất nước Pháp và bắt buộc các trường học ở An-dát vá Lo-ren phải dạy tiếng Đức.
Câu 2: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất nhằm thẻ hiện được tình cảm và cảm xúc của nhân vật.
Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh.Giúp bài văn tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
… Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?
2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.
3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.
1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.
2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)
3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà
- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)
- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)
- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)
- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.
- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)
- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)
→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)
- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Ta thường nói… ta cũng cam lòng”
C1: Nêu nội dung và ptbd của đoạn văn trên
C2: Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu thực hiện hành động nói nào?
C3: Chỉ ra những động từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng?
C4: Theo em, có thể thay từ “quên” (quên ăn) bằng các từ “không”, “chẳng”, “chưa” được không? Vì sao
C5: Hãy gọi tên và chỉ rõ 1 biện pháp nghệ thuật đã được học trong chương trình ngữ văn 8 được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu cách thức diễn đạt ở biện pháp nghệ thuật đã được gọi tên đó
C6: Trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay bằng 1 đoạn văn khoảng 12 câu