sai nhé các em
Phổ Nghi -.-
Vị tướng vĩ đại nhất thế giới được lịch sử nhân loại ghi nhận là ai? (Không tra Google)
hay là alexander
hả con yêu anusuya
Alexander đại đế chứ, nhầm =)))
quá chuẩn luôn
10 điểm
+ Sử dụng Quả địa cầu hay bản đồ thế giới xác định vị trí giới hạn các châu lục và đại dương trên thế giới.
+ Tìm hiểu châu Phi: điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây? Diện tích châu lục.
+ Các đường chí tuyến đi ngang qua những vĩ độ nào? Đường Xích Đạo đi qua phần nào của châu Phi.
+ Xác định các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ châu Phi.
+ Địa hình Châu Phi (độ cao tb, các bồn địa, sơn nguyên, sông, hồ, địa hình đường bờ biển)
+ Khoáng sản châu Phi.
ngạn ngữ mĩ có câu trong tất cả kì quan trên thế giới thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất hãy trình bày suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ trên
Tham khảo:
Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất có trên cuộc đời này. Như nhạc sĩ nào đó từng viết “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời”. Tình yêu của mẹ chính là hành trang vững chắc nhất để con bước vào đời, và để con vượt qua mọi khó khăn thử thách. Chẳng vì thế mà Bersot từng khẳng định rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.
Tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bạn có thể không có vàng bạc không có địa vị thế nhưng tình mẫu tử, tình yêu thương của mẹ thì bắt buộc bạn phải chắt chiu. Vũ trụ là một khái niệm vô cùng rộng lớn nó bao gồm tất cả những vùng biển, vùng đất vùng trời này cộng lại. Và trên cái vũ trụ bao la đó kì quan thế giới cũng có rất nhiều. Đó là những món quà vĩ đại mà tạo hóa đã dành trọn cho con người, nó in dấu ấn vĩ đại của thời gian, của mẹ tự nhiên. Thế nhưng có lẽ bằng ấy kì quan kì vĩ đó cũng không thể bằng trái tim của người mẹ. Chỉ thế thôi ta cũng đủ thấy sức mạnh vĩ đại lớn lao mà tình mẫu tử chất chứa rồi. Nó được ví như những kì quan thiêng liêng nhất trong tâm trí của mỗi người. Thật vậy, chẳng có đại dương nào mênh mông bằng lòng mẹ, cũng chẳng có kì quan nào đẹp tựa tình yêu mẹ dành cho con.
Từ thuở nằm nôi ta đã được sống trong tình yêu của mẹ. Công ơn sinh thành công ơn dưỡng dục như trời bể đó theo con đến suốt cả cuộc đời. KHông phải bỗng dưng ta được sinh ra trên đời, cũng chẳng phải vô tình mà ta lại có được ngày hôm nay. Nếu không có sự tần tảo, yêu thương, có dòng sữa mát lành của mẹ có lẽ vĩnh viễn chúng ta sẽ không thấy được ánh sáng của mặt trời, và sự dịu dàng của cơn gió. Không chỉ là lúc con còn bé, khi con lớn khôn thì ánh mắt mẹ vẫn dõi theo con cùng con vượt qua mọi giông tố của cuộc đời. Như nhà thơ nào đó đã từng viết:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Nếu có hành trình nào dài nhất trong cuộc nhân sinh thì có lẽ chính là hành trình trái tim người mẹ. Với mẹ đứa con mẹ sinh ra dù có lớn thế nào, dù có gây ra bao nhiêu lỗi lầm thì trong mắt mẹ nó vẫn đáng được bao dung, đáng được tha thứ. Vì nó cũng chỉ là đứa trẻ không chịu lớn trong tâm trí mẹ mà thôi. Cả cuộc đời giãi đày sương gió chỉ để đổi lấy cho con một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Có lẽ thành công lớn nhất trong cuộc đời của một bà mẹ chính là khoảnh khắc nhìn thấy con cười.
Thứ tình cảm mãnh liệt, thiêng liêng đó đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào bất tận cho văn học. Ta chợt nhớ đến chú bé Hồng trong truyện ngắn “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Tình thương của người mẹ chính là khát vọng mãnh liệt của chú bé Hồng, tình yêu đó đã khiến nó vượt qua mọi định kiến xã hội, qua mọi hủ tục hà khắc nhất. Nhìn thấy mẹ, sà vào lòng mẹ là lúc chú bé thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhất. Mọi ấm ức như vỡ òa, trực trào trong lòng Hồng. Thế nhưng cũng chính tình yêu đó đã khiến Hồng trở nên mạnh mẽ và vị tha hơn. Vì với em được về với mẹ sống bên mẹ là quá đủ rồi, nó xóa mờ hết tất cả mọi vết thương đang âm ỉ trong lòng em.
Có lẽ tình mẫu tử là điều mà mỗi con người chúng ta trân trọng và thiêng liêng nhất. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thiệt thòi, lớn lên không biết mặt mẹ không một ngày được cảm nhận thứ tình cảm thiêng liêng đó. Vì một lí do nào đó hoặc cũng có thể do hoàn cảnh đưa đẩy mà mẹ con phải chia lìa. Khuyết thiếu nó dù bạn có toàn vẹn thế nào cũng chưa bao giờ cảm thấy đủ.
Trong xã hội ngày nay, vậy mà còn có những người hắt hủi và không biết trân quý tình mẫu tử. Những người trẻ thì mải mê đàn đúm, chơi bời quên học hành làm cha mẹ phải phiền lòng, rồi đâu đó trong xã hội vẫn còn tình trạng con cái bỏ bê không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí còn đánh đập chửi rủa…. Con người rồi ai cũng phải già đó là một quy luật tất yếu của cuộc đời, dù bạn có muốn chống lại cũng chẳng được. Chỉ là chúng ra hãy sống làm sao cho trọn nghĩa vẹn tình, yêu thương báo hiếu bố mẹ cũng chính là cách để chúng ta răn đe và giáo dục con cái tốt nhất về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Ca dao tục ngữ xưa vẫn thường nhắc nhở:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Giá trị của câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị dẫu cho phải trải qua bao nhiêu năm đi chăng nữa. Bởi tình mẫu tử, chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất mà mỗi người có được. Bạn có thể đánh mất bất cứ thứ gì nhưng hãy giữ vẹn nguyên thứ tình cảm tuyệt vời này. Nó chính là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn tuyệt vọng trong cuộc đời.
- Sự hiện diện của 2 dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang đã có nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:
+ Tác động tích cực:
Cung cấp nguồn nước dồi dào cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.Cung cấp nguồn thủy sản phong phú.Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam) thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do 2 con sông gây nhiều khó khăn cho nhân dân đồng thời đặt ra nhu cầu phải tiến hành trị thủy (đào – đắp kênh/ mương; xây các công trình thủy lợi…).
Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực sông Trường Giang (Duơng Tử).
– Thuận lợi:
+ Phù sa của hai dòng sông này đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam rộng lớn, phì nhiều, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi đã phát triển từ sớm.
+ Giao thông đường thủy
+ Hệ thống tưới tiêu
+ Đánh bắt cá làm thức ăn
– Khó khăn: Tuy nhiên, lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân.
Hãy kể tên các Đại Dương trên Thế giới ? Đại Dương nào có diện tích và độ sâu lớn nhất thế giới? Đại Dương nào có diện tích và đọ sâu nhở nhất Thế giới?
Có 5 đại dương trên thế giới, trong đó Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu nhất, còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương
Tên các đại dương:
Đại Tây Dương,Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương
Diện tích lớn nhất và độ sâu lớn nhất là:Thái Bình Dương
Diện tích nhỏ nhất và độ sâu nông nhất là: Bắc Băng Dương
Có 5 đại dương trên thế giới :
Đại Tây Dương,Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương
Diện tích lớn nhất và độ sâu lớn nhất là:Thái Bình Dương
Diện tích nhỏ nhất và độ sâu nông nhất là: Bắc Băng Dương
Vì sao các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn đê biển của Hà Lan là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh?
Các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn đê biển của Hà Lan là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh, bởi vì sự khổng lồ của đê biển Hà lan, chiều dài 32km, rộng 90m, cao hơn 7m so với mực nước biển và trải qua hơn nửa thế kỉ, Hà Lan đã hoàn thành hệ thống 65 đê chắn sóng khổng lồ cùng với nhiều cửa van và đập nước di động.
Theo em đại dịch COVID- 19 tác động như thế nào đến nền phát triển kinh tế Thế Giới? Cho ví dụ thực tế tại địa phương em.
làm kinh tế suy giảm,nhiều người bị thất ngiệp
TK
Đại dịch COVID-19 đang càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp để hạn chế rủi ro của dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những năm tới.