Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
TA
30 tháng 7 2023 lúc 14:53

Tham khảo!

Ví dụ về sự vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hoặc thiếu văn hóa thường gặp trong giao tiếp qua mạng: Các bạn thanh thiếu niên cãi nhau, nói những lời thiếu văn hoá, khích bác, xúc phạm tới danh dự cá nhân của người khác.

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
DD
1 tháng 7 2023 lúc 21:32

Việc sử dụng điện thoại thông minh không đúng cách đã trở thành một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại. Mặc dù điện thoại thông minh mang lại nhiều tiện ích và giúp chúng ta kết nối với thế giới xung quanh, nhưng việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Một vấn đề phổ biến là sự lệ thuộc quá mức vào điện thoại thông minh. Nhiều người đã trở nên cuồng nhiệt với việc kiểm tra liên tục tin nhắn, thông báo và mạng xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn gây mất tập trung trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Thêm vào đó, việc sử dụng điện thoại thông minh trong khi lái xe đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng gây tai nạn giao thông. Nhiều người vẫn không nhận ra rằng việc nhìn vào màn hình điện thoại trong khi lái xe có thể gây mất tập trung và làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể gây căng thẳng cho mắt và gây ra vấn đề về giấc ngủ. Sử dụng điện thoại quá lâu cũng có thể dẫn đến tình trạng cổ tay bị viêm nhiễm và đau nhức.

Để sử dụng điện thoại thông minh một cách đúng cách, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp. Đầu tiên, hãy thiết lập giới hạn thời gian sử dụng điện thoại và tuân thủ nó. Hãy tắt thông báo không cần thiết và chỉ kiểm tra điện thoại trong khoảng thời gian nhất định. Thứ hai, hãy tránh sử dụng điện thoại trong khi lái xe hoặc trong các tình huống nguy hiểm. Cuối cùng, hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ mắt như giảm độ sáng màn hình và thường xuyên nghỉ ngơi.

Việc sử dụng điện thoại thông minh không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề. Chúng ta cần nhận thức và áp dụng các biện pháp để sử dụng điện thoại một cách hợp lý và có lợi cho cuộc sống hàng ngày.

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết
KB
5 tháng 10 2018 lúc 19:57

Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống. Nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành “thói” rất đáng chê trách.Đặc biệt là vấn đề học sinh THCS sử dụng điện thoại là 1 vấn đề đáng quan tâm .Thói ăn chơi đua đòi của học sinh THCS là cách sống của một số người bắc chước nhau, đua đòi nhau về cách sống, cách xài sang, thích chưng diện, chạy theo “mốt”. Có kẻ thì khoe sang, khoe giàu, ăn tiêu như phá.Sủ dụng điện thoại thông minh là ko cần thiết với học sinh THCS ,ở lúa tuổi này các bạn cần phải học ko nên chạy theo các tệ nạn xã hội .Và chính sử dụng đthoại thông minh mà các bạn biết thêm nhiều điều bổ ích cũng như ko bổ ích .học sinh THCS ko dùng đthoại thông minh thì sao lại gọi là thua kém lạc hậu ?Dùng đthoại thông minh thì gọi là ăn chơi đua đòi thì đúng , nó ko phù hợp với lứa tuổi của các bạn. Mà  nhân dân ta vốn cần cù, giản dị, tiết kiệm trong làm ăn, sinh sống. Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng tiêu cực, trái hẳn với nếp sống và đạo lí của nhân dân.Tóm lại , học sinh THCS ko sử dụng đthoại thông minh khong phải thua kém ,lạc hậu.

HỌC TỐT


 

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
BN
26 tháng 4 2023 lúc 22:06

Hiện nay, có thể nói điện thoại di động là vật bất ly thân của hầu hết các bạn học sinh. Bởi những công năng liên lạc, giải trí mà nó mang lại thật hữu ích, tiện lợi, nhanh chóng và thu hút.

Trong lúc thầy cô đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng tiếng chuông điện thoại vang lên: reng reng … Như một phản xạ tự nhiên thầy cô sẽ ngưng giảng, nhìn về phía phát ra âm thanh. Rõ ràng điều này đã làm gián đoạn mạch cảm xúc, tư duy của thầy cô giáo, làm bài giảng phải dừng lại và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp đang chăm chú theo dõi bài học. Kết luận của em: Việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm gián đoạn sự học của mọi người và làm đứt mạch giảng bài của thầy cô giáo. Khi bạn đang theo dõi bài học, thì giật mình vì điện thoại reo lên: reng reng … Bạn sẽ phải bắt máy, rồi xin phép thầy cô ra ngoài. Điều này vô tình làm bạn không theo kịp nhịp bài học, bởi sau khi bạn quay vào lớp thì thầy cô đã giảng sang phần khác rồ

Bình luận (0)
BN
26 tháng 4 2023 lúc 22:07

hơi dài nhá

Bình luận (0)
BA
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
DL
13 tháng 12 2020 lúc 22:04

hiện tượng trên là ko được

1. xét về học sinh sử dụng

- gây ảnh hưởng đến việc học tập

- có thể bị thầy cô giáo thu gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình

- mất uy tín của thầy cô, cha mẹ 

2xét về những người xung quanh

- ảnh hưởng đến viêc học tập của những người xung quanh

Bình luận (0)
HV
27 tháng 4 2021 lúc 20:19

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động ngày càng trở thành một công cụ liên lạc giải trí không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Đối với độ tuổi từ 25 trở lên, thậm chí nhỏ tuổi hơn có thể nói rằng trung bình mỗi người sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay đang là một vấn đề mà cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy của nó là không hề nhỏ.

Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà chỉ tập trung nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và lượng kiến thức đạt được. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả của tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.Gần đây, nhiều em còn có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh “dìm” ở tư thế hớ hênh, khó coi của bạn rồi phát tán lên mạng xã hội. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi trên mạng xã hội. Nhiều em buổi tối ngồi học nhưng 3/4 thời gian tập trung để lướt trên điện thoại di động, nhiều em còn thẳng thắn thừa nhận rằng: không có điện thoại để lướt thì không thể tập trung học hành.
Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử dụng điện thoại có thể gây nghiện trong học sinh, nhiều học sinh mải mê dùng điện thoại lên facebook mà quên nhiệm vụ học hành, nhiều bạn học sinh lại thức đêm xơ xác đi không phải vì học hành mà để chơi game trên điện thoại, nhiều bạn lại nghiện nhắn tin chat chit yêu đương mà vướng vào việc yêu sớm… Bên cạnh đó, điện thoại là phương tiện đưa các em học sinh đến với những clip nóng, đồi trụy, bạo lực.
kết bài: khuyên + liên hệ ok

Bình luận (0)
MO
Xem chi tiết
HN
12 tháng 7 2021 lúc 14:29

Sự phát triển của công nghệ kĩ thuật đem đến cho con người rất nhiều điều bổ ích. Và điện thoại di động chính là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với bất cứ ai. Tuy nhiên, việc những bạn học sinh lạm dung điện thoại quá nhiều, hay sử dụng điện thoại sai mục đích mang đến cho bố mẹ, thầy cô nhiều điều trăn trở.

Điện thoại di động là một trong những tiến bộ kĩ thuật vượt bậc mà nhân loại ta được thừa hưởng. Hầu như hiện nay, mỗi người đều có tối thiểu một chiếc điện thoại để phục vụ mục đích liên lạc cá nhân và trao đổi công việc. Ngoài những chiếc điện thoại “củ gạch” với chức năng nghe gọi, hiện còn có nhiều hãng điện thoại với chức năng cao như quay phim, chụp ảnh, kết nối internet…. Giá của mỗi chiếc điện thoại này cũng vô cùng rẻ chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Vì thế, dù gia đình có điều kiện hay không thì cũng cố sắm cho con cái họ một chiếc điện thoại thông minh. Thế nhưng bên cạnh những điều tích cực nó mang lại cho con người vẫn còn đó rất nhiều hệ lụy.

Nếu được hỏi dùng điện thoại để làm gì? Thì các em sẽ chẳng nghĩ ngợi mà trả lời để phục vụ học tập, liên lạc với thầy cô, bạn bè, bố mẹ. Thế nhưng thực tế thì lại không như thế. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đang ngày càng “hủy hoại” con người. Mỗi ngày các em có 8 giờ học trên lớp thế nhưng thay vì tiếp thu bài học của thầy cô các bạn học sinh lại dùng nó để giải trí. Việc không tập trung vào bài học dẫn đến các em sẽ bị hổng kiến thức. Chưa kể việc phải dừng lại nhắc nhở học trò phải tắt điện thoại cũng khiến các thầy cô bị cắt mạch cảm xúc, các bạn phân tán sự chú ý. Nhiều trường hợp học trò còn vô tư dùng điện thoại để xem phim, lên mạng xã hội thỏa sức “chém gió” với bạn bè khắp nơi. Điện thoại thông minh với chức năng chụp ảnh quay phim còn khiến các em cho ra đời nhiều bức ảnh tục tĩu, hở hang làm trò câu view, câu like gây nên nhiều hậu quả nặng nề, bóng ma tâm lí cho các bạn thậm chí còn không muốn đến trường vì xấu hổ….

Việc dùng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh những tích cực nó mang đến thì còn đó là những hậu quả nặng nề khiến cho xã hội phải nhức nhối. Những chiếc điện thoại thông minh thường được kết nối internet, nên các em học sinh thay vì nhiệm vụ học hành sẽ dùng thời gian để lên mạng chat chit tình cảm, chơi game online thậm chí là truy cập các hình ảnh bạo lực đồi trụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa học đường.

Vậy phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Hiện nay, nhà trường cũng đưa ra một số biện pháp răn đe như cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Tuy nhiên thực tế đây là việc vô cùng khó khăn. Thay vì cấm đoán nhà trường thầy cô nên tìm cách để hướng dẫn các em cách sử dụng điện thoại di động sao đúng và hợp lí nhất. Tuyệt đối không dùng với mục đích nhạo báng và xúc phạm nhau bằng những clip nóng, những hình ảnh bạo lực đồi trụy…. Bản thân của các em học sinh cũng cần phải ý thức được việc học tập là quan trọng với mình, sử dụng điện thoại với mục đích phục vụ học tập là chính. Đối với các phụ huynh cần quy định số tuổi để con dùng điện thoại, kiểm soát thời gian cũng như hành vi của con cái khi dùng điện thoại để kịp thời ngăn chặn những hành động đi quá xa.

Điện thoại di động là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà nó còn có khả năng kết nối người với người. Thế nhưng làm cách nào để nó không sai mục đích và ảnh hưởng đế thế hệ trẻ là điều vô cùng nan giải. Vì vậy nó cần nhà trường cùng các bậc phụ huynh phải có biện pháp cứng rắn ngăn chặn hành vi sử dụng điện thoại quá sớm ở học sinh. Bởi có như thế mới có thể giúp các em thực hiện tốt vai trò và sự phát triển tự nhiên của mình

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
14 tháng 11 2023 lúc 21:05

 Dạ em cần gấp, ai biết chỉ em với 

Bình luận (0)