Đề:Chuyển thể bài thơ Ánh Trăng thành câu chuyện theo lời kể của tác giả (ngôi thứ nhất)
Dựa vào văn bản "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, hãy kể theo ngôi thứ nhất thành một câu chuyện
Làng tôi là một làng quê nhỏ cách biển không xa . Bao đời nay , dân làng tôi làm nghề đánh cá và cµy ruộng .
Thuë lên tám , lên chín tuổi , chiều chiều tôi thường cùng đám bạn chăn dong trâu ra đồng ra bãi .Trong lúc lũ trâu thong dong gặm cỏ thì bọn trẻ tụi tôi nghĩ ra bao nhiêu là trò chơi vui . Chúng tôi thường mải mê chơi đến nỗi trời tối lúc nào không biết . Ngước lên nhìn vầng trăng cong vút như cặp sừng trâu đã lấp loa sau rặng tre làng .
Mùa hè trôi đi rất nhanh . Trên đầm , sen đã tàn gần hết . Đám trẻ chúng tôi bắt đầu bàn về chuyện đón tết trung thu . Chúng tôi không quên bảo bà hoặc bảo mẹ khi nào đi chợ thì mua cho chiếc đèn ông sao thật lớn .
Đêm rằm tháng tám , trăng tròn vành vạnh trên bầu trời chi chít sao . Ánh trăng vằng vặc soi khắp nẻo đường quê rộn rã tiếng trẻ con rước đèn đón trăng . Tuổi thơ tôi gắn bó với trăng . Trăng dịu dàng tỏa sáng trên những cánh đồng lúa bát ngát , trăng chiếu lấp lánh trên sông , trăng dập dờn theo sóng trên biển . Trăng đã trở thành người bạn thân thiết và tình nghĩa trong cuộc sống của chúng tôi .
Lớn lên , tôi cùng bạn bè rời làng quê yêu dấu để lên đường vào miền Nam đánh Mĩ . Những ngày tháng gian khổ ở rừng , vầng trăng đã thành người bạn tri kỉ , làm vơi đi những mất mát đau thương , đem lại cho chúng tôi niềm hứng khởi trước vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên mà không một thứ bom đạn nào có thể tàn phá nổi .
Chiến tranh đã đi qua , miền Nam đã được giải phóng , đất nước thống nhất thành một dải từ Bắc vào Nam. Cả đất nước bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới , cuộc sống trong hòa bình . Những người lính chúng tôi bước vào một giai đoạn mới . Tạm biệt chiến khu với những cánh rừng bát ngát một mầu xanh , chúng tôi vào thành phố . Biết bao là bỡ ngỡ lạ lùng trước nhịp sống sôi động , trước những dãy nhà cao tầng san sát nhau , trước những con đường nhộn nhịp đông vui . Ngày tháng trôi qua dần , tôi cũng quen với cuộc sống hiện đại nơi đây . Đêm đêm , cả thành phố sáng rực ánh đèn , lấp lánh cửa gương . Theo quy luật của thiên nhiên , vầng trăng vẫn hiện lên đều đều giữa không trung , như mọi người và cả đám trẻ con ngày nào . Bây giờ chúng tôi nhìn trăng với ánh mắt xa xôi như nhìn một người khách lạ , hay chỉ như nhìn một người dưng đi qua đường .
Một lần , tôi cùng cả nhà đang ngồi xem Ti vi thì cả thành phố bị cúp điện . Căn phòng bỗng nhiên tối om , ngột ngạt . Tôi vội bật tung cánh cửa sổ cho thoáng và sững người trước vầng trăng tròn đầy đang lặng lẽ tỏa ánh sáng huyền ảo lên mặt đất . Tôi mừng như gặp lại người bạn thân sau bao ngày xa cách . Đối diện với trăng , trong lòng tôi đột ngột dâng lên một cảm giác rưng rưng , khó tả . Tất cả kỉ niệm vui buồn của ngày xưa chợt hiện lên trong tâm trí tôi . Tôi lặng đi , chìm đắm trong hồi tưởng về một thời chưa xa . Những cánh đồng bát ngát lúa , những dòng sông , những cánh rừng , biển cả , làng mạc , thôn xóm …nơi tôi và đồng đội đã từng sống và chiến đấu . Có bao nhiêu người đã ngã xuống ở tuổi thanh xuân để đất nước , để dân tộc được tự do độc lập ? Vậy mà không ít người , trong đó có tôi đã vội quên đi …
Tôi miên man suy nghĩ và tự trách mình . Chúng ta không thể viện lí do này , lí do nọ để đổ lỗi cho cuộc sống bon chen hối hả hiện tại để quên đi quá khứ gian khổ , nhọc nhằn mà oanh liệt của đất nước và dân tộc . Trên cao kia , vầng trăng vẫn ngời ngợi tỏa sáng mặc cho những kẻ vô tình . Vầng trăng vẫn cứ im lặng giống như một lời trách móc , một lời nhắc nhở nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của người bạn thủy chung tình nghĩa .
Qua câu chuyện nhỏ về vầng trăng , tôi muốn gửi tới các bạn lời nhắc nhở chân tình về lẽ sống thủy chung ân nghĩa . Và tôi mong tất cả cá bạn : Hãy trân trọng tất cả những gì mình đang có vì đó là thành quả của bao nhiêu gian khó nhọc nhằn , bao hi sinh xương máu của những người đã vĩnh viễn ra đi . Bạn phải giữ thật chặt những điều ấy để không phải ân hận như tôi trong câu chuyện với văng trăng tri kỉ của mình .
Kể lại nội dung bài thơ Lượm của Tố Hữu thành một câu chuyện theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
Bài làm
Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân quyết hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do chúng ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Không khí những ngày đó thật sôi sục. Người dân xứ Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ quê hương.
Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: "Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy?". Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cháu cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.
Ồ! Lượm! Đứa cháu bé bỏng của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như một anh bộ đội thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:
- Cháu làm liên lạc. Ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm việc... Vui lắm chú à!
Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ứng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, đứng nghiêm chào tôi: "Thôi, chào đồng chí!" kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì Lượm đã trở thành đồng đội của tôi, một đồng đội tí hon.
Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao tận tay người chỉ huy trận đánh lệnh của cấp trên. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...
Mỗi khi nghĩ đến Lượm, trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hòa ánh nắng.
Kể lại nội dung bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ thành một câu chuyện theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
Bài làm
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao – Bắc – Lạng (còn) gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vậy căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô,... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường để giành thắng lợi.
Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại nơi chú quân. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Riêng Bác không ngủ. Nồi người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng chán rộng.
Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác – người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm tỏa khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ, không khác gì người mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.
Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng in bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ. Tình thương của Bác đã sưởi ấm chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:
- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?
Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:
- Chú cứ việc ngủ ngon, để lấy sức ngày mai đánh giặc!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt vào mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi. Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khỏe để chỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?
Thời gian vẫn âm thầm trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt tríu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi đành lên tiếng:
- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khỏe ạ!
Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:
- Cháu đừng bận tâm! Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, đoàn dân công ngủ ngoài rừng, tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.
Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đpẹ đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.
Em hãy kể lại bài thơ '' Đồng Chí '' của nhà thơ Chính Hữu Thành một câu chuyện theo lời của tác giả. Mọi người giúp với đang cần gấp ạ
em hãy kể lại bài thơ đồng chí của nhà thơ chính hữu thành 1 câu chuyện theo lời tác giả
k mạng nha (: cứu với sắp thi cuối kì r
Z tui tra mạng rồi bạn tham khảo mà tự làm nhê :v
Tham Khảo :)
https://download.vn/dong-vai-nguoi-linh-ke-lai-bai-tho-dong-chi-cua-chinh-huu-41682
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Mỗi lần đọc lại câu thơ ấy của Tố Hữu, trong tôi lại ùa về biết bao kỉ niệm của những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng. Tôi nhớ những ngày hành quân ra trận, nhớ những hôm liên hoan cùng bà con đồng bào. Nhưng có lẽ, để lại dấu ấn rõ nét hơn cả là những người đồng đội đã cùng tôi kề vai sát cánh.
Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng nhiều người khác hăm hở lên đường đi đánh giặc. Vốn xuất thân là nông dân, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, trong đơn vị cũng có khá nhiều người có xuất thân và hoàn cảnh giống tôi, chúng tôi nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết. Điều đầu tiên chúng tôi trao đổi là về miền quê của mỗi người. Quê hương anh là một vùng chiêm trũng ven biển khó cấy cày làm ăn, còn quê tôi cũng chẳng khá hơn gì, là vùng trung du miền núi “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Phải chăng cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khó đã giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn? Giữa bọn tôi tồn tại một sợi dây cảm thông kì lạ mặc dù chỉ vừa mới quen biết. Hơn nữa, ngoài có chung hoàn cảnh xuất thân, chúng tôi còn chung cả lí tưởng và mục đích chiến đấu. Những người nông dân vốn xưa nay chỉ quen tay cấy tay cày bỗng giờ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ ruộng nương nhà cửa, những người thân yêu và miền quê yêu dấu. Nói chúng tôi ra đi mà không lưu luyến là nói dối, nhưng vận nước đang lâm nguy, chẳng một ai có thể ngồi yên chờ đợi. Tôi cùng đồng đội đành phải gác lại tất cả, quyết chí hy sinh vì Tổ quốc.
Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh. Ai trải qua rồi mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi nó như thế nào. Thực tế, số đồng đội tôi chết vì sốt rét còn nhiều hơn cả hy sinh ngoài trận mạc. Khi ấy, có một chiếc chăn đơn mà tận hai người đắp chung. Thế nhưng, chính cái thiếu thốn, gian khổ: “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” ấy đã khiến chúng tôi dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Cuộc kháng chiến những ngày đầu vô cùng khó khăn vì phải chờ sự viện trợ từ quốc tế. Những ngày thiếu thốn quân trang quân bị, nhìn cái áo rách vai, cái quần có vài mảnh vá, chúng tôi chỉ biết cười, nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn. Có cả những hôm hành quân trong rừng mà chân không giày, cộng với cái rét cắt da cắt thịt làm cho cuộc hành quân trở nên gian nan gấp bội phần.
Bên cạnh những khó khăn, gian khổ thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. Những hôm phục kích chờ giặc, bên cạnh đồng đội, tôi còn có vầng trăng trên cao làm bạn. Ngắm nhìn ánh trăng chiếu rọi khắp nhân gian, khu rừng không còn âm u, vắng lặng mà mang nét thơ mộng, trữ tình hiếm có. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần. Có lúc trăng như đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, tâm hồn người chiến sĩ bỗng chốc biến thành thi sĩ.
Cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người nhưng mỗi lần nhớ lại những năm tháng ấy, trong tôi dâng lên một niềm xúc động khó tả. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn chính là sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến.
Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau sự việc xảy ra với Dế Choắt là gì? Theo em, việc tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất có tác dụng thế nào trong việc thể hiện bài học ấy?
- Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là: không nên hung hăng bậy bạ, hành động thiếu suy nghĩ.
- Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.
Mình có một nick Roblox. 123ho22 lv2550 có dalck back nhưng mà của em mình .😚mk là mình là con ác quỷ ff .
4. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau sự việc xảy ra với Dế Choắt là gì? Theo em, việc tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất có tác dụng thế nào trong việc thể hiện bài học ấy?
Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau cái chết của Dế Choắt đó là thói ngông cuồng của mình, trêu đùa, khinh thường người khác, thoả mãn niềm vui cho mình đã gây ra hậu quả khôn lường, phải ân hận suốt đời.
Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.
Viết lại bài thơ Ánh Trăng mang giáo giấc một câu chuyện nhỏ em hãy kể lại câu chuyện ấy bằng lời văn của em.
hãy kể lại câu chuyện trong bài thơ (ngày khai trường) theo ngôi thứ nhất
kể lại nội dung bài thơ lượm thành 1 câu chuyện theo ngôi kể thứ 1
Đoạn cuối Lượm hy sinh òi thì sao mà kể đc hết câu chuyện