Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
18 tháng 8 2017 lúc 5:07

- Là cuộc đấu tranh gay gắt: tình huống xung đột có tính thời sự nóng bỏng trong thực tiễn cuộc sống

- Các quan niệm, cách làm mới táo bạo trong giai đoạn đầu sẽ vấp phải nhiều cản trở

- Cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, cuối cùng phần thắng thuộc về cái mới, cái tiến bộ

   + Cách nghĩ, cách làm của Hoàng Việt, Lê Sơn… phù hợp với xu thế, nhu cầu thời đại, thực tiễn, thúc đẩy sự đi lên của xã hội, họ được sự ủng hộ của đông đảo công nhân trong xí nghiệp

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 5 2017 lúc 5:01

* Dàn bài

1. Mở bài

- Giới thiệu Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) và bút pháp sắc sảo nhạy bén đề cập hàng loạt vẫn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ XX.

- Đoạn trích là cảnh ba phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.

2. Thân bài

- Hoàng Việt giám đốc và Nguyễn Chính phó giám đốc là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phái mới và cũ.

- Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất theo đúng kế hoạch “cấp trên”, tuyển công nhân phải thì theo chỉ tiêu biên chế; còn bà trưởng phòng tài vụ cho biết “không có quỹ lương cho thợ hợp đồng”, mọi mua sắm nguyên liệu, vật tư “phải làm đúng những quy định”.

- Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố chủ động đặt ra trong kế hoạch, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lần, lương mỗi công nhân sẽ tăng lên bốn lần. Dừng việc xây nhà khách để trả lương cho công nhân trong hai tháng sau đó sẽ hoàn lại. Muốn tăng sản xuất thì phải đầu tư, trước tiên là con người để chấm dứt tình trạng vô lí, bất công. Những chức vụ vô tích sự như quản đốc Trương sẽ được bố trí làm việc khác. Ai làm được nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền. Muốn phát triển sản xuất thì cần mua thêm nguyên, vật liệu...

- Phái bảo thủ Nguyễn Chính chống trả quyết liệt, có khi lại lên cao giọng đạo đức ân tình.

- Quan điểm của Hoàng Việt mới mẻ, tiến bộ.

- Qua đó, ta thấy tư tưởng bảo thủ và cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tưởng đổi mới giáng những đòn mạnh mẽ quyết liệt nhưng thế lực bảo thủ đâu đã chịu đầu hàng. Nguyễn Chính một kẻ vô cùng xảo quyệt vả lại sau lưng hắn còn có những thế lực như Trần Khắc, ban thanh tra bộ.

- Cái “tôi” mà Hoàng Việt nêu lên là một tư tưởng lớn: Chúng ta hăng say lao động, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước.

3. Kết bài

- Tôi và chúng ta là đổi mới. Hơn hai mươi năm sau, trước sự đổi mới tốt đẹp của đất nước, ta càng thấy rõ vở kịch của Lưu Quang Vũ là vở kịch hay và sâu sắc.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
2 tháng 3 2017 lúc 8:51

- Sau một năm về làm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng việt đã quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những lối mòn, các nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Những ý kiến của Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp không được sự đồng thuận và chia sẻ của những con người bảo thủ đang là cộng sự của mình. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở lên hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, người xem.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
9 tháng 7 2017 lúc 12:04

Đáp án:

- Đúng

- Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người.

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
TN
27 tháng 4 2017 lúc 17:57

1:

Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người có tư tưởng tiến bộ, muốn thay đổi mạnh mẻ phương thức quản lí, tổ chức và lề lối hoạt động sản xuất với những kẻ bảo thủ, xu nịnh, mượn danh bảo vệ truyền thống ở xí nghiệp Thắng Lợi.

Trong giai đoạn khó khăn của đất nước, để phát triển sản xuất cần phải thay đổi các nguyên tắc, quy chế, các phương thức sản xuất cũ, lạc hậu, tức là cần phải thay đổi tư duy. Đổi mới trỏ thành yêu cầu có tính tất yếu trong thơi kì này của đất nước. Cuộc đấu tranh giữa hai phái cũ và mới thật gay gắt nhưng chiến thắng sẽ thuộc về những con người mơi.

Ở hai cảnh trước, Lưu Quang Vũ đã hé mở tình huống mâu thuẫn, tính cách của nhân vật chính. Đến cảnh ha này là cuộc đối đầu gay gắt công khai đầu liên giữa hai tuyên nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.

Bình luận (0)
TN
27 tháng 4 2017 lúc 17:58

2:

Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Tôi và chúng ta là mâu thuẫn giữa suy nghĩ và cách làm ăn mới vơi suy nghĩ và cách làm ăn cũ kĩ, lỗi thời. Đây là một vấn đề đã diễn ra ơ mọi nơi, mọi lúc, nó có ý nghĩa lớn lao. Không thể cứ khư khư giữ lấy các nguyên tắc, cơ chế cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển; không chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc; có như thê mơi kích thích được lòng nhiệt tinh, sự đóng góp công sức của mọi người vào sự nghiệp chung. Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái "chúng ta" được tạo thành từ những cái "tôi" cụ thể. Vì thế, cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người. Đặt trong tình hình đất nươc ta những năm bấy giờ, vỡ kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, cấp thiết xuất phát từ thực tế cuộc sống, xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.

Bình luận (0)
TN
27 tháng 4 2017 lúc 18:01

3;

- Tinh trạng ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp Tháng Lợi đã đến lúc giải quyết băng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp, qyền Giám đốc Hoàng Việt (mơi nhận chức vụ này hơn một năm) quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mơi. Như vậy có nghĩa là anh (cùng vơi kĩ sư Lê Sơn) đã công khai "tuyên chiến" với cơ chế quản lí, phương thức tổ chức đã trở nên lỗi thời. Những lơi công bô" của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngơ vơi nhiều ngươi và bị Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đồc phân xương Trương phản ứng gay gắt.

+ Ban đầu, Hoàng Việt tuyên bố đỏ án làm ăn mới. Phải bảo thủ im lặng rồi phản ứng khá dè dặt. Thực chất là họ đang tìm kẽ hở để tấn công. Người phản ứng đầu tiên là Phó giám đốc Nguyễn Chính, anh ta đã dựa vào uy lực của cấp trên để phản bác đề án mới.

+ Khi lí lẽ của Nguyễn Chính bị Hoàng Việt dễ dàng bẻ gày thì đến lượt phản ứng của trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương. Bà la không chỉ phản ứng bằng lí lẽ của một người nắm chắc nguyên tắc tài chính - kê toán mà còn phản ứng bằng hành động: không chịu cấp tiền tu sửa máy móc. Lúc này Hoàng Việt phải dùng đến uy quyền của mình dể giải quyết vấn đề. Lí lẻ của Hoàng Việt đưa ra là đời sống công nhân.

+ Lần thứ ba, Hoàng Việt chủ động tấn công. Anh tuyên bố bãi bỏ chức vụ quản đốc. Lí lẽ đưa ra cũng rất thoả đáng khiến cho Quản đốc phân xương Trương phải lắp bắp, ấp úng, không thể làm gì khác.

+ Nếu ba lần trước, cuộc đấu tranh chủ yếu là vấn đề quan hệ công việc thì lần thứ tư không chỉ liên quan đến công việc mà còn liên quan đến con người, đến chức vụ. Lí lẽ của Nguyền Chính cũng rất quyết liệt khi dựa trên những giá trị bền vừng, cái cơ chế một thơi từng phát huy tác dụng. Nhưng Hoàng Việt không mất bình tĩnh, anh dã thắng bằng lí lẽ: cái hôm qua là tích cực thì hôm nay dã trở nên lỗi thời.

+ Đòn phản công cuối cùng tương dối sắc bén của Nguyền Chính là căn cứ vào nghị quyết của Đảng. Nhưng Hoàng Việt lại thắng khi vận dụng một chi tiết quan trọng trong nghị quyết của Đảng "đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân". Những xung dột gay gắt trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ.

- Cái mới thắng lợi nhưng chúng ta cũng nhận thức rõ tính tích cực của cuộc đấu tranh này: cái cũ là sự cản trở nhưng dồng thời cũng là động lực cho cái mới phát triển và khẳng định. Cuộc đấu tranh giừa cái mới và cái cũ càng gay gắt bao nhiêu thì thắng lợi của cái mới càng có ý nghĩa bấy nhiêu.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
27 tháng 10 2017 lúc 2:15

Mâu thuẫn cơ bản trong truyện tôi và chúng ta thể hiện: mâu thuẫn giữa cái cũ vốn có lạc hậu, lỗi thời với cái mới hiệu quả, thiết thực

- Không thể tạo ra hiệu quả bằng thứ chủ nghĩa tập trung, vì cái chung (chúng ta) được tạo lập từ những cái tôi cụ thể

- Cuộc sống, nguồn lợi mỗi cá nhân cần được chú trọng, quan tâm một cách thiết thực

- Không thể giữ quy chế, nguyên tắc cũ đã lỗi thời, lạc hậu, mà cần thay đổi phương thức tổ chức để thúc đẩy sản xuất

- Vấn đề cấp thiết vở kịch đặt ra lúc bấy giờ có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, trực tiếp ảnh hưởng, thay đổi tới sự đổi mới đi lên của đất nước

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 6 2019 lúc 4:42

1. Mở đoạn

- Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lí lề lối hoạt động của xí nghiệp Thắng Lợi nói riêng và các xí nghiệp khác nói chung của đất nước ta những năm đầu thập niên 80 của thể kỉ XX.

2. Thân đoạn

- Vấn đề vở kịch Tôi và chúng ta đặt ra là: Không thể cứ khư khư giữ lấy nguyên tắc cơ chế đã trở thành cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí thúc đẩy sản xuất phát triển đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc.

- Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái ”chung” được tạo thành từ những cái “tôi” cụ thể. Vì thế cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người.

3. Kết đoạn

- Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh tình hình đất nước ta những năm lúc bấy giờ có ý nghĩa thực tiễn thật lớn lao. Nó là vấn đề cấp thiết từ đời sống thực tiễn, thực tế xã hội có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển chung của đất nước.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 2 2019 lúc 12:31

1. Mở bài

- Cảnh ba trong vở kịch Tôi và chúng ta là đoạn trích để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về tình huống kịch và những mâu thuẫn gay gắt giữa hai tuyến nhân vật: Tiên tiến dám nghĩ, dám làm với những người dập khuôn máy móc.

2. Thân bài

- Tình trạng ngừng trệ sản xuất của xí nghiệp Thắng Lợi đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới.

- Anh đã công khai tuyên chiến với cơ chế quản lí lỗi thời. Những lời công bố của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người và bị phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương phản ứng gay gắt.

   + Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, trưởng phòng tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương.

   + Phản ứng của quản đốc phân xưởng Trương liên quan đến hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt khẳng định không cần chức vụ này.

   + Phản ứng ngày một gay gắt của phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên và nguyên tắc vào nghị quyết Đảng uỷ của xí nghiệp.

3. Kết bài

- Với tình huống kịch và những mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến dán nghĩ, dám làm và những người bảo thủ máy móc đã chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất cần phải có những thay đổi mạnh mẽ và đồng bộ.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 5 2019 lúc 14:23

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)